Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X

12/01/2011 10:31

Sáng 12/1, tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về các văn kiện Đại hội XI của Đảng.

Sáng 12/1, tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa X về các văn kiện Đại hội XI của Đảng.

Toàn văn Báo cáo như sau:

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạovà sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diệncông cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại.


Thưa Đoàn Chủ tịch,


Thưa các vị khách quý,

Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội,


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được tổ chức vào lúc toàn Đảng,toàn dân ta kết thúc thắng lợi 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, 10 nămthực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, 20 năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(1991-2011) và 25 năm đổi mới.


Đại hội có nhiệm vụ bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), quyết định Chiến lượcphát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyếtĐại hội X và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng, của đất nước trong 5năm tới.


Chủ đề của Đại hội là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạonền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại. Ban Chấp hành Trung ương xin trình Đại hội các văn kiện: Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, pháttriển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; Báo cáo chínhtrị; Báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và Báo cáo kiểmđiểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.


Trong quá trình chuẩn bị Đại hội, các dự thảo văn kiện Đại hội đã được thảoluận, góp ý tại đại hội đảng bộ các cấp, được công bố rộng rãi để lấy ý kiếncác đại biểu Quốc hội, các thành viên, hội viên của Mặt trận Tổ quốc, các đoànthể nhân dân, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhân sĩ, trí thức, đông đảocác tầng lớp nhân dân trong nước, đồng bào ta định cư ở nước ngoài và đã nhậnđược rất nhiều ý kiến đóng góp quý báu, đầy tâm huyết, thể hiện tinh thần tráchnhiệm cao với Đảng, với đất nước, mong muốn Đảng ta ngày càng vững mạnh, đấtnước ta ngày càng phát triển. Ban Chấp hành Trung ương đã tiếp thu tối đa nhữngý kiến hợp lý, xác đáng để bổ sung, hoàn chỉnh làm cho các văn kiện trình Đạihội thật sự là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời để chỉ đạotrong hoạt động thực tiễn.


Từ diễn đàn trọng thể này, Đại hội chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh và chânthành cảm ơn sự đóng góp quý báu của đồng chí, đồng bào!


Thưa các đồng chí,


Sau đây, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tôi xin trình bày nhữngnội dung chủ yếu trong các văn kiện trình Đại hội.


I. Đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội X của Đảng, nhìn lại 10 năm thựchiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, 20 năm thực hiện cươnglĩnh năm 1991.


Năm năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, bên cạnh những thuận lợido tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế đem lại, đất nước ta cũng gặp nhiềukhó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế; thiên tai, dịchbệnh, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tác động của cuộckhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; các hoạt động chống phá,kích động bạo loạn, "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch.Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn,thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mụctiêu, nhiệm vụ Đại hội X đề ra.


Nổi bật là: Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản giữ vững ổnđịnh kinh tế vĩ mô, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, các ngành đều có bướcphát triển, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên; giáo dục và đào tạo, khoahọc và công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ; bảo vệ tài nguyên,môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện;chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hộinhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao;phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố;xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực, hiệu quảhoạt động được nâng lên; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạtmột số kết quả tích cực. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh" đạt được một số kết quả bước đầu. Đa số cán bộ, đảng viênvà nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới vàtriển vọng phát triển của đất nước.


Tuy nhiên, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội X đề ra chưa đạt được. Kinh tếphát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm; các cânđối vĩ mô chưa thật vững chắc; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý. Những hạnchế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa,xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãngphí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống... chưa được ngănchặn, đẩy lùi. Thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫnlà những điểm yếu cản trở sự phát triển. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sứcmạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Một số mặt công tác xâydựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng caochất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biếnchậm. Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị-xã hội.


Những hạn chế, yếu kém nói trên có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là donguyên nhân chủ quan: Cô ng tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhìnchung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức trên một số vấn đề cụ thể củacông cuộc đổi mới còn hạn chế, thiếu thống nhất. Năng lực, phẩm chất của một bộphận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế. Công tác dự báo trongnhiều lĩnh vực còn yếu. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành củaNhà nước trên một số lĩnh vực và một số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết,dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu.


Thưa các đồng chí,


Tuy còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhưng kết quả đạt được trong 5 năm thực hiệnNghị quyết Đại hội X đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 và Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong 20 năm qua.


Mười năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là giai đoạnđất nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, tháchthức, nhất là tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế khuvực và toàn cầu, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đạtđược những thành tựu to lớn, rất quan trọng, nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiếnlược 2001-2010 đã được thực hiện. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bìnhquân 7,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Tổng sản phẩm trong nước(GDP) năm 2010 theo giá thực tế gấp 3,4 lần so với năm 2000; thu ngân sách, kimngạch xuất khẩu tăng gấp 5 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người năm2010 đạt 1.168 USD. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trênnhiều mặt, chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Côngtác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.


Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn,có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới,ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệthống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữvững, vị thế và uy tín của Việt Namtrên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lênrất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo conđường xã hội chủ nghĩa.


Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, có thể rút ramột số kinh nghiệm:


Một là: Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đườnglối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với bước đi thích hợp. Tích cực, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tựchủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Mở rộng, phát huy dânchủ phải gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

Hai là: Phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triểnbền vững. Tăng cường huy động phải gắn với sử dụng có hiệu quả các nguồn lựctrong và ngoài nước. Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng thời với xây dựng,hoàn thiện quan hệ sản xuất, củng cố và tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa.


Ba là: Phải coi trọng kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa,củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hainhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Bốn là: Đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổchức. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu cao. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt độngcủa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.


Năm là: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sángtạo, bám sát thực tiễn đất nước, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tìnhhình mới; tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao, phát huy sứcmạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội.


II. Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta


Thưa các đồng chí,


Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua (năm 1991), có giá trịđịnh hướng và chỉ đạo to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trongsuốt hai thập kỷ qua. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nướcta 20 năm qua đã chứng tỏ sự đúng đắn và ý nghĩa quan trọng của Cương lĩnh năm1991. Tuy nhiên, từ khi Cương lĩnh năm 1991 ra đời đến nay, tình hình thế giớivà trong nước đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Nhiều vấn đề mới nảy sinhtừng bước được Đảng ta nhận thức và giải quyết có hiệu quả; nhiều vấn đề liênquan đến Cương lĩnh đã có nhận thức mới, sâu sắc hơn; quan niệm về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn; đồng thờicũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp.


Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X về việc "Tiếp tục nghiên cứu, bổsung, phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt độngcủa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta lên chủ nghĩa xãhội", Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định: v iệc bổ sung,phát triển Cương lĩnh phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa những quan điểm,tư tưởng của Cương lĩnh năm 1991 vẫn còn nguyên giá trị, bám sát thực tiễn củađất nước và thời đại; bổ sung những vấn đề đã được các đại hội, Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị (từ khóa VII đến khóa X) kết luận, những nội dung đãrõ, được thực tiễn chứng minh là đúng; chỉ điều chỉnh những nội dung đến naykhông còn phù hợp.


Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết những thắng lợivĩ đại và những bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng nước ta 80 năm qua dướisự lãnh đạo của Đảng, phân tích sâu sắc bối cảnh quốc tế, những đặc điểm tronggiai đoạn hiện nay của thời đại; khẳng định cuộc đấu tranh của nhân dân cácnước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặpnhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có bước tiến mới; theo tiến hóa của lịchsử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.


Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) chỉ rõ: đi lên chủ nghĩa xã hội làkhát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam vàChủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Xã hội xã hộichủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; cónền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tựdo, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồngViệt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do ĐảngCộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trênthế giới. Dự thảo Cương lĩnh đã xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trìnhcách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạora sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiếtphải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hìnhthức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen.


Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơbản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chínhtrị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hộichủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.


Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xâydựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hộichủ nghĩa.


Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, pháttriển năm 2011) chỉ rõ:

toàn Đảng, toàn dân ta cần quántriệt và thực hiện tốt 8 phương hướng cơ bản:


Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinhtế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.


Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng conngười, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.


Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xãhội.


Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợptác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.


Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dântộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.


Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân.


Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.


Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọngnắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn địnhvà phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thịtrường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất vàxây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăngtrưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lậptự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.


So với Cương lĩnh năm 1991, Dự thảo Cương lĩnh lần này đã bổ sung, phát triểnnhiều nội dung quan trọng về những định hướng lớn phát triển kinh tế, văn hóaxã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về hệ thống chính trị và vai trò lãnhđạo của Đảng.

Thưa các đồng chí,


Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổirất nhanh, phức tạp, khó lường. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thếlớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ,khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tộiphạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tàichính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai,dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học- công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tinvà kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủnghoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; quá trình cấu trúc lại nền kinh tếvà điều chỉnh các thể chế tài chính diễn ra mạnh mẽ ở các nước. Cạnh tranh kinhtế thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, côngnghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gay gắt.Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dântộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranhgiai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp.


Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, là khu vực pháttriển năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấplãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. ASEAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thứcnhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực.


Ở trong nước, những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới đã tạo cho đấtnước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Những năm tới làgiai đoạn kinh tế nước ta phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suygiảm, cấu trúc lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững; khắc phục nhữnghạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xennhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinhtế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suythoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cánbộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểuhiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tựchuyển hóa" có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiệnâm mưu "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêubài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chínhtrị ở nước ta.


Tình hình và bối cảnh nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xenđối với quá trình phát triển đất nước.


Trên cơ sở những quan điểm cơ bản và định hướng lớn của Cương lĩnh, xuất pháttừ yêu cầu và dự báo tình hình thực tế của đất nước trong thời gian tới, C hiếnlược phát triển kinh tế-xã hội 2011 - 2020 được xác định là Chiến lược tiếp tụcđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huysức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa.


Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo đó, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội2011-2020 đã đề ra 5 quan điểm phát triển:


(1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững làyêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. (2) Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế vàchính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. (3) Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhântố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sựphát triển. (4) Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học,công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. (5) Kiên trì xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng.


Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ,kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lênrõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vịthế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắcđể phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổngsản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánhbằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tếđạt khoảng 3.000 USD. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng côngnghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạochiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Yếu tố năng suất tổnghợp đóng góp vào tăng trưởng ít nhất đạt 35%; chỉ số phát triển con người (HDI)đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao độngqua đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Đến năm 2020,có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến,hiện đại; cải thiện chất lượng môi trường;

chủ động ứng phó có hiệu quả vớithiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng...


Chiến lược xác định 3 khâu đột phá:


(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọngtâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.


(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tậptrung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặtchẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.


(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại,tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.


Năm năm 2011-2015 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược pháttriển kinh tế-xã hội 2011-2020. Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: Tiếp tụcnâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện côngcuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dânchủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững;nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chínhtrị-xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


Để đạt được mục tiêu trên, trong 5 năm tới, chúng ta phải phấn đấu thực hiệnđược các chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm: 7-7,5%.Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp17-18%, công nghiệp-xây dựng 41-42%, dịch vụ 41-42%; tỷ lệ lao động qua đào tạođạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đếnnăm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5%GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tốc độ tăng dân sốđến năm 2015 khoảng 1%. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. tỷ lệ hộnghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm. tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42- 43%...

IV- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơcấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vữngnền kinh tế


Thưa các đồng chí,


Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làtiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hìnhtăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, là một trong ba đột phá chiến lược trong 10năm tới. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quảnlý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo nhữngquy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắcvà bản chất của chủ nghĩa xã hội; trong đó, cơ chế thị trường được vận dụng đầyđủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triểnnhanh và bền vững nền kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoáđói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh". Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộphận quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâudài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cườngtính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; phát triển kinh tế đi đôi với phát triểnvăn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước vàtừng chính sách phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả laođộng, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khácvà phân phối theo hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Bảo đảm vai tròquản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằngpháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lựckinh tế.


Để thực hiện các định hướng trên, cần phải:


(1) Phát triển mạnh các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hìnhdoanh nghiệp. Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân màNhà nước là đại diện đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công đểcác nguồn lực này được quản lý, sử dụng có hiệu quả. Đẩy mạnh đổi mới, cổ phầnhóa, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinhtế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Cơ cấu lạingành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đểdoanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước. Pháttriển mạnh kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã. Khuyến khích phát triểnmạnh kinh tế tư nhân, loại hình doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp theo quy hoạch vàquy định của pháp luật. Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thânthiện môi trường.


(2) Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Phát triểnđa dạng, đồng bộ, ngày càng văn minh, hiện đại các thị trường hàng hóa, dịchvụ. Phát triển vững chắc thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, vận hànhan toàn, được quản lý, giám sát hiệu quả. Phát triển và kiểm soát có hiệu quảthị trường chứng khoán. Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, tập trungvào đổi mới, hoàn thiện các thể chế về quyền sử dụng đất. Phát triển mạnh thịtrường khoa học và công nghệ gắn với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; thịtrường lao động gắn với tăng cường quản lý nhà nước...


(3) Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nướcđối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới tưduy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức đảng, chấtlượng tham mưu trong việc xây dựng, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủtrương, đường lối về phát triển kinh tế-xã hội; đổi mới và nâng cao vai trò vàhiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảmcạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thịtrường. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thuế, cơ chế quản lý giá, chính sáchtiền lương, tiền công; chính sách động viên, phân phối và sử dụng ngân sách nhànước hợp lý, hiệu quả.


Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng vàcơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triểnhợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng caochất lượng, hiệu quả, tính bền vững; từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốnđầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ sang tăng trưởng chủyếu do áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nângcao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh lớn gắnvới phát triển kinh tế tri thức; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường...


Theo định hướng đó cần phải:


Một là, phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tụctạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nềnkinh tế. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc các ngànhcông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, chế biến, công nghiệp nănglượng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông.Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.


Hai là, phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn vớigiải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộngđất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hànghóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến vàtiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàuđẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.


Ba là, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị giatăng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh như các dịch vụ tài chính, ngânhàng, thương mại, du lịch, viễn thông, vận tải, y tế, giáo dục, khoa học, côngnghệ. Hình thành một số trung tâm dịch vụ lớn ở các vùng, trong đó có trung tâmcó tầm cỡ khu vực và quốc tế.


Bốn là, tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng. Hoàn thiện quyhoạch hệ thống kết cấu hạ tầng cả nước. Tập trung các nguồn lực xây dựng, hoànthiện hệ thống giao thông thiết yếu. Hiện đại hóa một số sân bay, cảng biểnquan trọng. Phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hệ thống thuỷ lợi; xây dựng,củng cố hệ thống đê biển, các công trình ngăn, xả lũ, hệ thống cung cấp nướcsạch, các công trình xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Năm là, phát triển hàihoà giữa các vùng đô thị và nông thôn. Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tếtrọng điểm tạo động lực cho nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các vùngcòn nhiều khó khăn. Hình thành hệ thống đô thị phân bổ hợp lý ở các vùng; pháttriển hài hoà giữa thành thị và nông thôn.


V- Phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môitrường, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sáchphát triển.


Thưa các đồng chí,


Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ vàcông bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõnhất tính ưu việt của chế độ ta. Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cườnghuy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng conngười Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, cótri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thầnquốc tế chân chính; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện bìnhđẳng giới, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tiếp tục củng cố và xây dựng môi trườngvăn hóa lành mạnh, đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa" đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Phát triển mạnh sự nghiệp vănhọc, nghệ thuật, hệ thống thông tin đại chúng; bảo tồn và phát huy giá trị cácdi sản văn hóa truyền thống, cách mạng; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tácquốc tế về văn hóa.


Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vữngđất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học;đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýgiáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọnggiáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đàotạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dụclành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xãhội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.


Phát triển mạnh khoa học và công nghệ làm động lực nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ, đồngbộ tổ chức, cơ chế quản lý, chính sách phát triển khoa học và công nghệ; gắncác mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triểnkinh tế-xã hội. Hướng hoạt động khoa học và công nghệ vào phục vụ đổi mới môhình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, phát triển kinh tế tri thức. Phát triển, nâng cao năng lực khoa học, côngnghệ có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.Tăng đầu tư nhà nước cho các trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hộihóa, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học, công nghệ. Đẩy mạnhnghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong nước và tiếp thu, sửdụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.


Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và củamọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm vớikhôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển "năng lượngsạch", "sản xuất sạch", "tiêu dùng sạch". Đẩy mạnhcông tác nghiên cứu, dự báo và ứng phó với sự biến đổi khí hậu, các thảm họathiên nhiên. Tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tàinguyên quốc gia.


Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách pháttriển là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bảnchất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tập trung giải quyết tốt chính sáchlao động, việc làm và thu nhập ; khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiềncông, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Bảo đảman sinh xã hội ; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt,có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đốitượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Tập trung triển khai có hiệu quả chương trìnhxoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; huyđộng mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất vàtinh thần cho những người và gia đình có công với cách mạng. Nâng cao chấtlượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảovệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em ; quan tâm phát triển y tế dự phòng, củngcố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện và tuyếntỉnh, hiện đại hóa một số bệnh viện đầu ngành; thực hiện nghiêm chính sách vàpháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, gia đình ít con và cân bằng giớitính; bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em đượcphát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ. Phát triển mạnh phong trào thể dục,thể thao đại chúng, tập trung hơn cho phát triển thể thao thành tích cao. Đấutranh phòng, chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông.


VI. Tăng cường quốc phòng, an ninh, mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế


Thưa các đồng chí,


Thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng-an ninh là bảo vệ vững chắc độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhànước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trịvà an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chủ động đấu tranh, làm thất bạimọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệpcách mạng của nhân dân ta.


Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng,Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lựclượng nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhândân vững chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân vàlý luận khoa học an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - anninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế. Xây dựng Quân đội nhân dân và Công annhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trungthành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có số lượng hợp lý, có sứcchiến đấu cao, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp.Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm cho các lực lượng vũ trangđược trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước hiện đại.


Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý củaNhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng,an ninh. Tiếp tục hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơchế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. Chủ động, tăngcường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.


Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương: Mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn địnhcho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoàbình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Tiếp tục đưacác quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập,tự chủ, phát huy tối đa nội lực và bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảmthiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Tham gia các cơ chế hợptác chính trị, an ninh, kinh tế song phương và đa phương vì lợi ích quốc giatrên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chươngLiên hợp quốc. Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống vớicác nước láng giềng. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xâydựng cộng đồng ASEAN vững mạnh; tăng cường quan hệ với các đối tác trong khuônkhổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phát triển quan hệ với các đảngcộng sản, công nhân, đảng cánh tả, đảng cầm quyền và các chính đảng khác trêncơ sở bảo đảm lợi ích, độc lập, tự chủ của đất nước. Phối hợp chặt chẽ hoạtđộng đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, đối ngoại nhân dân; đốingoại, quốc phòng và an ninh; chính trị đối ngoại, kinh tế và văn hóa đốingoại.


VII- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc


Thưa các đồng chí,


Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của sự phát triển đất nước. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợiích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụđược giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Có cơ chế cụ thể đểnhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thôngqua các cơ quan đại diện của mình. Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cườngpháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phêphán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hànhvi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh,trật tự an toàn xã hội.


Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam;là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảmthắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu xây dựng mộtnước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, địnhkiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không tráivới lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhânnghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăngcường đồng thuận xã hội.

Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồidưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bảnlĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phongcông nghiệp, kỷ luật lao động; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của công nhân. Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân ;nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích nôngdân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoahọc, công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống để giai cấp nông dân thực sự làchủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thônmới. Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao; tôn trọng, phát huytự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; coi trọng vai trò tư vấn,phản biện của các cơ quan khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với trí thức, giữa tríthức với Đảng, Nhà nước. Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối vớinhân tài của đất nước. Tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhânlớn mạnh, có đạo đức và trách nhiệm xã hội cao; phát huy tiềm năng và vai tròtích cực của đội ngũ doanh nhân trong phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việclàm, thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng và giữgìn thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tưtưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, laođộng, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ ; khuyến khích, cổvũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủkhoa học, công nghệ hiện đại; hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnhvực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, tạo điềukiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và xã hội; kiênquyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, xâm hại và xúcphạm nhân phẩm phụ nữ. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham giaxây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân, giáo dục lòng yêu nước, yêuchủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ của cựu chiếnbinh . Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui,sống khoẻ, sống hạnh phúc; phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống trong xã hội vàgia đình.


Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡnhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp vớiquan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; tôn trọng những giá trịđạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổchức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận khôngthể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; Nhà nước ban hành các cơ chế,chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốcvà các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phươngthức hoạt động, tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ, tổ chức cácphong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cườngquốc phòng, an ninh, giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xâydựng Nhà nước.


VIII- Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Thưa các đồng chí,


Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ cácquyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp. Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, tập trung vào ba nội dung lớn:


(1) Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Đổi mới tổ chức vàhoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu caonhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nâng cao chất lượng đạibiểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách; có cơ chếđể đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri. Cải tiến, nângcao hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội. Đổi mới, nângcao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, chất lượng công tác xây dựng pháp luật;thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của đấtnước.


Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nềnhành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn, hợplý; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức của cácbộ, cơ quan ngang bộ. Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương điđôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Trung ương. Nâng cao nănglực dự báo, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, các chính sách,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quản lý và sử dụngcó hiệu quả tài sản quốc gia, hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm quốc phòng, anninh, trật tự an toàn xã hội của chính quyền các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh cảicách hành chính, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và côngdân...


Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệthống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyềncon người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụngtư pháp. Đổi mới hệ thống tổ chức toà án theo thẩm quyền xét xử, mở rộng thẩmquyền xét xử đối với các khiếu kiện hành chính; viện kiểm sát được tổ chức phùhợp với hệ thống tổ chức toà án, bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quảchức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Kiện toàntổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan điều tra, các tổ chức bổtrợ tư pháp. Tăng cường cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhândân đối với hoạt động tư pháp.


Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, nâng cao chấtlượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp; tiếp tục thựchiện thí điểm chủ trương không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;nghiên cứu về tổ chức chính quyền đô thị, hải đảo.
(2) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầucủa tình hình mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạncủa mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm củahoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnhchính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác; có chính sách đãi ngộ, độngviên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ,bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín vớinhân dân.


(3) Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãngphí, thực hành tiết kiệm. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hànhchính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễxảy ra tham nhũng, lãng phí; thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế,tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanhnghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhànước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; thực hiện có hiệu quả việc kêkhai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định; xácđịnh rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng,lãng phí; xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thusung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc từ tham nhũng; có cơ chế khuyếnkhích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tổng kết,đánh giá cơ chế, mô hình tổ chức cơ quan phòng, chống tham nhũng để có chủtrương, giải pháp phù hợp.


IX- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Đảng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng

Thưa các đồng chí,


Đảng Cộng sản Việt Nam làđội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dânlao động và của dân tộc Việt Nam;đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và củadân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chứccơ bản. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội;Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy; Đảnggắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò lãnhđạo của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tưtưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệmvụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhândân ta hiện nay.


Trước hết, phải tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng; nâng cao bảnlĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng. Đảng phải kiên định chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệuquả công tác tư tưởng, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong Đảng,nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Đưa việc "Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trở thành nhiệm vụ thường xuyêncủa cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tudưỡng, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; kiên quyếtđấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động "diễn biến hoà bình" của cácthế lực thù địch; phê phán, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến".Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.


Hai là, tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chínhtrị; nâng cao chất lượng đảng viên. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộmáy của Đảng và hệ thống chính trị; tổng kết việc sáp nhập một số ban, bộ,ngành để có chủ trương phù hợp. Kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan thammưu của Đảng, nhất là ở cấp chiến lược; đổi mới mô hình tổ chức và phương thứchoạt động của các đảng đoàn, ban cán sự đảng; tập trung củng cố, nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, trước hết ở các tổchức cơ sở đảng còn yếu kém. Phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng tự phê bìnhvà phê bình trong sinh hoạt của các cấp uỷ, tổ chức đảng. Đổi mới, tăng cườngcông tác quản lý, phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêucầu của Điều lệ Đảng; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, chủ động, sáng tạocủa đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tiếp tục thực hiệnchủ trương đảng viên làm kinh tế tư nhân; thực hiện thí điểm việc kết nạp nhữngngười là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng.


Ba là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; thực hiện tốt Chiếnlược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; coi trọng công tácbảo vệ chính trị nội bộ. Tập trung vào đổi mới tư duy, cách làm, khắc phụcnhững yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạchvà tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trêncác lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Trọng dụng người cóđức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đánh giá vàsử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định,lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Có chếtài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi,chạy bằng cấp, chạy huân chương. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất,năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín, vi phạm pháp luật, chínhsách của Nhà nước, kỷ luật của Đảng. Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ.Coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chú trọng những vấn đề chính trịhiện nay.


Bốn là, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, công tác dânvận của Đảng. Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc thựchiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng. Tập trung kiểm tra, giámsát việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định củaĐảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, việc chấp hành nguyên tắc tập trungdân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữgìn đoàn kết nội bộ; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí,rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án; việc quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, sử dụng cánbộ và thực hiện chính sách cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầutổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể trong thực hiện chức trách,nhiệm vụ được giao; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm; tăngcường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.


Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận của Đảng, tăng cường công táctuyên truyền, vận động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn bó chặt chẽvới nhân dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc, bảo vệ quyền, lợi ích củanhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.


Năm là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tập trung rà soát, bổsung, điều chỉnh, ban hành mới, đồng bộ các quy chế, quy định, quy trình côngtác của các cấp uỷ, tổ chức đảng; quy chế về quan hệ lãnh đạo của cấp uỷ, tổchức đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Khắc phục tình trạng baobiện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo của Đảng với các cơ quan nhà nước. Đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị-xã hội. Đổi mới cách ra nghị quyết, tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạotổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết củaĐảng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng.


Về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đề nghị kiên địnhcác nguyên tắc cơ bản về Đảng, xây dựng Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin vàtư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời xem xét những vấn đề đã chín muồi, đã rõ, căncứ kết quả tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, một số nghị quyết Trung ương về xây dựng Đảng, quyđịnh về thi hành Điều lệ Đảng để bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.


Những điểm chủ yếu đề nghị bổ sung, sửa đổi trong Điều lệ Đảng lần này là: Mộtsố vấn đề về tiêu chuẩn đảng viên; giới thiệu người vào Đảng; quy định nhữngđiều đảng viên không được làm và quy định việc thí điểm một số chủ trương mớighi trong Điều lệ; về tính tuổi đảng; về thành lập tổ chức cơ sở đảng; về chứcnăng, nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng; về nhiệm kỳ của đại hội đảng ởnhững nơi thành lập mới, chia tách, hợp nhất; về thẩm quyền kỷ luật đảng viênvà các hình thức kỷ luật trong Đảng; về giải quyết khiếu nại kỷ luật đối vớiđảng viên, tổ chức đảng và một số vấn đề liên quan đến tổ chức đảng, công tácđảng trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.


Thưa các vị khách quý, thưa các đồng chí đại biểu Đại hội,


Đất nước ta đã vượt qua những khó khăn, thử thách to lớn, ngày càng lớn mạnh vàđang vững bước đi lên. Tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, tạo cho nước tanhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Đại hội XI của Đảng khẳngđịnh ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, triệu người như một, năngđộng, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩymạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, quyếttâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn!.

Q.S (TheoTTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO