Có một món bánh mà nhiều người vẫn hay nhầm tên đó là bánh giầy. Hiện nay có nhiều cách gọi của loại bánh này, vậy bánh giày hay giầy mới đúng. Cùng tìm hiểu với Báo Đắk Nông nhé.
1 Bánh giầy, bánh dày là gì?
Bánh giầy là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở và thường được dâng cúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Bánh có hình tròn dẹt, thường được làm bằng gạo nếp giã mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa tạo nên vị ngọt hoặc mặn khi thưởng thức. Bánh giầy ở làng Gàu phố Hiến ( Văn Giang – Hưng yên) và bánh giầy Quán Gánh ( Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây) là 2 vùng làm bánh giầy nổi tiếng và đặc trưng nhất miền Bắc nước ta.
Tham khảo thêm: Cách làm bánh dày giò (bánh giầy) dẻo thơm, mềm dai tại nhà
2 Sự tích bánh chưng bánh giầy
Người xưa kể lại, thời Hùng Vương thứ 6, nhà vua muốn thông qua tiệc cỗ đầu xuân để lựa chọn người nối ngôi. Ông cho truyền các con lại và ra đề là chọn món ngon vật lạ có ý nghĩa để cúng tổ.
Người con thứ 18 của nhà vua, Tiết Liêu, tính tình đôn hậu, hiền lành lại hiếu thảo lại mất mẹ từ nhỏ nên được một vị thần yêu quý, quan tâm mà chỉ bảo. Vị thần đó đã dạy Tiết Liêu về sự quý trọng của hạt gạo và cách sử dụng hình tượng bánh để biểu tượng cho trời đất và công ơn cha mẹ.
Tiết Liêu nghe theo lời thần, sáng tạo ra bánh chưng và bánh giầy dâng lên lễ tế tổ. Sau khi vua cha nghe kể về việc thần báo mộng và ý nghĩa của bánh thì vô cùng yêu thích, khen bánh có ý nghĩa và chọn truyền ngôi cho Tiết Liêu.
Từ đó, dân ta có tục nấu bánh chưng và bánh giấy để dâng lên tổ tiên, trời đất vào dịp Tết Nguyên Đán.
3 Bánh giầy hay bánh dày mới là đúng?
Nhận định của các chuyên gia ngôn ngữ
Theo nhà ngôn ngữ học Trần Chút (phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến), ông cho biết: “bánh giầy” là từ biến âm của tiếng Việt cổ “bánh chì” ngày xưa (xưa: “ch” thì sau này biến thành “gi”, âm “i” thì sau này biến thành “ây”. Vì thế, viết “bánh giầy” là chính xác.
Ngoài ra, GS.TS Nguyễn Đức Dân (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết: “Dùng từ “bánh giầy” là đúng như hướng dẫn của từ điển tiếng Việt” và GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cũng đồng quan điểm chỉ duy nhất cách viết "bánh giầy" là đúng, không có biến thay cách viết tương tự.
Theo từ điển tiếng Việt
Một số từ điển tiếng Việt cũng ủng hộ với quan điểm trên. Theo Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn Hóa – Thông Tin, thì bánh giầy nghĩa là: bánh làm bằng xôi giã thật mịn. Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân – Thanh Nghị – Xuân Lãm, NXB Thanh Hóa: “Bánh giầy: bánh làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh”.
Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, NXB Văn Hóa – Thông Tin cũng giải thích: “Bánh giầy là bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả…”. Từ điển chỉ ghi nhận bánh giầy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:29), (Văn Tân, 1994:47, Hoàng Phê et al. 2006:35…) không có bánh dày, bánh dầy, bánh giày.
'Nước xốt' hay 'nước sốt' đâu mới là cách viết đúng
Tham khảo: Cách làm món bánh đúc mặn chuẩn vị miền Nam
Tuy vậy, khi nói đến “Bánh Dầy”, “Bánh Giầy”, hay “Bánh Dày”, “Bánh Giày” mọi người đều hiểu bạn đang nói về tên một món bánh ngon truyền thống của dân tộc ta từ sự tích Lang Liêu. Nhưng trong văn viết mình cần nghiên cứu kỹ để biết cách viết đúng từ ngữ tiếng Việt chuẩn xác tránh các biến thể. Vậy theo các nhà ngôn ngữ thì viết là Bánh Giầy mới đúng nhé các bạn.