Giáo dục - Đào tạo

Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 tại Đắk Nông

Nguyễn Hiền 29/08/2023 16:12

Đoàn khảo sát Ban Tuyên giáo Trung ương về 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 đề nghị tỉnh Đắk Nông triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao chất lượng giáo dục.

ADQuảng cáo

Sáng 29/8, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã khảo sát đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số 29)

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương tiếp làm việc với Đoàn.

11(1).jpg
Đoàn đã nghe các đồng chí lãnh đạo tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 29 tại địa phương

Thực hiện Nghị quyết số 29, tỉnh Đắk Nông đã ban hành chương trình hành động, nghị quyết, kế hoạch, đề án cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương.

Sau 10 năm thực hiện nghị quyết, giáo dục, đào tạo Đắk Nông đã có những bước chuyển biến tích cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng khắp trong tỉnh, phủ kín đến các xã, phường, thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân. Các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đều được bảo đảm điều kiện tham gia học tập.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển vững chắc, toàn diện ở các cấp học. Nền giáo dục chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang dạy học, phát hiện năng lực và phẩm chất của học sinh.

2(1).jpg
Đồng chí Bùi Huy Thành, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiến nghị Trung ương khi ban hành chính sách cần xem xét đặc thù của vùng miền, địa bàn
ADQuảng cáo

Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 14,5%; trẻ 5 tuổi đạt 99,4%; học sinh tiểu học đi học đúng tuổi đạt 99,9%; học sinh hoàn thành chương trình các bậc học tăng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,72%; THPT đạt 97,5%. Học sinh giỏi quốc gia tăng về chất lượng và số lượng. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng lên hàng năm.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng hợp lý, bảo đảm đúng vị trí việc làm, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục.

222(1).jpg
Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ khó khăn của Đắk Nông liên quan đến thiếu giáo viên

Tuy nhiên, Đắk Nông còn nhiều giáo viên mầm non, tiểu học chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, nhất là vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số. Điểm trung bình các môn dự thi tốt nghiệp THPT hằng năm còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt, Đắk Nông còn thiếu khoảng 1000 biên chế giáo viên, nhân viên trường học...

ban-tuyen-giao.jpg

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Vũ Thanh Mai đánh giá cao sự quan tâm, kết quả của Đắk Nông trong triển khai Nghị quyết số 29. Địa phương tiếp tục khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác phối hợp nhằm tăng thêm sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu trong giai đoạn mới. Ngành Giáo dục tiếp tục tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên được học tập, đào tạo nâng cao trình độ. Các cơ sở trường học tăng cường phát triển kỹ năng mềm cho học sinh.

Trong khi chờ Trung ương có những giải pháp, Đắk Nông nghiên cứu có những chính sách đột phá nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đáp ứng nhu cầu dạy và học. "Có thể đói chút, nghèo chút nhưng không thể để học sinh thiếu giáo viên", đồng chí Vũ Thanh Mai nhấn mạnh.

ADQuảng cáo
Theo Báo Đắk Nông
Báo Đắk Nông
Copy Link
Báo Đắk Nông
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 tại Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO