Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dành riêng để trị hói, tóc thưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được các loại thuốc đó. Vậy thì hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu cách lăn kim đơn giản tại nhà để có thể giúp bạn trị hói, giảm tình trạng tóc mọc thưa, mọc ít cho tóc nhé!
1 Vì sao lăn kim giúp trị hói?
Lăn kim là biện pháp trị liệu tạo ra những thương tổn nhỏ và dựa vào cơ chế tự chữa lành của cơ thể để loại bỏ các tế bào cũ và sản sinh các tế bào mới. Những cây kim lăn với đường kính mỗi đầu từ 0.5 đến 2.5 milimet tạo vết thương nhỏ cực kỳ trên bề mặt da.
Lăn kim giúp cơ thể sản sinh collagen và elastin để khắc phục tình trạng da và giúp da đầu tăng thêm độ đàn hồi.
Lăn kim tạo ra các vết lỗ nhỏ trên da đầu nhưng không gây tổn thương, từ đó giúp da đầu hấp thụ các dung dịch, các chất điều trị tốt hơn, để quá trình hình thành và tái tạo lại nang tóc nhanh hơn.
2 Có nên sử dụng phương pháp lăn kim để trị hói?
Lăn kim được xem là một phương pháp hỗ trợ trong việc trị hói và giúp tóc mọc nhanh hơn. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và hiệu quả, có thể áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Bác sĩ Mona Gohara ở Mỹ từng khẳng định phương pháp lăn kim kích thích mọc tóc nhanh hơn. Với một khảo sát cụ thể: 100 người được chia làm 2 nhóm khác nhau, nhóm A sẽ dùng kem bôi Minoxidil, nhóm B sẽ cùng Minoxidil kết hợp với liệu pháp lăn kim. Sau 12 tuần tình trạng tóc của nhóm B cải thiện đến 50% và cao hơn 4.5% so với nhóm A.
Vậy nên, nếu muốn cải thiện tình trạng bị hói và kích thích nang tóc mọc nhanh, bạn có thể kết hợp phương pháp lăn kim cùng các loại thuốc đặc trị để thấy được hiệu quả nhanh chóng.
3 Ai không nên dùng phương pháp lăn kim?
Lăn kim sẽ giúp bạn hồi phục lại mái tóc, tuy nhiên nó vẫn sẽ có những bất cập và không phù hợp với một số người mắc các bệnh như:
Người bệnh mắc các bệnh về ung thư da, dày sừng ánh sáng và nhiễm trùng da tại vùng lăn kim.
Những người đang dùng các loại thuốc chống đông như wafarin, heparin… và aspirin trong 3 ngày trước khi thực hiện phương pháp lăn kim.
Người có tiền sử bị dị ứng với thuốc gây tê phải cần được bác sĩ hội chẩn trước khi lăn kim.
Người đang thực hiện điều trị bằng các hoá chất như corticosteroid hoặc đang trong quá trình xạ trị.
Người bệnh tiểu đường và không kiểm soát được đường huyết.
Người tiền sử phẫu thuật ở vùng dự định lăn kim trong 6 tháng gần nhất.
Người đã tiêm chất làm đầy trong 6 tháng và đặc biệt tiêm chất làm đầy trong 2 tuần trước khi thực hiện lăn kim.
Người có cơ địa dễ để lại các vết sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
Người bệnh có tiền sử bị loạn đông máu.
4 Cần lưu ý gì khi thực hiện phương pháp lăn kim?
Cần vệ sinh vùng da đầu và đặc biệt là phải vệ sinh sạch sẽ kim lăn. Khi lăn kim xong (lăn khoảng 5 - 10 phút), phải nhanh tay bôi ngay sản phẩm đặc trị lên cùng da đã lăn kim.
Chỉ nên dùng mũi kim từ 0,5 đến 1 mm để lăn kim vùng da đầu, để tránh gặp các tổn thương không đáng có nếu mũi kim quá nhọn.
Thời gian thực hiện lăn kim cho da đầu là trong vòng 1 tuần. 5 ngày đầu nên lăn kim liên tục và nghỉ 2 ngày cuối tuần.
Nên lựa chọn sản phẩm đặc trị dùng để bôi lên da đầu sau khi lăn kim có nguồn gốc, thành phần rõ ràng để tránh bị ứng. Hoặc bạn cũng có thể dùng dầu olive hoặc tinh dầu lavender để thoa lên vùng da đầu vừa lăn kim.
Trước khi thực hiện lăn kim, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ít nhất là 24 giờ và không sử dụng các sản phẩm dùng lên da đầu ít nhất 12 giờ.
Sau khi lăn kim, sử dụng kem chống nắng hoặc trang điểm nên để sau ít nhất 12 giờ. Khoảng cách giữa các lần lăn kim là 4 tuần để da đầu có thời gian tái tạo.
Nếu có thể, hãy chụp phân tích da đầu trước để biết rõ tình trạng nang tóc.
Trên đây là chia sẻ của Bách hoá XANH về thông tin lăn kim tại nhà có thể giúp trị hói, giảm tình trạng tóc mọc thưa, mọc ít. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn nhé!
Mua dầu xả chăm sóc tóc, ngăn ngừa rụng tóc tại Báo Đắk Nông: