Năm 1994, bà Trần Thị Luận, trú tại thôn3A3, xã Đắk Môl (Đắk Song) đã cho bà Lê Thị Sáu, trú tại thôn Đắk Môl, xã ĐắkMôl mượn số tiền 22,5 triệu đồng và 5 chỉ vàng 97%. Do không có tiền trả, nênđến ngày 1-4-1997, bà Sáu đã phải viết giấy vay nợ của bà Luận số tiền 34 triệuđồng (bao gồm cả tiền lãi theo thỏa thuận), tương đương với 68 chỉ vàng 97%theo thời giá và hẹn đến năm 1998 thì hoàn trả. Tuy nhiên, do tới tháng 5-2002,bà Sáu vẫn không trả nợ, nên bà Luận đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện ĐắkSong để yêu cầu được trả 68 chỉ vàng 97%.
Ngày 25-10-2002, Tòa án nhân dân huyệnĐắk Song đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về tranh chấp tài sản giữanguyên đơn là bà Luận và bị đơn là bà Sáu. Theo đó, Hội đồng xét xử đã đưa raBản án số 04/2002/DSST tuyên buộc bà Sáu phải hoàn trả cho bà Luận 68 chỉ vàng97%. Sau khi tòa tuyên án, các bên đương sự không có đơn kháng cáo, nên bản ánđã có hiệu lực thi hành. Ngày 23-12-2002, Thi hành án dân sự (THADS) huyện ĐắkSong (nay là Chi cục THADS huyện Đắk Song) đã ra Quyết định số 105/THA để thihành Bản án số 04. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình bà Sáu rất khó khăn, khôngđủ điều kiện để hoàn trả 68 chỉ vàng 97% cho bà Luận, nên đến năm 2009, bản ánvẫn chưa được thi hành. Trước tình hình đó, vào giữa năm 2009, Chi cục THADShuyện Đắk Song đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức vậnđộng các bên đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chấp hànhviệc thi hành Bản án số 04. Sau khi được vận động, các bên đương sự đã thốngnhất việc thi hành án bằng biện pháp thỏa thuận trong khuôn khổ được phép. Theobiên bản thỏa thuận ngày 5-8-2009, bà Luận đã chấp thuận điều kiện cho bà Sáuđược thi hành án với số tiền 100 triệu đồng thay cho 68 chỉ vàng 97%. Biên bảnnày có sự xác nhận của các cơ quan chức năng như Chi cục THADS huyện Đắk Song,Ban Dân vận Huyện ủy Đắk Song, UBND xã Đắk Môl, cùng các bên đương sự và nhữngngười có quyền và nghĩa vụ liên quan… Thực hiện thỏa thuận, ngày 22-11-2010, bàSáu đã đến Chi cục THADS huyện Đắk Song để nộp 100 triệu đồng tiền thi hành Bảnán số 04.
Tưởng rằng vụ án đã khép lại, nhưng bàLuận lại bỗng nhiên đổi ý và từ chối nhận số tiền 100 triệu đồng do bà Sáu thihành án như đã thỏa thuận. Thay vào đó, bà Luận lại kiên quyết yêu cầu Chi cụcTHADS huyện Đắk Song và bà Luận phải thi hành án bằng 68 chỉ vàng 97% như tòaán đã tuyên. Điều này đã khiến việc thi hành Bản án số 04 một lần nữa bị rơivào bế tắc. Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Phạm Đình Đạo, Chi cục trưởngChi cục THADS huyện Đắk Song cho biết: “Việc các cơ quan chức năng vận động cácbên đương sự thi hành Bản án số 04 bằng biện pháp thỏa thuận là điều hợp tình,hợp lý và thể hiện sự công bằng so với bản chất của vụ án. Do đó, việc bà Luậnbội ước với thỏa thuận thi hành án là thiếu thiện chí, không tôn trọng tổ chức,đồng thời gây khó khăn cho việc thực thi Bản án số 04. Bởi vì, xét về hoàn cảnhthực tế hiện nay của gia đình bà Sáu thì để có được 68 chỉ vàng 97% là điềukhông thể”.
Ngày 26-1-2010, UBND xã Đắk Môl cũng đãcó Công văn số 17/CV-UBND gửi tới các cơ quan chức năng để bày tỏ quan điểm vàkiến nghị một số vấn đề xung quanh việc thi hành Bản án số 04. Theo đó, việc cơquan chức năng trên địa bàn phối hợp giải quyết thi hành Bản án số 04 bằng biệnpháp thỏa thuận là thấu tình, đạt lý, phù hợp với thực tế khách quan và đạo đứcxã hội. Việc bà Luận phá bỏ thỏa thuận để yêu cầu thi hành án bằng 68 chỉ vàng97% là một đòi hỏi quá đáng, cho dù đó là phán quyết của tòa án. Bởi vì, bảnchất của vụ án lúc khởi sự chỉ là tranh chấp số tiền 22,5 triệu đồng và 5 chỉvàng 97%. Mặt khác, nếu phải thi hành án bằng 68 chỉ vàng 97% thì bà Sáu hoàntoàn không đủ khả năng để thực hiện. Trong khi đó, UBND xã Đắk Môl nhận thấy,gia đình bà Sáu hiện nay chỉ có 400m2đất ở vàcăn nhà cấp 4 là tài sản duy nhất, nếu bị kê biên thì sẽ bị đẩy vào “bước đườngcùng”. Vì vậy, xã đề nghị cơ quan chức năng tiến hành xem xét, đưa ra giải pháphợp tình, hợp lý để vừa thực thi được Bản án số 04, vừa đảm bảo quyền và lợiích cho các bên đương sự.
Như vậy, đã gần 9 năm trôi qua, nhưngviệc thực thi một bản án đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa xong. Thế nhưng,theo ông Đạo, nếu trong trường hợp này mà áp dụng biện pháp cưỡng chế thì sẽđánh mất đạo lý, không được người dân và chính quyền địa phương ủng hộ. Mặtkhác, do thời hạn kháng cáo và kháng nghị cũng đã hết, nên việc thi hành Bản ánsố 04 cũng sẽ khó khăn hơn.
Ngàn Sâu