Ba khâu đột phá của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016

01/08/2011 10:52

Sau khi được Quốc hội khóa XIII tin tưởng bầu tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết nêu bật những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016. Dưới đây là toàn văn bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...

Sau khi được Quốc hội khóa XIII tintưởng bầu tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngđã có bài viết nêu bật những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ2011-2016. Dưới đây là toàn văn bài viết của Thủ tướng NguyễnTấn Dũng.

Thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lượcmà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủnhiệm kỳ 2011-2016

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xãhội giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tổng quát là "Phấn đấu đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hộiổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhândân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổđược giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên;tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau."

Chiến lược đề ra 5 quan điểm, 12 định hướng phát triển, hình thành một hệ thốngđồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực kinhtế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ... như mộtchỉnh thể thống nhất, bảo đảm phát triển bền vững.

Để tạo tiền đề thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ này, Chiến lược xácđịnh phải đột phá vào ba khâu yếu, hiện đang là những điểm nghẽn, cản trở sựphát triển và nếu giải quyết tốt các khâu này sẽ tạo xung lực mới có sức lantoả mạnh, giải phóng mọi tiềm năng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực chophát triển nhanh và bền vững.

I. Xác định đúng các đột phá chiếnlược - bài học từ tiến trình đổi mới

Vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, đất nước ta đứngtrước mâu thuẫn lớn giữa tiềm năng và yêu cầu phát triển với thực trạng khủnghoảng kinh tế xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, các ngànhsản xuất trì trệ.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó quantrọng nhất là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Trên nền tảng đổimới tư duy kinh tế, chúng ta đã xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, doanhnghiệp nhà nước và hợp tác xã độc quyền kinh doanh theo kiểu bao cấp, chuyểnsang vận hành cơ chế kinh tế thị trường với các doanh nghiệp thuộc nhiều thànhphần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia kinh doanh. Nhờ đó,kinh tế phát triển sống động, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dântừng bước được cải thiện.

Sự chuyển đổi cơ chế nêu trên đã giải quyết được mâu thuẫn trong sự phát triểncủa đất nước và thực sự là một đột phá chiến lược. Từ đột phá có tính mở đườngnày, chúng ta đã thực hiện thành công Chiến lược ổn định và phát triển kinhtế-xã hội đến năm 2000, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo đà cho bướcphát triển mới, cao hơn.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua chiến lược phát triển kinh tế xãhội giai đoạn 2001 - 2010 với ba khâu đột phá: (i) Xây dựng đồng bộ thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là đổi mới cơ chế,chính sách nhằm giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, mở rộng thị trườngtrong và ngoài nước; (ii) Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực,trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; (iii) Đổi mới tổ chứcbộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cáchhành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, chúng ta đã đạt được những thành tựu quantrọng. Đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhómnước đang phát triển có thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trường cơ bản đượchình thành, các loại thị trường từng bước phát triển thống nhất trong cả nước,gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trường thế giới. Quy mô giáo dục và đào tạotăng nhanh, chất lượng nguồn nhân lực có bước cải thiện đáng kể. Cải cách hànhchính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được triển khai mạnh mẽ vàđạt được những kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệptrong sản xuất kinh doanh, thực hiện các giao dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn các hạn chế, yếu kém,đặc biệt là việc tổ chức thực hiện các khâu đột phá vẫn thiên về hướng tiệmtiến, chưa thực sự quyết liệt và thiếu đồng bộ, sức sản xuất chưa được giảiphóng triệt để . Những hạn chế, yếu kém này đang cản trở sự phát triển và đểđất nước phát triển nhanh, bền vững, cần phải tập trung sức giải quyết, tháogỡ.

Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 xác định ba khâuđột phá, gồm: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hànhchính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽphát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và,(iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiệnđại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

II. Tập trung giải quyết các đột pháchiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng - Nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâmlà tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính

Yêu cầu cơ bản để thể chế kinh tế thị trường phát huy hết mặt tích cực của nólà các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, các loại thị trườngphát triển đồng bộ với độ minh bạch cao, được quản lý và giám sát tốt; nhờ đó,thị trường xác lập sự cân bằng động trong phân bổ nguồn lực vào các ngành sảnxuất và dịch vụ theo tín hiệu thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế.

Thiếu các điều kiện này, thị trường không thể cho tín hiệu đúng, các nguồn lựckhông thể dịch chuyển thuận lợi và do đó, các chủ thể kinh doanh không thể pháthuy được tiềm năng và nền kinh tế không đạt được hiệu quả. Chiến lược pháttriển kinh tế xã hội 2011-2020 xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quá trình tái cấu trúcnền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Một tiêu chí quan trọng đo lường sự phát triển của thể chế kinh tế thị trườnglà mức độ cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cạnh tranh làm bộclộ khả năng của các chủ thể kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh, các doanhnghiệp tham gia thị trường buộc phải phát huy lợi thế so sánh, chuyển lợi thếso sánh thành lợi thế cạnh tranh; đồng thời, luôn tìm cách tạo lập lợi thế cạnhtranh mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, mở rộng thịtrường, phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là triết lý tăng trưởng mới -Tăng trưởng dựa trên sức cạnh tranh.

Nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2011-2016 là phải tiếp tục hoàn thiện các cơ chếchính sách để các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, chứng khoán,bất động sản, lao động, khoa học công nghệ được tạo lập đồng bộ và vận hànhthông suốt, có tính cạnh tranh cao và gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trườngthế giới, được quản lý và giám sát hiệu quả.

Quá trình tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo yêu cầu trên đây phảigắn liền với việc hạn chế tối đa độc quyền kinh doanh trên các lĩnh vực sảnxuất và dịch vụ, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phầnkinh tế. Đây là hai mặt của một quá trình không thể tách rời.

Phải xác định rõ những ngành nghề mà tính độc quyền còn cao để có chính sách vàgiải pháp phù hợp, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia kinh doanh. Đẩymạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trườngcạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ưuđãi và bao cấp còn tồn tại trên thực tế; minh bạch hoạt động của doanh nghiệpnhà nước theo các tiêu chí của doanh nghiệp đăng ký trên thị trường chứngkhoán. Đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệpnhà nước theo hướng cơ quan hoạch định chính sách không đồng thời thực hiệnchức năng chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trong điều kiện các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, toàn cầu hóa ngàycàng sâu rộng, các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và thay đổi khó lường, độrủi ro và tính bất định tăng lên, không thể thực hiện có hiệu quả các yêu cầutrên đây nếu không xây dựng được một hệ thống thể chế chất lượng cao. Muốn vậy,phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thểchế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thốngphân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công - một trongnhững điểm yếu trong quản lý ở nước ta.

Phải nâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán của chính sách để vừa giảmthiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, vừa tránh đầu cơ, ngăn chặntham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Tăng cường sự thamgia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế;đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quảnlý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi.

Cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận khi xác định vai trò của nhà nước và mốiquan hệ giữa nhà nước và thị trường. Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nềnkinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển.

Trong nhà nước kiến tạo phát triển, chức năng của nhà nước là xây dựng quyhoạch phát triển theo một chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đúng đắn; tạomôi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trongmôi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện cácmất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống.Chính vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ XI xác định tạo lập môi trường cạnh tranhbình đẳng và cải cách hành chính là trọng tâm trong khâu đột phá về thể chế.

Trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phải đặc biệt quan tâmđến bản chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế mà chúng ta xây dựng. Cần có sựnhận thức đúng rằng thị trường hoạt động theo quy luật của nó, thị trường cónhững mặt tiêu cực và tự nó không bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của sựphát triển. Chức năng này phải là của Nhà nước.

Nhà nước bằng quy hoạch, kế hoạch, các chính sách và công cụ điều tiết, hướngcác nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực và các vùng miền, bảo đảm tăng trưởngkinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinhtế.

Trong 5 năm tới, phải đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nông thôn, triển khai cóhiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, coi trọng phát triển các lĩnh vựcvăn hóa, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, mộtđộng lực để phát triển kinh tế. Tập trung hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội vàphúc lợi xã hội ngày càng rộng mở và hiệu quả, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổnthương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dânđều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng.

2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắnkết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ

Chúng ta đang sống trong một thời đại với ba đặc điểm kinh tế lớn chi phối sựphát triển của mỗi quốc gia. Đó là: (i) Khoa học công nghệ phát triển rấtnhanh, rất mạnh, hơn bất kỳ một thời đại nào trước đó. Chính sự phát triển nàytạo ra làn sóng công nghiệp hóa lần thứ ba và hình thành nền kinh tế tri th ức; (ii) Toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các liên kết kinh tế xuất hiện ngàycàng nhiều, thúc đẩy sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và hình thành cácchuỗi giá trị toàn cầu; cạnh tranh kinh tế diễn ra ngày càng quyết liệt và mỗiquốc gia phải giành cho được ưu thế trong cuộc cạnh tranh đó; (iii) Tình trạngkhan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài ng uyên không tái tạo được, đòi hỏi con người phải tìm kiếm các dạng nguyên liệu,năng lượng mới, bảo đảm phát triển bền vững.

Những đặc điểm nêu trên làm nổi bật vai trò ngày càng tăng của nguồn lực conngười - lợi thế cạnh tranh động trong quá trình phát triển và là nhân tố làmchuyển dịch lợi thế so sánh giữa các quốc gia.

Tình hình đó vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện cho việc thay đổi mô hìnhphát triển, từ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác các tài nguyên thiênnhiên, nguồn nhân lực rẻ nhưng chất lượng thấp sang sự phát triển dựa vào cácnhân tố năng suất tổng hợp bao gồm khả năng áp dụng các thành tựu mới nhất củakhoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại. Chìakhóa của sự chuyển đổi, nhân tố trung tâm của quá trình này là nguồn nhân lựcchất lượng cao.

Chiến lược 2011-2020 xác định: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao...; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với pháttriển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một đột phá chiến lược , là yếu tốquyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợithế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bềnvững.

Xét đến cùng, đây là khâu quan trọng nhất trong ba khâu đột phá, có vai trò chiphối việc thực hiện các đột phá khác, vì chính con người tạo ra và thực thi thểchế, xây dựng bộ máy, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng. Thực hiện tốtđột phá này sẽ làm tăng sức mạnh mềm của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, cóảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng caotrong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng - một quan điểm quan trọngmà Đại hội XI đã xác định.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy quốc gia nào xây dựng và pháthuy tốt nguồn lực con người thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công chiếnlược công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Những năm qua, chúng ta đã thựchiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực và đã đạt nhiều thành tựuquan trọng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệlao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghềkhông hợp lý. Chúng ta đang thiếu cả cán bộ quản lý nhà nước, quản trị doanhnghiệp; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế kỹ thuật và công nhâncó tay nghề cao. Đây là những trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế.

Chiến lược nhấn mạnh, phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnhđạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lànhnghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực,ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụnglao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầuxã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đốivới các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, pháthuy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài theotiến trình phát triển của tri thức nhân loại. Trong 5 năm tới, phải tập trungchỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáodục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúcnền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng giáo dục,đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý. Quan tâm giáodục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lậpnghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đàotạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặtchẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Điểm nhấn mới trong khâu đột phá này là đặt việc phát triển nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự gắn kết với việc phát triển vàứng dụng khoa học công nghệ. Điều này thể hiện tính hướng đích của sự pháttriển khoa học, công nghệ, bảo đảm chuyển tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lựcthành những thành quả ứng dụng và sáng tạo khoa học công nghệ - động lực thenchốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.

Trong nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ sẽ đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chếquản lý, cơ chế hoạt động khoa học công nghệ; hướng trọng tâm hoạt động khoahọc công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế. Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệpđổi mới công nghệ, ưu tiên sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nănglượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh.

3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạtầng đô thị lớn

Kết cấu hạ tầng là đường dẫn của sự phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện đểphân b ố lực lượng sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Một hệ thống kết cấuhạ tầng phát triển đồng bộ sẽ mở rộng không gian phát triển, kết nối các vùngkinh tế, làm tăng tính hiệu quả nhờ quy mô. Trong những năm qua, chúng ta đãhuy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng vàophát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo trên các vùng miền của đất nước.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém, lạc hậu, việc quy hoạch xâydựng lại không đồng bộ, đầu tư dàn trải, khả năng kết nối các loại hình vậntải, kết nối giữa các vùng trong nước và với các tuyến vận tải quốc tế còn hạnchế. Quy mô kinh tế ngày càng tăng, quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ càngbộc lộ những bất cập trong kết cấu hạ tầng nước ta, nhất là hệ thống giao thôngvà hạ tầng đô thị, làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh và là một trong nhữngđiểm nghẽn tăng trưởng. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011 - 2020 xác định: Xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một sốcông trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn làmột khâu đột phá.

Để thực hiện tốt đột phá này, phải thay đổi cách tiếp cận từ khâu quy hoạch,lựa chọn các ưu tiên đến phương thức huy động nguồn lực và thủ tục triển khaidự án.

Cần xây dựng quy hoạch theo sự phân bổ lực lượng sản xuất và bố trí dân cư gắnvới quá trình đô thị hoá trên tầm nhìn cả nước. Nhu cầu phát triển kết cấu hạtầng ở các địa phương là rất lớn.

Trong điều kiện nguồn lực có hạn, quyết định của chúng ta không thể dựa vàolòng mong muốn mà phải lựa chọn cái tốt nhất có thể nhằm giải tỏa nhanh cácđiểm nghẽn vận tải, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong thời gian ngắnnhất.

Trên tinh thần đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011-2015 sẽ thựchiện theo định hướng sau:

Thứ nhất, tập trung đầu tư tuyến đường bộ Bắc-Nam. Ưu tiên phát triển hệ thốnggiao thông ở những vùng có dung lượng hàng hóa lớn, các địa bàn thuộc các cựctăng trưởng, kết nối với các vùng miền, với khu vực và quốc tế, tạo hiệu ứnglan tỏa mạnh, thúc đẩy tăng trưởng của cả nước.

Hiện đại hóa và nâng cao năng lực các dịch vụ tổng hợp của 3 cảng biển lớn ở 3khu vực: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu và miền Trung; hình thànhcác trung tâm kinh tế biển lớn. Gắn việc phát triển kết cấu hạ tầng trong nôngnghiệp nông thôn với chương trình xây dựng nông thôn mới; quan tâm giải quyếtnhững yêu cầu bức xúc về sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại, phòng chống lũquét trên địa bàn Miền núi và vùng đồng bào dân tộc.

Thứ hai, tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống hạtầng các đô thị lớn gắn với bố trí, cơ cấu lại sản xuất và phân bố dân cư. Pháttriển nhanh hệ thống giao thông đô thị, nhất là giao thông công cộng. Tập trunggiải quyết nạn ùn tắc và úng ngập ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, phát triển nhanh hệ thống nguồn và truyền tải điện đi đôi với sử dụngcông nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm đủ năng lượng cho nhu cầu phát triểncủa đất nước và đời sống nhân dân.

Thứ tư, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chútrọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các côngtrình ngăn mặn và xả lũ. Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khuneo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân. Hiện đại hoá ngành thôngtin-truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển vàgóp phần nâng cao năng suốt lao động.

Chính phủ sẽ tập trung hơn nữa hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư trong đótập trung hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực, các quy định về thủ tục đầu tưvà mua sắm công. Phải huy động ngày càng nhiều đầu tư của xã hội cho phát triểnkết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư, thực hiện đa dạng hoá hìnhthức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cảđầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩymạnh mẽ việc thực hiện các phương thức đầu tư hiệu quả như xây dựng-kinhdoanh-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao (BT), nhất là phương thức hợp táccông-tư (PPP), đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế xâydựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp, đồng bộ để phát triển hạ tầng.

Đổi mới quy trình và thủ tục đầu tư nhằm vừa đẩy nhanh tiến độ triển khai dự ánvừa tăng cường chất lượng thiết kế thi công, tăng cường công tác giám sát, bảođảm chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư đi đôi với việc nâng cao năng lựccủa các đơn vị trong nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, pháthuy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra” theo đúng vai trò nhân dân là chủ nhân của quá trình pháttriển, nhất định chúng ta sẽ thực hiện tốt ba đột phá chiến lược, tạo tiền đềcó tính quyết định thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội2011-2020.

V.D (Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ba khâu đột phá của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO