Toàn cảnh thành phố Hiroshima. (Ảnh: g7hiroshima) |
Đây là lần đầu tiên tất cả các nhà lãnh đạo G7 cùng đến thăm Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, nơi lưu giữ những vết tích của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này vào ngày 6/8/1945.
Toàn cảnh thành phố Hiroshima. (Ảnh: g7hiroshima) |
Hội nghị diễn ra từ ngày 19-21/5, quy tụ các nhà lãnh đạo của các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, gồm: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Thủ tướng Italia Giorgia Meloni, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: g7hiroshima) |
Tham dự Hội nghị lần này còn có các lãnh đạo của các tổ chức lớn, gồm: Liên hợp quốc (UN), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). (Ảnh: g7hiroshima) |
Theo hãng tin NHK, có tới 24.000 nhân viên an ninh được huy động trong thời gian diễn ra Hội nghị, nhiều gấp 4 lần số nhân viên được huy động cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hiroshima vào tháng 5/2016. (Ảnh: NHK) |
Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 sẽ thảo luận về một loạt vấn đề, gồm: thúc đẩy giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, xung đột Nga-Ukraine, an ninh kinh tế, khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, năng lượng, lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới và số hóa.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Phu nhân Kishida Yuko chụp ảnh cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phu nhân Jill Biden tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ngày 19/5/2023. (Ảnh: g7hiroshima) |
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Phu nhân Kishida Yuko cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: g7hiroshima) |
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. (Ảnh: g7hiroshima) |
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Phu nhân Britta Ernst được chào đón tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. (Ảnh: g7hiroshima) |
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Phu nhân Akshata Murty tới thăm Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. (Ảnh: g7hiroshima) |
Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Kishida Fumio bắt tay Thủ tướng Italia Giorgia Meloni. (Ảnh: g7hiroshima) |
Được thành lập vào năm 1976, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7 hay Group of Seven) là một liên minh gồm 7 nền kinh tế: Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Italia, Mỹ và Canada.
Cùng với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), G7 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu.
G7 còn là tập hợp tiếng nói, phản ánh quan điểm tương đồng và lợi ích của các quốc gia phát triển trong giải quyết các vấn đề chung về an ninh quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận giải quyết thách thức toàn cầu.
Các nước thành viên G7 sở hữu tổng cộng hơn 50% giá trị tài sản thế giới, thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với thị trường khoảng 10% tổng dân số thế giới.