Kinh tế

Ấn tượng chuyển đổi số ở huyện biên giới Tuy Đức

Hưng Nguyên 14/11/2023 06:09

Huyện Tuy Đức đã và đang thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trên các lĩnh vực. Bước đầu, huyện đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển trên các lĩnh vực.

Xây dựng chính quyền số

Ông Phạm Văn Kháng, ở bon Bu NDrung, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) lên UBND xã để làm thủ tục thừa kế đất. Trong khi chờ cán bộ xã giải quyết thủ tục, ông sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR để tìm hiểu thông tin về lĩnh vực đất đai.

Ông Kháng cho biết, bảng thông tin không còn là văn bản giấy như ngày xưa mà đã được số hóa bằng mã QR. Qua mã QR ông quét có nhiều thông tin mở để người dân tiếp cận theo nhu cầu. Ông nhận thấy, các thông tin dạng mở rất hữu ích cho người dân. Ai có nhu cầu tìm hiểu thông tin gì đều dễ dàng tiếp cận và tập trung vào thông tin đó.

dsc01556(1).jpg
Xây dựng chính quyền số ở Tuy Đức tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và chính quyền giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính.

Ông Ngô Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Đắk Búk So cho biết, những năm qua, địa phương thực hiện CĐS trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, xã áp dụng chính quyền số, liên thông thủ tục hành chính.

Xã đã và đang thực hiện CĐS theo lộ trình từng bước, triển khai theo hình thức đơn giản trước, phức tạp sau. Xã áp dụng chính quyền số dựa vào nhu cầu, trình độ sử dụng công nghệ của người dân, thiết bị địa phương có.

Lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức cho biết, khi bắt tay thực hiện CĐS, huyện xác định xây dựng, phát triển chính quyền số là động lực, nền tảng để phục vụ cho công tác phát triển kinh tế số và xã hội số.

Huyện Tuy Đức đã xây dựng kế hoạch, lên danh mục các nội dung cụ thể trong kế hoạch CĐS trong từng giai đoạn, từng năm. Đặc biệt, huyện chú trọng nâng cao nguồn nhân lực CĐS thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Huyện xác định nguồn nhân lực chính là nền tảng để thực hiện chiến lược CĐS đạt hiệu quả cao nhất, nhanh nhất.

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị thuộc huyện; UBND các xã đã triển khai, sử dụng đầy đủ ứng dụng chữ ký số điện tử trong công tác lãnh đạo, điều hành, phát hành văn bản điện tử, hồ sơ điện tử. Các cơ quan, đơn vị đã tổ chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử bảo đảm đầy đủ, đạt hiệu quả cao.

Trên địa bàn huyện cơ bản đã bao phủ hạ tầng viễn thông, dịch vụ mạng từng bước nâng cấp lên công nghệ 5G. Về hạ tầng băng thông rộng đã được bao phủ trên 100% xã, thôn, bản, bon trên địa bàn huyện.

100% các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện lắp đặt internet cáp quang. Các cơ quan hành chính Nhà nước, các xã đã được đấu nối đường truyền số liệu chuyên dùng.

Có 6/6 xã trên địa bàn huyện đã thành lập ban chỉ đạo và xây dựng quy chế hoạt động về CĐS. 6/6 xã thành lập tổ công nghệ số cấp xã, cấp thôn. Trong đó, tổ cấp xã với hơn 80 thành viên, 73 tổ cấp thôn với 449 thành viên. Toàn huyện có khoảng 90% hộ gia đình có điện thoại thông minh.

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đang thực hiện 322 thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến. Những tháng đầu năm, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn huyện đã tiếp nhận được 3.148 hồ sơ thủ tục hành chính mức độ 3 và 303 hồ sơ mức độ 4.

Mục tiêu đến năm 2025, huyện Tuy Đức có ít nhất 80% hồ sơ công việc cấp huyện, 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Kinh tế số kết nối tiêu thụ nông sản

HTX Nông nghiệp xanh Quảng Trực (Tuy Đức) có vùng nguyên liệu mắc ca hơn 220 ha. Trong đó, có 70 ha sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích còn lại đang được các thành viên HTX sản xuất theo hướng hữu cơ.

Sau khi hình thành vùng nguyên liệu, HTX đã đầu tư máy móc phục vụ sơ chế, chế biến tạo ra các sản phẩm mắc ca bán ra thị trường. Sản phẩm mắc ca sấy của HTX đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh .

dsc01404(1).jpg
Người dân Tuy Đức đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng hiệu quả và nâng cao giá trị nông sản.

HTX đã xây dựng quy trình sản xuất, mã vùng trồng, kho bãi, khu chế biến được tích hợp vào mã vạch để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin từ quy trình chăm sóc đến chế biến sản phẩm. Sản phẩm mắc ca của HTX đã qua chế biến được đưa lên sàn thương mại điện tử, sàn OCOP.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết, kinh tế số đã giúp HTX tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất. Qua CĐS, HTX cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể cho khách hàng để tạo kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Trước đây, HTX phải thực hiện nhiều hoạt động thủ công, đi chào hàng theo cách truyền thống, phải mang hàng tận nơi để giới thiệu. Còn hiện nay khách hàng chỉ cần một lần quét mã QR là đã có đủ thông tin sản phẩm của HTX.

Nhờ đó, khách hàng của HTX đã vượt ra phạm vi địa phương, quốc gia, lượng hàng tiêu thụ cũng được tăng lên gấp nhiều lần qua từng năm. Trước đây, HTX tiêu thụ khoảng 5 tấn mắc ca mỗi năm, còn hiện nay khoảng 30 tấn qua chế biến và khoảng 100 tấn thô/năm.

Qua các kênh thương mại điện tử, khách hàng phản hồi, tương tác về sản phẩm cũng nhanh chóng và kịp thời hơn. Điều này giúp HTX điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

d0944.jpg

Thời gian qua, người dân huyện Tuy Đức đã áp dụng kinh tế số, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có gần 1.000 ha cây trồng ứng dụng công nghệ số và các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP, hữu cơ, 4C, ...).

Từ vùng nguyên liệu này, huyện đã xây dựng được 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Huyện đang hoàn thiện hồ sơ đánh giá cho 10 sản phẩm OCOP trong năm 2023. Huyện đã xây dựng được 4 mã vùng trồng chanh dây, sầu riêng, với quy mô gần 60 ha; 1 mã cơ sở đóng gói chanh dây tại xã Quảng Tân.

Thời gian qua, các ngành chức năng của huyện đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất nông nghiệp đưa hàng hóa, sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như voso, postmart, OCOP...; tham gia các hoạt động kinh tế số nông nghiệp.

Ông Kiều Quí Diện, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Đức cho biết, thực hiện kinh tế số, huyện Tuy Đức đặt trọng tâm vào việc ứng dụng các công nghệ số phù hợp vào quy trình sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Huyện chú trọng từng bước thay đổi tư duy, phương thức sản xuất đối với các thành phần kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng số hóa, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác.

Mục tiêu của huyện nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng đến nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

dji_fly_20231107_150226_200_1699344264152_photo_optimized(1).jpg
Chuyển đổi số thúc đẩy cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp Tuy Đức phát triển kinh tế - xã hội.

CĐS được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và toàn diện, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. CĐS trên các lĩnh vực đang góp phần xây dựng huyện Tuy Đức phát triển nhanh và bền vững.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Ấn tượng chuyển đổi số ở huyện biên giới Tuy Đức
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO