Trước đây, mỡ lợn từng là thực phẩm thông dụng trong chế biến các món ăn, được dùng thay cho dầu ăn. Nhưng hiện nay, thịt mỡ luôn là loại thực phẩm khiến nhiều người e ngại và né tránh vì quan điểm ăn thịt mỡ sẽ gây ra các bệnh như béo phì, tăng cholesterol và các bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe con người.
Chính vì vậy mà nhiều người vẫn thường loại bỏ thịt mỡ ra khỏi các bữa ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, quan điểm ăn thịt mỡ không tốt cho sức khỏe là một quan điểm sai lầm vì trong thịt mỡ vẫn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu liệu ăn mỡ lợn có tốt cho sức khỏe không nhé.
1 Ăn mỡ lợn có tốt không?
Năm 2020, theo đài BBC (British Broadcasting Corporation - Đài truyền hình quốc gia lâu đời nhất trên thế giới) thì mỡ lợn được xếp thứ 8 trong top 10 thực phẩm bổ dưỡng nhất. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Người ủng hộ thì cho rằng, chỉ dùng một muỗng cà phê mỡ lợn cho vào món ăn sẽ tăng thêm hương vị và màu sắc khiến món ăn trở nên tuyệt vời hơn. Người không ủng hộ cho rằng, mỡ lợn chứa nhiều chất béo và cholesterol dễ dẫn đến béo phì và các bệnh về tim mạch.
Các nhà khoa học đã phân tích và đánh giá, mỡ lợngiàuvitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe hơn cả thịt cừu và mỡ bò.
Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cũng cho rằng thịt mỡ là nguồn thực phẩm giàu năng lượng và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Vì vậy thịt mỡ nên là nguồn thực phẩm được sử dụng trong các bữa ăn đặc biệt là đối với trẻ em và người trung niên để các chức năng không bị suy yếu.
Ngoài ra, trên tờ Daily Mail của Anh cũng viết rằng mỡ lợn tốt cho sức khoẻ hơn trái bơ. Vì nó giàu vitamin D, nó có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trên thực tế, mỡ lợn là một trong những nguồn vitamin D dồi dào nhất, nhiều hơn 50% so với bơ, giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.
Trong mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% - 60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa, có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, phòng các bệnh về tai biến và các bệnh về tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Qua các thông tin trên cho thấy mỡ lợn không phải là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, và quan điểm ăn mỡ lợn không tốt cho sức khỏe là quan điểm sai lầm bởi vì ngược lại mỡ lợn còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Mọi người không nên bỏ mỡ động vật ra khỏi bữa ăn hàng ngày mà nên dùng song song hài hòa cùng mỡ thực vật với liều lượng vừa phải để cung cấp những chất cần thiết cho cơ thể và phòng tránh được bệnh tật.
2 Tác dụng chữa bệnh từ mỡ lợn
Mỡ lợn không những không gây ra các bệnh về tim mạch mà còn có tác dụng chữa bệnh, mỡ lợn thích hợp đối với những người hay chóng mặt, thiếu máu, người già hay ho khan mà không có đờm, người bị phân khô và suy dinh dưỡng.
Ngoài ra mỡ lợn còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, ho gió ho khan, viêm phế quản,... Bạn có thể tham khảo chi tiết về tác dụng chữa bệnh của mỡ lợn trong bài viết tác dụng chữa bệnh từ mỡ lợn có thể bạn chưa biết? nhé.
3 Cách thắng mỡ để làm tóp mỡ tại nhà
Bước 1: Lựa mua phần mỡ tươi ngon, không có mùi lạ hay những đốm màu lạ. Tốt nhất nên mua trong các siêu thị lớn uy tín.
Bước 2: Mỡ sau khi đem về bạn rửa mỡ sạch và cắt khối nhỏ (lưu ý không cắt quá nhỏ vì khi thẳng mỡ sẽ teo lại).
Bước 3: Cho mỡ vào chảođun với lửa nhỏ, khuấy thường xuyên và tiếp tục đun khoảng 30 phút, đến khi mỡ có màu vàng ươm và teo lại thành tóp mỡ thì tắt bếp, vớt tóp mỡ ra giấy thấm dầu.
Bước 4: Khi mỡ nguội bớt thì lọc tách mỡ và tóp mỡ đựng riêng trong lọ chai đậy kín nắp để dùng dần.
Tham khảo một số món ăn ngon từ tóp mỡ:
Cá bống kho tiêu với tóp mỡ, nghe tên đã thèm
Bữa trưa ngon miệng, thơm lừng với món cà tím xào tóp mỡ
Cách làm mì trộn tóp mỡ
4 Những lưu ý khi ăn mỡ lợn
Thịt mỡ tuy là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ nhưng nếu không được sử dụng đúng cách là đúng liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe.
Hãy luân phiên sử dụng dầu và mỡ để cơ thể được hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Đối với người bình thường, lượng mỡ và dầu nên được cân bằng ở tỷ lệ lý tưởng là 50:50. Đối với trẻ em dưới một tuổi thì tỷ lệ lý tưởng giữa lượng mỡ và dầu là 70:30.
Mỡ lợn chứa lượng axit béo bão hòa khá cao, dễ gây ra bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo bão hòa có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch.
Mỡ lợn là một thực phẩm có năng lượng cao, không nên ăn nhiều dẫn đến thừa năng lương, gây ra béo phì.
Mỡ lợn có nhiều chất béo, lượng calo khá cao, chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
Người tiêu hóa kém, tiêu chảy, đầy hơi, cao huyết áp, liệt nửa người, bị bệnh dạ dày, chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỡ lợn.
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thịt mỡ và những lợi ích mà thịt mỡ mang lại cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn thấy hay và bổ ích hãy chia sẻ nó cho bạn bè và người thân nhé!