Âm hiệu còi, loa và các động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Lê Hòa| 25/11/2024 08:59

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 69/2024/TT-BCA ngày 20/11/2024 quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Đáng chú ý, trong đó, có quy định cụ thể về âm hiệu còi, loa và các động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Âm hiệu còi, loa trong chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ

Theo đó, thông tư quy định âm hiệu còi được sử dụng kết hợp với động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

- Một tiếng còi dài, mạnh là báo hiệu dừng lại;

- Một tiếng còi ngắn, nhanh là cho phép lưu thông;

- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái qua mặt;

- Hai tiếng còi ngắn, mạnh là báo hiệu đi chậm lại;

- Ba tiếng còi ngắn, nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm soát hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Đối với một số vị trí nhất định có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được sử dụng loa gắn trên các phương tiện, loa pin cầm tay để nhắc nhở, hướng dẫn hoặc yêu cầu người tham gia giao thông chấp hành công tác chỉ huy, điều khiển giao thông của lực lượng chức năng.

Các động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ

1. Động tác báo hiệu cấm lưu thông tất cả các chiều đường:

a) Đứng nghiêm;

b) Thổi một tiếng còi dài, mạnh; đồng thời, tay phải cầm gậy áp sát vào thân người, quay từ từ về phía trước theo chiều kim đồng hồ và giơ tay thẳng lên, lòng bàn tay hướng vào trước đỉnh đầu, gậy thẳng đứng, tay trái buông thẳng theo đường chỉ quần, động tác này có hiệu lực cấm lưu thông đối với người và phương tiện tham gia giao thông ở tất cả các chiều đường.

Trường hợp người và phương tiện tham gia giao thông còn đang lưu thông trong phạm vi nút giao thông thì cho phép nhanh chóng đi khỏi nút giao thông. Ở nút giao thông có quy định vị trí dừng cho người và phương tiện tham gia giao thông thì phải dừng lại đúng vị trí quy định.

Hình minh họa động tác báo hiệu cấm lưu thông tất cả các chiều đường theo mẫu số 04A, 04B và 04C dưới đây:

Động tác báo hiệu cấm lưu thông tất cả các chiều đường (theo mẫu số 04A, 04B và 04C, thứ tự từ trên xuống dưới).)
Mẫu số 04A.
Mẫu số 04B.
Mẫu số 04B.
Mẫu số 04C.
Mẫu số 04C.



2. Động tác báo hiệu cho phép lưu thông:

Sau hiệu lệnh cấm lưu thông tất cả các chiều đường (khi người và phương tiện tham gia giao thông trong phạm vi nút giao thông đã đi qua hết, trừ nút có quy định vị trí dừng cho người và phương tiện tham gia giao thông phải dừng), phải cho phép lưu thông, thời gian tuỳ theo lưu lượng và tình hình giao thông ở các chiều đường. Trình tự động tác báo hiệu như sau:

a) Từ tư thế thực hiện cấm lưu thông tất cả các chiều đường;

b) Thổi một tiếng còi ngắn, nhanh; đồng thời, tay trái từ từ đưa lên, tay phải cầm gậy quay về phía trước mặt ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi hai tay dang ngang bằng vai, tay phải cầm gậy tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay úp xuống. Khi thực hiện động tác báo hiệu cho phép lưu thông nếu thời gian cho phép lưu thông nhiều thì Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có thể bỏ một tay xuống. Động tác cho phép lưu thông là hiệu lệnh cho người và phương tiện tham gia giao thông ở bên phải và bên trái của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được đi, người và phương tiện tham gia giao thông từ phía trước và sau của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông phải dừng lại.

Hình minh họa mẫu động tác báo hiệu cho phép lưu thông theo mẫu số 05A, 05B và 05C dưới đây:

Mẫu số 05A.
Mẫu số 05A.
Mẫu số 05B.
Mẫu số 05B.
Mẫu số 05C.
Mẫu số 05C.



3. Động tác báo hiệu cho bên phải đi nhanh hơn:

Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, gập cánh tay phải cầm gậy từ khuỷu tay đến bàn tay về phía trước ngực, cánh tay phải và gậy thẳng, sau đó duỗi ra như động tác báo hiệu cho phép lưu thông, tay gập đi gập lại ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với ba tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên phải.

Mẫu số 06 (động tác báo hiệu bên phải đi nhanh hơn).
Mẫu số 06.




4. Động tác báo hiệu cho bên trái đi nhanh hơn:

Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, gập cánh tay trái từ khuỷu tay đến bàn tay về phía sau gáy, tay hơi chếch lên, lòng bàn tay hướng vào gáy, sau đó lại duỗi ra như động tác báo hiệu cho phép lưu thông, tay gập đi gập lại ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với ba tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên trái.

Mẫu số 07.
Mẫu số 07.


5. Động tác báo hiệu cho bên phải đi chậm lại:

Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay phải cầm gậy kéo về ngang thắt lưng, gậy buông thẳng theo đường chỉ quần, lòng bàn tay phải úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với hai tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về bên phải.

Hình minh họa mẫu động tác báo hiệu bên phải đi chậm lại theo mẫu số 08A và 08B bên dưới.

Mẫu số 08A.
Mẫu số 08A.
Mẫu số 08B.
Mẫu số 08B.



6. Động tác báo hiệu cho bên trái đi chậm lại:

Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay trái kéo về ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với hai tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về phía bên trái.

Hình minh họa mẫu động tác báo hiệu bên trái đi chậm lại  theo mẫu số 09A và 09B dưới đây.

Mẫu số 09A.
Mẫu số 09A.
Mẫu số 09B.
Mẫu số 09B.

7. Động tác báo hiệu cho bên phải dừng lại: 

Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay phải cầm gậy, cổ tay quay từ từ theo hướng thẳng đứng và vuông góc với cánh tay, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên phải dừng lại, mắt hướng về bên phải.

Mẫu số 10.
Mẫu số 10.



8. Động tác báo hiệu cho bên trái dừng lại:

Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, cổ tay trái quay từ từ theo hướng thẳng đứng và vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay trái hướng về phía bên trái, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên trái dừng lại, mắt hướng về phía bên trái.

Mẫu số 10.
Mẫu số 11.


9. Động tác báo hiệu cho phương tiện rẽ trái qua mặt:

a) Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước giơ thẳng ngang vai, lòng bàn tay úp xuống, kết hợp với một tiếng còi dài, mạnh. Tay trái đưa từ từ về phía trước mặt theo hướng từ dưới lên trên, tay thẳng, lòng bàn tay trái ở tư thế úp từ từ lật nghiêng đến thẳng đứng, tay đưa đi đưa lại ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với một tiếng còi ngắn, mắt hướng về phía bên trái, nơi có phương tiện được phép rẽ trái qua mặt;

b) Với tư thế này, các loại phương tiện, người đi bộ từ phía bên phải và phía sau Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông đều phải dừng lại; phía trước, các loại phương tiện được phép rẽ phải; phía bên trái Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông các loại phương tiện được phép đi tất cả các hướng.

Hình minh họa mẫu động tác báo hiệu cho phương tiện rẽ trái qua mặt theo mẫu số 12A, 12B và 12C dưới đây.

Mẫu số 12A.
Mẫu số 12A.
Mẫu số 12B.
Mẫu số 12B.
Mẫu số 12C.
Mẫu số 12C.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2025; thay thế Thông tư số 26/2017/TT-BCA ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/gioi-thieu-van-ban/quy-dinh-ve-chi-huy-dieu-khien-giao-thong-duong-bo-cua-canh-sat-giao-thong-d1-t1574.html


Theo bocongan.gov.vn
https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/gioi-thieu-van-ban/am-hieu-coi-loa-va-cac-dong-tac-chi-huy-dieu-khien-giao-thong-duong-bo-cua-canh-sat-giao-thong-d1-t1576.html
Copy Link
https://bocongan.gov.vn/pbgdpl/gioi-thieu-van-ban/am-hieu-coi-loa-va-cac-dong-tac-chi-huy-dieu-khien-giao-thong-duong-bo-cua-canh-sat-giao-thong-d1-t1576.html
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Âm hiệu còi, loa và các động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO