Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo “Giám sát Hội nhập Kinh tế châu Á,” trong đó đánh giá châu Á đã trở nên hội nhập hơn trong thập kỷ qua do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và du lịch, nhất là khi gần đây châu lục này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu...
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)vừa công bố báo cáo “Giám sát Hội nhập Kinh tế châu Á,” trong đó đánh giá châuÁ đã trở nên hội nhập hơn trong thập kỷ qua do sự phát triển mạnh mẽ của thươngmại và du lịch, nhất là khi gần đây châu lục này phải đối mặt với cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu và tiếp sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính khu vựcđồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song đồng thời cũng lưu ý hợp tác khu vựctrong tương lai có thể sẽ khó khăn hơn.
Thông cáo báo chí ngày 5/2 của ADBcho biết “Chỉ số hội nhập” mới trong báo cáo nói trên cho thấy một sự hội nhậplớn hơn của châu Á sẽ trở nên khó khăn hơn, do ngoài thương mại và du lịch, cáclĩnh vực hợp tác còn lại phức tạp hơn.
Báo cáo “Giám sát Hội nhập Kinh tế châu Á,” được ADB công bố định kỳ một nămhai lần, cho biết “Chỉ số hội nhập” - được đánh giá qua các yếu tố giám sát đầutư trực tiếp nước ngoài, các thị trường vốn, tương quan sản lượng, thương mạivà du lịch, cho thấy mức độ hội nhập của châu Á đã tăng từ mức cơ sở 100 điểmnăm 2001 lên 233,27 điểm năm 2010 và tuy giảm nhẹ xuống 192,22 điểm năm 2011 doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, song vẫn cao hơn nhiều so vớinăm 2007, khi bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Báo cáo ghi nhận ngoài lĩnh vực thương mại và du lịch, các thị trường vốn khuvực châu Á cũng đã trở nên gắn kết với nhau hơn, trong đó như Hiệp hội các nướcĐông Nam Á (ASEAN) cùng ba nước Đông Á (ASEAN + 3), bao gồm Trung Quốc, HànQuốc và Nhật Bản đã hợp tác mở rộng khuôn khổ “Sáng kiến Chiang Mai” của ASEANnhằm tăng cường đảm bảo mức độ an toàn cho hệ thống tài chính của mình, hay ẤnĐộ và các nước Nam Á cũng đang hướng tới một mô hình tương tự và một số nướctrong khu vực đã mở rộng hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương.
Tuy nhiên, Báo cáo lưu ý hội nhập tài chính và dịch chuyển lao động đang tụthậu sau các lĩnh vực trên, nhất là khu vực hiện có nhu cầu lớn về một sự kếtnối cơ sở hạ tầng quốc gia và xuyên biên giới nhiều hơn. Thậm chí, kể cả tronglĩnh vực thương mại cũng còn rất nhiều điều cần làm để châu Á hội nhập sâu rộnghơn.
Các biểu thuế quan tuy giảm, song vẫn còn nhiều rào cản khác đối với thươngmại, chẳng hạn như quản lý biên giới đang kiềm chế đáng kể hội nhập lớn hơn.Thương mại nội khu vực về dịch vụ cũng phải đối mặt với nhiều trở ngại. Tácđộng của các khối thương mại khu vực như Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP) do Mỹ khởi xướng và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với ASEAN làtrung tâm vẫn còn chưa rõ ràng. TPP và RCEP có thể cạnh tranh nhau, mà cũng cóthể hỗ trợ xây dựng các khối cho một hiệp định thương mại toàn cầu.
Ngoài ra, còn có tình trạng chồng chéo các hiệp định thương mại tự do đangtrong xu thế gia tăng. Tính đến tháng 1/2013, châu Á đã có 109 hiệp định thươngmại tự do, tăng từ mức 36 hiêp định năm 2002 và có 148 thỏa thuận tương tự khácđang trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Sự chồng chéo và số lượng quánhiều như vậy đã làm tăng tính phức tạp và chi phí cho các nhà xuất khẩu, đòihỏi châu Á cần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do để tạo ra các hiệpđịnh song phương tốt nhất có thể áp dụng với các đối tác thương mại khác.
Nguồn TTXVN