Để tăng cường hơn nữavai trò, trách nhiệm của mình, thời gian qua, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐNDtỉnh đã có những hoạt động tiếp xúc cử tri, với hình thức, cách thức đa dạng,linh hoạt, được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ.
![]() |
Mộtcuộc tiếp xúc giữa Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh với một số hộ dân xã TâmThắng (Chư Jút) |
Điển hình, mới đây, đểkhảo sát tình hình ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Tâm Thắng (Chư Jút),Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh đã tranh thủ tổ chức tiếp xúc với một số cử tritrong vùng mà theo các cử tri là chưa có trong tiền lệ. Cuộc tiếp xúc khôngphải ở hội trường, không có các ban bệ, thành phần như thường lệ mà đích thâncác đại biểu đến tận từng hộ dân để nắm bắt nguyện vọng, ý kiến về tình trạngmôi trường.
Vì hình thức tiếp xúccó phần mới lạ này, lúc đầu, một số người dân còn khá e ngại vì sợ đại biểu vềđiều tra vụ việc gì? Thế nhưng, sau khi được các đại biểu giải thích, cử trirất phấn khởi và tỏ ra hào hứng, đề đạt nhiều ý kiến, kiến nghị về tình trạng ônhiễm môi trường tại cơ sở. Sau khi gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri, các đạibiểu còn gửi lại địa chỉ, điện thoại đường dây “nóng” để khi có những phát sinhở cơ sở, cử tri có thể phản ánh kịp thời qua điện thoại hoặc thư tín.
Theo ông Trần Văn Đức,Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh thì nếu chỉ tiếp xúc cử tri theo hìnhthức truyền thống thì một số ý kiến, nguyện vọng của cử tri muốn đề đạt sẽkhông kịp thời đến được đại biểu. Vì thế, việc đa dạng hóa các hình thức tiếpxúc là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin kịp thời phát sinh ở cơsở.
Đơn cử như thời gianqua, nhiều cử tri ở huyện Chư Jút đã gọi điện thoại trực tiếp cho đại biểu HĐNDtỉnh để phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp TâmThắng. Nhận thấy nếu đợi đến các kỳ tiếp xúc cử tri tập trung thì sẽ không kịpthời ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của nhân dân nên Ban đã xin ý kiến của Thườngtrực HĐND tỉnh cho phép dành thời gian tổ chức gặp gỡ một số cử tri tại địabàn. Không chỉ nắm bắt thông tin để phục vụ công tác khảo sát mà cuộc tiếp xúcnày còn giúp đại biểu xây dựng mạng lưới thông tin ở cơ sở có thể theo dõi quátrình khắc phục hậu quả của các đơn vị vi phạm về sau này.
Tương tự, tại cuộctiếp xúc với cử tri xã Đắk Sôr (Krông Nô), đồng chí Lê Diễn, Phó Bí thư Tỉnhủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng nhấn mạnh, đểđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của các đại biểu dân cử, tăng cường vaitrò giám sát của nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đang cố gắng đadạng hóa các hình thức tiếp xúc với cử tri.
Cụ thể là ngoài hìnhthức tiếp xúc truyền thống tại điểm tập trung cố định như lâu nay, đại biểuQuốc hội tỉnh cũng đã tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri theo nhóm, tổ, dưới hìnhthức “hội nghị mi ni” với những chủ đề, chuyên đề cụ thể để có thể nắm bắtsâu sát, kịp thời những phát sinh ở cơ sở,thông qua phản ánh của cử tri.
Có thể nói, để tiếptục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND, thời gian qua,Thường trực HĐND tỉnh đã có chủ trương khuyến khích đại biểu phát huy nhữngsáng kiến trong công tác tiếp nhận ý kiến cử tri bằng các hình thức. Bằng việccông khai số điện thoại đại biểu, thành lập đường dây “nóng” và các hình thứckhác để đa dạng hóa hoạt động tiếp xúc cử tri. Từ đây, nhiều cử tri đã bắt đầulàm quen với hình thức đề đạt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của mìnhvới các đại biểu bằng những hình thức tiện ích này.
Thông qua đó, khôngchỉ cử tri phát huy quyền làm chủ của mình mà các đại biểu cũng có thêm nhiềukênh thông tin để nâng cao chất lượng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao. Lợi ích của việc mở rộng các hình thức tiếp xúc cử tri là không bị hạnchế về thời gian, không gian, đối tượng…
Bài, ảnh:Hà An