5 bài văn mẫu nghị luận xã hội bàn về câu nói "Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng"
Tổng hợp các bài văn Nghị luận về câu nói "Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng" hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn nghị luận hay hơn.
Đề bài: Hãy nêu suy nghĩ của bạn về câu ngạn ngữ của Nga :"Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng"
Dàn ý
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần suy nghĩ, bình luận
II. Thân bài
1. Giải thích câu ngạn ngữ:
– Đối xử với bản thân bằng lí trí: là cách ứng xử với bản thân mình. Mỗi người cần có khả năng tự nhận thức, tự đánh giá về mình một cách tỉnh táo, sáng suốt và có phần khắt khe. Chính điều đó mới giúp ta có thể nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để phát huy và khắc phục.
– Đối xử với người khác bằng tấm lòng: cách ứng xử với mọi người. Với người khác chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá bằng lòng yêu thương và sự bao dung. Điều đó sẽ giúp người gần người hơn, tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhàng. Khi đối xử với người khác bằng tấm lòng ta sẽ được đón nhận tấm lòng. Cái được nhận lại cũng chính là cái mà ta đã từng cho đi.
→ Câu ngạn ngữ Nga đã nêu ra bài học về cách ứng xử của con người với bản thân và với người khác: Với bản thân phải nghiêm khắc, với mọi người phải vị tha, khoan dung, độ lượng.
2. Bàn luận.
– Câu ngạn ngữ đúng đắn bởi trong thực tế cuộc sống việc nghiêm khắc với bản thân và độ lượng với mọi người là rất cần thiết.
– Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt để tránh những cách ứng xử cực đoan, cứng nhắc, không mang lại kết quả tốt đẹp:
+ Quá lí trí với bản thân sẽ khiến ta trở thành người sống nguyên tắc, cứng nhắc, thậm chí khô khan, giáo điều. Người như thế sẽ không biết cách đối xử với người khác bằng tấm lòng. Vì vậy trong những tình huống khác nhau của cuộc sống mỗi người cũng cần phải biết đối xử với chính mình bằng tấm lòng. Một người chỉ có thể khoan dung với người khác khi biết độ lượng với bản thân mình.
+ Quá dễ dãi khi dành tấm lòng cho người khác như: yêu thương không đúng cách, bao dung không đúng việc, vị tha không đúng người…cũng sẽ làm hại đến mọi người xung quanh, bản thân dễ bị người xấu lạm dụng. Đối xử với người khác bằng tấm lòng là đúng nhưng cũng có lúc, có người, có việc rất cần sự lí trí. Có như vậy ta mới đủ tỉnh táo và sáng suốt nhìn nhận, đánh giá vấn đề để có cách ứng xử cho đúng.
3. Bài học nhận thức cho bản thân.
– Cần vận dụng linh hoạt ý nghĩa của câu ngạn ngữ trên. Hãy tùy vào thực tế cuộc sống mà ta lựa chọn cách ứng xử phù hợp với bản thân mình và mọi người.
III. Kết bài:
Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa của câu nói đối với chúng ta.
Top 5 bài văn nghị luận xã hội bàn về câu nói "Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng" hay nhất
Mẫu 1
Thế kỷ 20 ai phiêu bạt
Trong lửa cháy có khi nào sực nghĩ
Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ
Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu
Phải chẳng, cái khó của con người luôn nằm ở chỗ chính họ phải học cách nghiêm chỉnh với bản thân, yêu thương đồng loại trên hành trình sống của mình? Bởi lẽ, chúng ta sẽ thật dễ dàng dùng lí trí để khuyên bảo người khác và dành tình yêu cho chính mình. Nhưng ngược lại, nó sẽ là một sự thách thức chưa bao giờ nhỏ trong ý nghĩ của toàn thể nhân loại. Suy cho cùng, chúng ta rất cần "đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng”
Tôi đã nghe ai đó nói rằng "hãy sống bằng cái đầu lạnh và một trái tim nóng”. Có lẽ, cái đầu lạnh là kí gửi cho bản thân còn trái tim sinh ra để trao tặng đến muôn người. "đối xử với bản thân bằng lí trí” tức tự buộc mình vào quy củ nghiệm chỉnh của đạo đức xã hội, dùng tư tưởng sáng suốt để hành xử và đối đãi với linh hồn sống ngày ngày đang tồn tại và cho phép nhận thức tác động với chính con người bạn. Không chỉ vậy, họ còn cần phải "đối xử với người khác bằng tấm lòng” – trao đi hết thảy những bao dung, vị tha, những tình thương rút ra từ sâu thẳm lòng, tinh thần nhân hậu mà đối đãi với nhân thế sao cho vẹn toàn. Lý trí thuộc về tư tưởng, tấm lòng thuộc về trái tim. Nó được chia đều, gắn mác sẽ định sẵn vào thế bản thân và công chúng mà con người phải chấp nhận. Một lời khuyên đầy chân thành cũng như một châm ngôn cực kì đáng quý cho hành trình sống của loài người. Hơn hết, họ phải là những người bản lĩnh để lạnh lùng, để lí trí với bản thân và rồi đánh thức ngọn lửa thương yêu mà sưởi ấm cho toàn thể xã hội mình, đồng loại mình.
Tại sao chúng ta lại buộc phải “đối xử với bản thân bằng lí trí”. Bắt nguồn từ bản chất, quy luật của mỗi con người. Ở bên trong chúng ta đều có đầy đủ những rồng phượng rắn rết, có những tốt xấu, ánh sáng và bóng tối như nhau. Con người hoàn toàn có thể bị cái bản năng chi phối, dẫn đường với những lề thói ích kỉ, dục vọng tầm thường. Con người hoàn toàn có thể bị đánh gục bởi cái ác trên sàn đấu knock out ấy, biến chất, thậm chí là tha hóa từ lúc nào không hay. Nhưng bởi có lí trí. Bởi chúng ta đối xử với bản thân bằng lí trí nên có cơ hội để được đánh thức phẩm chất cao đẹp, để đứng dậy sau sai lầm và tháo bỏ lớp mặt nạ, trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình hơn bao giờ hết. Có lí trí mới có những tù nhân được ra trại giam sớm hơn nhờ sự tu chí, hối lỗi, biết cách cải tạo tốt. Có lí trí mới có cậu bé BÔM chưa bao giờ cho phép bản thân được gục ngã, được yếu mềm hay chấp nhận cái số phận éo le mà mình đang mang. Chính họ, họ biết mình cần làm gì, cần đối đãi ra sao với bản thân để tồn tại giữa cuộc đời lắm phong ba, bão tố này. Cũng bởi chúng ta đối xử với bản thân bằng lí trí nên mới tạo dựng nên những giá trị cao cả, ý nghĩa, mới viết nên câu chuyện đáng khắc ghi lên tảng đá của riêng mình. Mỗi người chúng ta sinh ra đều mang trong mình nhưng vẽ đẹp riêng tựa các vị thần trên đỉnh Olympus – họ có cho mình sức mạnh đặc biệt mà kẻ khác không thể có. Hoặc là đang bị che lấp, hoặc là cái đời sống thường ngày đang vùi đi mầm mống, con đường phát triển cho những giá trị ấy. Chỉ khi và khi con người được niêm chuẩn vào quy củ mà họ đặt ra, không cho phép bản thân được phạm lầm lỗi đến lần thứ hai hay tồn tại với những năm tháng vô nghĩa lí thì họ mới biết cách để khơi mào, để sức mạnh của linh hồn họ được tỏa sáng. Nó tác động mạnh mẽ đến bản chất con người khi trong họ còn quá nhiều khiếm khuyết, khuyết thiếu cần loại bỏ. Tôi vẫn luôn tin rằng, những tật xấu của con người hãy còn đó nếu họ chưa học cách ép bản thân mình, sống bằng cái lí trí sắc sảo. Thế giới càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tội phạm, trộm cắp có, ma túy có, thậm chí là tàn sát cũng có. Tất cả đều bắt đầu nguyên do từ chính việc họ chưa thể dùng cái đầu lạnh kìm nén những ý nghĩ xấu xa nảy ra trong đầu. Thay vào đó lại thúc giục bản thân mình để thực hiện. Bản chất của con người rất dễ bao dung cho chính mình. Bao dung lỗi lầm, tìm cách biện minh, trốn tránh, sợ hãi như vụ việc dùng giấy giả bệnh tâm thần để thoát tội của tù nhân. Nhân loại cứ nối tiếp kéo dài những chuỗi ngày như vậy thì thật khó để chạm đến ngưỡng văn minh toàn cầu
“Đối xử với bản thân bằng lí trí” sẽ góp phần dựng xây một cá nhân tốt trong một cộng đồng người một thế giới đã chạm ngưỡng 8 tỷ người hôm nay. Khi cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, khi con người có nguy cơ bị robot hóa, thậm chí là đánh mất quyền sống như một con người thì việc dùng lí trí mà tồn tại thực sự sẽ mang tới những phút giây tỉnh táo cho não bộ con người, biết cách để đưa nhân loại trở thành một chỗ đứng không thể bị thay thế. Càng khuôn mình trong cái nhận thức cho phép của con người bao nhiêu, chúng ta càng có nhiều cơ hội và tiềm năng bấy nhiêu. Kẻ sống bằng cái đầu của người khác, kẻ buông lỏng, hời hợt với chính mình – đối với tôi đó là một kẻ thất bại. Sẽ ra sao nếu ai ai cũng bỏ mặc bản thân, bỏ mặc ý kiến của mình trong những mớ hỗn độn tiêu cực vô cùng, bỏ mặc cả khi đang chênh vênh giữa ngã ba cuộc đời. Con người là một cá thể riêng biệt độc lập, sống bằng tư duy của chính mình. Nếu họ còn không thể điều hành được bộ não của riêng mình thì họ chưa bao giờ đủ để trở thành một người lãnh đạo tiềm năng, đi đầu. Đúng là chúng ta rất dễ bị tổn thương, nhưng vết thương có thể được khâu lành nhờ lí trí. Còn đi qua quá nửa đời người, nhìn thấy chính mình đã bỏ lỡ bao điều khi đã quá dễ dãi thì đáng tiếc vô cùng.
Nhưng “đối xử với bản thân bằng lí trí thôi là chưa đủ”, chúng ta còn phải "đối xử với người khác bằng tấm lòng”. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, là một trong những nguyên tố quan trọng trong tế bào có ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau. Vừa là cá thể độc lập nhưng không thể biệt lập hoàn toàn với cộng đồng. Thế giới rất cần một trái tim ấm nóng cho đời. Vì sao? Vì chúng ta sinh ra là để trao tặng yêu thương, để bám víu lấy nhau mà vượt qua cơn bão cuộc đời. Vì chỉ có yêu thương, có đối xử với nhau bằng tấm lòng thì mới kết nối được những con người xa gần sát cánh bên nhau, mới khiến họ không cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo giữa đời bạc bẽo. Vì chỉ khi trao đi mới chứng tỏ được giá trị của mình đối với xã hội, mới tạo lập một hình tượng rất đáng tự hào trong mắt mọi người. Trong tháp Maslow của con người có tồn tại một nhu cầu đó là nhu cầu yêu thương đủ để chứng tỏ thế giới luôn luôn cần tấm lòng đùm bọc lẫn nhau, một tấm lòng đầy sẻ chia và vị tha. Đối xử với người khác bằng tấm lòng không khác gì việc bạn đang nỗ lực để thanh xuân, để những phút giây này trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Cuộc đời là vô toàn, chẳng biết tương lai sẽ ra sao nhưng hiện tạo nếu đủ tình thương, tôi tin con người sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Hạnh phúc từ vị trí người cho đi lẫn hạnh phúc từ kẻ được nhận. Có một Quang Linh giành cả tuổi trẻ mình để cải thiện cuộc sống của người dân châu phi xa xôi, không ngại gian không, không một lần e dè trước khoảng cách. Có một nhà báo Mai Anh đã cứu chú lính chì dũng cảm Thiện Ân từ cõi chết trở về khi bị bỏ rơi, các con vi sinh vật đã ăn mất bộ phận sinh dục. Có một cụ bà mang gạo đến góp sức vào những ngày thiếu thốn của bệnh dịch. Tất cả họ đều đã và đang sống bằng tấm lòng, sống bằng tình thương cùng trái tim đầy vĩ đại, đáng ca ngợi. Tình thương, tấm lòng chỉ cần nhỏ nhoi thôi cũng đủ để thắp sáng một tâm hồn, một đời người, đủ để họ có thêm sinh khí mà chống chèo con thuyền của mình trên biển lớn
Con người cần "đối xử với người khác bằng tấm lòng” bởi một đất nước, một dân tộc chỉ phát triển phồn vinh khi nhân dân họ biết sống cho tập thể, vì tập thể, dùng tình yêu thương để lan tỏa, cứu giúp cộng đồng. Đó là căn cốt, là điều thiết yếu và là yếu tố căn bản góp phần cho sự phồn vinh của đất nước. Không phải tự nhiên mà có một dân tộc do Thái mấy nghìn năm bị đô hộ mà không đánh mất tiếng nói của mình. Họ có sự yêu thương chiến thắng tất cả. Không phải từ nhiên mà ròng mấy hơn hai năm đại dịch Covid liên tục có những chuyên cơ của các nước lớn chở vật dụng y tế, thức ăn tiếp tế cho những nước nhỏ bé hơn. Họ có sự yêu thương thúc đẩy điều đó. Trong thời đại biến chuyển dữ dội , công nghiệp hóa càng ngày càng lan rộng thì việc đối xử với nhau bằng tấm lòng sẽ vô cùng quan trọng. Không có nó, con người hoàn toàn có thể chết đi, quay trở về thời đồ đá. "Làm gì sống mà không yêu một kẻ nào” ( Xuân Diệu). Cái yêu ấy có thể là tình yêu trai gái, có thể là tình thương giữa người với người, dân tộc này với dân tộc khác. Tình yêu thương sẽ còn đồng hành cùng con người đến ngày tận hệ, đến tận cùng mai sau.
Tuy nhiên, "đối xử với bản thân bằng lí trí” không đồng nghĩa với việc ngược đãi chính mình, bỏ quên những vết thương lòng, để bản thân rơi vào trạng thái héo mòn về tâm hồn. Và "đối xử với người khác bằng tấm lòng” cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta trở nên dễ dãi với chính tình yêu thương của minh khi cho đi. Hơn hết, con người sẽ không có quá nhiều những năm tháng tuổi trẻ để sống bằng lí tưởng, bằng sự đối đãi bao dung với kẻ khác. Một đời là quá ngắn để chúng ta sống. Nhưng ta có thể tồn tại đầy ý nghĩa bằng việc cho đi nhiều hơn, mà cũng nghiêm chỉnh nhiều hơn với tư tưởng, với ý nghĩ thuộc về nhận thức của bản thân. Đến cuối cùng, chỉ có sống bằng cái đầu lạnh, trái tim nóng thì chúng ta mới vẹn tròn hạnh phúc.
Dẫu biết, hành trình làm người sẽ còn đấy lắm những gian lao, những khốn khổ tột cùng. Nhưng, tôi mong rằng chúng ta đều sẽ trở thành với bản thân của mình hôm nay, sẽ yêu lấy thế giới này, con người này. Liệu bạn có sẵn sàng để "đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng”?
Mẫu 2
Không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, việc đối diện với khó khăn và học cách tự đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm khắc cho bản thân cũng như yêu thương đồng loại trên cuộc hành trình sống đòi hỏi sự tự khắc. Chúng ta thường dễ dàng tư vấn người khác và tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mình bằng lý trí. Tuy nhiên, thách thức thực sự nằm ở việc duy trì tư duy tích cực này trong tâm hồn của toàn bộ nhân loại. Đúng vậy, chúng ta cần "đối xử với bản thân bằng lí trí và đối xử với người khác bằng tấm lòng."
Có một người từng chia sẻ rằng "hãy sống bằng cái đầu lạnh và một trái tim nóng." Có thể hiểu rằng cái đầu lạnh đại diện cho việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và sử dụng lý thức để hành động một cách sáng suốt. Trong khi đó, trái tim nóng thể hiện tình yêu và lòng nhân ái chúng ta có thể trao cho mọi người. "Đối xử với bản thân bằng lí trí" đòi hỏi chúng ta tuân thủ các nguyên tắc đạo đức xã hội, sử dụng tư duy sáng suốt để ứng phó với cuộc sống hàng ngày và để chấp nhận sự tác động của nó lên bản thân mình. Điều quan trọng là, chúng ta không nên phải áp đặt bản thân vào một khung ràng buộc quá chặt chẽ.
Hãy để tâm hồn của bạn được tự do bay cao, để trái tim mở rộng đón nhận tình thương và sự khoan dung. "Đối xử với người khác bằng tấm lòng" là hành động trao đi lòng tốt, lòng vị tha và tình yêu chân thành mà ta chắt chiu sâu trong lòng mình. Tâm hồn ta sẽ tươi sáng hơn khi chúng ta lan tỏa sự nhân ái và lòng nhân hậu này ra xung quanh, giúp chúng ta kết nối với người khác và xóa tan cảm giác cô đơn, lạnh lẽo trong cuộc sống nhiều biến động này.
Tuy nhiên, không nên hiểu sai rằng "đối xử với bản thân bằng lí trí" đồng nghĩa với việc tự hành hạ, bỏ qua những vết thương trong tâm hồn. Và cũng đừng hiểu lầm rằng "đối xử với người khác bằng tấm lòng" có nghĩa là chúng ta cần phải hy sinh sự tự trọng của mình. Thực tế, việc sống trong sự cân bằng giữa tự trọng và lòng nhân ái, giữa lý trí và tình cảm là điều quan trọng để tận hưởng một cuộc sống đáng sống.
Hãy nhớ rằng chúng ta là con người, và sự phát triển của chúng ta đòi hỏi cả tình cảm và lý thức. Bằng cách duy trì sự cân bằng này, chúng ta có thể trải nghiệm sự phong phú và đáng kỳ vọng trong cuộc sống này.
Mẫu 3
Trong cuộc sống, cách chúng ta đối xử với bản thân và người khác đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ và phát triển cá nhân. Câu ngạn ngữ "Với bản thân phải nghiêm khắc, với mọi người phải vị tha" đã mang lại một bài học quý báu về sự cân nhắc trong cách ứng xử của chúng ta.
Đối xử với bản thân bằng lí trí đòi hỏi sự tự nhận thức và đánh giá tỉnh táo. Chúng ta cần phải thấu hiểu ưu điểm và hạn chế của bản thân để có khả năng phát triển và khắc phục. Tuy nhiên, quá nghiêm khắc với bản thân có thể khiến ta trở nên cứng nhắc, khô khan, và thiếu linh hoạt. Điều quan trọng là biết cân nhắc và tìm sự cân bằng giữa tự đánh giá mình một cách khắt khe và linh hoạt để tránh những cách ứng xử cực đoan.
Đối xử với người khác bằng tấm lòng là về mặt nguyên tắc đúng, nhưng cũng cần phải có sự cân nhắc. Dưới góc độ này, chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá người khác bằng lòng yêu thương và sự bao dung. Điều này giúp tạo dựng mối quan hệ gần gũi và hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng yêu cầu cách ứng xử đầy lòng mến. Đôi khi, việc đối mặt với người khác đòi hỏi sự tỉnh táo và cân nhắc. Nếu ta quá dễ dãi trong việc yêu thương, bao dung, hoặc vị tha, có thể gây hại cho mọi người xung quanh và dễ bị người xấu lạm dụng.
Nhưng điều quan trọng nhất là rút ra bài học nhân sinh cho bản thân. Chúng ta cần phải biết áp dụng ý nghĩa của câu ngạn ngữ này vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Đôi khi, chúng ta cần phải đánh giá bản thân bằng tấm lòng và cân nhắc khi đối mặt với người khác bằng lí trí. Sự cân nhắc này giúp ta đảm bảo rằng chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ khỏe mạnh và phát triển cá nhân một cách cân đối và thấm thiết.
Mẫu 4
Cuộc sống là một hành trình phức tạp, và trong quá trình này, chúng ta thường đối mặt với nhiều quyết định và lựa chọn khác nhau. Trong bài nghị luận này, chúng ta sẽ xem xét ý kiến về việc đối xử với bản thân bằng lí trí và đối xử với người khác bằng tấm lòng, và tại sao sự cân bằng giữa hai khía cạnh này quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta.
Đối xử với bản thân bằng lí trí đòi hỏi chúng ta phải có khả năng tự kiểm soát, đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên lý thuyết và suy nghĩ logic. Điều này có nghĩa là chúng ta phải xác định các mục tiêu, lập kế hoạch và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và đạo lý trong cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp chúng ta duy trì sự tự kiểm soát và đảm bảo rằng chúng ta không bị lạc hướng trong cuộc sống.
Việc đối xử với bản thân bằng lí trí cũng liên quan đến việc tự trọng và tự yêu thương. Chúng ta cần phải biết bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của mình, không tự hại bản thân hoặc để bị tổn thương bởi những quyết định không đúng đắn. Điều này có thể bao gồm việc đặt ra những giới hạn và biết khi nào nên nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc cho bản thân mình.
Đối xử với người khác bằng tấm lòng là việc chúng ta trao đi tình cảm, lòng nhân ái và sự khoan dung đến người khác. Điều này bao gồm việc lắng nghe, thông cảm và hỗ trợ người khác trong những thời khắc khó khăn. Khi đối xử với người khác bằng tấm lòng, chúng ta tạo ra một môi trường xã hội đáng sống và đáng trải nghiệm.
Tấm lòng này cũng áp dụng đối với các mối quan hệ xã hội và tương tác hàng ngày. Nó giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Việc này thường dẫn đến sự hòa thuận và tình bạn trong xã hội.
Sự cân bằng giữa đối xử với bản thân bằng lí trí và đối xử với người khác bằng tấm lòng là quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc đối xử với bản thân bằng lí trí, chúng ta có thể trở nên tham lam, ích kỷ và thiếu lòng nhân ái. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ tập trung vào đối xử với người khác bằng tấm lòng, chúng ta có thể mất kiểm soát và trở nên quá hiếu kỳ.
Sự cân bằng này giúp chúng ta duy trì một cuộc sống có ý nghĩa và hài hòa. Nó cho phép chúng ta đặt ra mục tiêu và đối phó với thách thức một cách thông minh, đồng thời cũng giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong kết luận, việc đối xử với bản thân bằng lí trí và đối xử với người khác bằng tấm lòng đều đóng góp quan trọng vào cuộc sống của chúng ta. Sự cân bằng giữa hai khía cạnh này là điều cần thiết để chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống đáng sống và đóng góp vào xã hội.
Mẫu 5
Trong cuộc sống bộn bề, có bao giờ bạn tự đánh giá bản thân mình một cách công tâm chưa? Có bao giờ bạn đánh giá, đối xử với người khác một cách đúng đắn chưa? Có thể bạn không tốt nhưng vẫn cho qua những lỗi lầm sai trái của mình, có thể bạn nhìn thấy những việc làm không tốt của người khác, vội vã kết luận người đó không tốt. Vậy chẳng phải tất cả đều là bạn không tốt đó sao? Nếu bạn là một người công bằng, không bao giờ bạn bỏ qua mọi thứ xấu xa bên trong con người bạn, và thẳng thừng đánh giá một chiều về người khác như thế. “Đánh giá, đối xử với bản thân thì bằng lí trí. Đánh giá, đối xử người khác thì bằng tấm lòng.” (Ngạn ngữ phương Tây). Có lẽ, bạn nên dành cả sự công bằng và quyết tâm của bạn cho việc đánh giá mình và đối xử với người khác.
Vậy lí trí là gì? Lí trí là những suy nghĩ, những quyết định của bạn. Thường thì chúng ta bị cảm tính xen lẫn với lý trí, khiến bạn dễ dàng bị chi phối bởi nhiều thứ. Chúng ta nếu không có lý trí, cũng sẽ chẳng làm được gì? Chỉ bởi một lẽ, lí trí sẽ chọn cho bạn, một con đường đúng đắn để đi. Vậy tại sao khi đối xử, đánh giá người khác bạn phải bằng tấm lòng? Tấm lòng ở đây chỉ sự công bằng ở con người. Nếu bạn là quan, là một người có địa vị trong xã hội, bạn xử lý không công bằng, cũng giống như bạn không có tấm lòng. Thời gian cứ trôi mãi, nó không dừng lại bao giờ, hãy chọn cho bản thân mình một lí trí mạnh mẽ, và một tấm lòng đủ bao dung.
Có nhiều người thắc mắc rằng: “Tại sao ta lại phải đánh giá, đối xử với bản thân bằng lí trí, đánh giá, đối xử với người khác bằng tấm lòng”. Như vậy, có phải là quá khắt khe với bản thân và quá rộng lượng với người khác không? Xin thưa, không phải cứ đối xử bằng lí trí với mình thì sẽ là khắt khe. Có thể, đôi lúc bạn phạm phải một sai lầm nào đó, đừng bỏ qua dễ dàng như thế, mà hãy ghi nhớ mãi nó để khi gặp phải bạn sẽ bỏ qua mà không tái phạm tiếp nữa. Bạn học cách đối nhân xử thế, bạn đánh giá người khác, chắc gì bạn sẽ thực hiện được. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, đôi lúc con người quá quan trọng đến cuộc sống, mà không nghĩ đến việc mình phải đối xử với người khác ra sao.
Bác Hồ của chúng ta là một người rất khắt khe với bản thân. Là một người đứng đầu một nước, nhưng Bác chỉ cho phép bản thân sống một cuộc sống hết sức giản dị. Bác chỉ chọn cho mình một ngôi nhà sàn, và quần áo sơ mi giản đơn cùng dép lê. Chẳng những thế, Bác còn là một người công bằng, lễ độ. Suốt bao nhiêu năm, chu du ngược xuôi để tìm đường cứu nước, Bác vẫn không để lúc nào lí trí bị chi phối. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại, là người Cha của cả dân tộc để chúng ta học hỏi. Cảm ơn Bác, vì đã cho chúng cháu biết cách đối xử với bản thân và với người khác.
Nhưng cuộc sống này, đâu phải lúc nào cũng có những người công tâm như Bác, chính trực như Bác, nhất là với xã hội như hiện nay. Xã hội phát triển, con người cũng từ đó mà bị tha hóa theo. Đâu đó vẫn có những con người, làm việc trong Nhà nước, lại vơ vét. tiền của dân, hiện nay không còn là hiếm. Chẳng hạn như có một bài báo đưa tin rằng: “Cô nhân viên nhà nước người giàu tiếp trước, người nghèo tiếp sau”, Lẽ nào, cô ấy là một người giúp dân giải quyết công việc, lại “đào mỏ” của dân từng đồng. Có lẽ, chúng ta nên loại bỏ những con người như vậy. Trong câu chuyện cổ tích “Đồng hào có ma” đã cho chúng ta thấy rõ điều ấy. Là một quan huyện, nhưng ông quan chẳng hào hứng gì đến việc giúp dân giải oan.
Đã thế, còn giấu tiền của dân, dù chỉ một đồng. Những con người ấy, có đáng để loại bỏ hay không. Nếu không loại trừ thì cũng có lúc chúng ta sẽ phải làm theo những lời không cánh của họ.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi sẽ tự nhủ, sẽ đối xử công tâm với bản thân, sẽ học tập và rèn luyện đức tính chí công vô tư, học cách đối nhân xử thế, sẽ là một người công dân tốt, giúp ích cho xã hội, cho đất nước.
Thời gian trôi qua sẽ không chờ đợi bạn, đừng thấy sai mà tiếp tục cái sai, hãy để lí trí của bạn quyết định mọi thứ. Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh, còn nhiều điều kì diệu đang chờ bạn ngoài kia. sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Bạn hãy cho đi sự công tâm của bạn, bạn sẽ nhận lại cho bản thân một cuộc sống an nhàn, không phiền muộn. Câu nói trên có ý nghĩa đúng đắn, Bởi khi bạn thật sự công bằng với người khác, luôn khắt khe với bản thân, tức là bạn chọn cho mình một lối sống đẹp như câu nói: “Đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng.”