2010, năm “hoàng kim” của cao su và triển vọng năm 2011

16/02/2011 09:33

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 2,32 tỷ USD/1,6 tỷ USD kế hoạch và cũng là năm giá mủ cao su tăng, đạt ngưỡng cao nhất trong lịch sử… Dự báo năm 2011, thời hoàng kim của cao su vẫn còn duy trì với giá mủ ngang bằng hoặc cao hơn năm 2010...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 2,32tỷ USD/1,6 tỷ USD kế hoạch và cũng là năm giá mủ cao su tăng, đạt ngưỡng caonhất trong lịch sử… Dự báo năm 2011, thời hoàng kim của cao su vẫn còn duy trìvới giá mủ ngang bằng hoặc cao hơn năm 2010...

Năm 2010, đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất trong lịchsử ngành cao su. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2010 là 1,6tỷ USD, phấn đấu năm 2020 đạt 2 tỷ USD. Thế nhưng, nhờ giá bán liên tục tăngcao nên kết thúc năm 2010 ngành cao su đã xuất khẩu được 773.000 tấn mủ, đạtkim ngạch xuất khẩu 2,32 tỷ USD, về sản lượng chỉ tăng 7% so với năm 2009 nhưnggiá trị tăng gần 90%.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam và các chuyên gianghiên cứu cao su thiên nhiên thế giới, các yếu tố thúc đẩy giá mủ cao su năm2010 là do thiên tai mưa nhiều, núi lửa xảy ra ở các nước có diện tích cao sulớn nhất thế giới như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã làm cản trở khai thác vàchuyên chở mủ dẫn đến sản lượng phục vụ xuất khẩu giảm. Trong khi nguồn cungsụt giảm thì nhu cầu cho sản xuất lốp ôtô tăng vọt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳvà Nhật Bản. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu cơ tham gia vào thị trường cao su càngđẩy giá mủ tăng cao ở tốc độ nhanh.

Các chuyên gia kinh tế về lĩnh vực cao su cũng dự báonhững yếu tố trên tiếp tục tác động đến cung - cầu của cao su thiên nhiên năm2011 và yếu tố thúc đẩy giá mủ cao su tiếp tục tăng ổn định. Dự tính, nhu cầucao su sẽ tăng 35% trong vài năm tới, giá mủ cao su ở mức cao do Trung Quốcphát triển và tăng trưởng sản xuất xe hơi và giá dầu mỏ cũng ở mức cao. Trongnăm 2011, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu khoảng 1,75 triệu tấn mủ cao su (năm2010 là 1,72 tấn). Dự báo, ngành công nghiệp sản xuất ôtô sẽ phát triển mạnh ởcả Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 10 năm tới, kéo theo nhu cầu mủ cao su thiênnhiên, với khoảng 14 triệu tấn/năm, trong khi đó sản lượng cao su thế giới mớiđạt ngưỡng 10 triệu tấn/năm. Triển vọng trước mắt và lâu dài mủ cao su thiênnhiên vẫn còn sáng sủa, giá mủ năm 2011 và những năm tiếp theo sẽ ổn định ở mứccao và không thấp hơn năm 2010.

Việt Namxuất khẩu cao su đứng thứ 4 thế giới. Hiện nay, tổng diện tích cao su cả nướckhoảng 720.000 ha. Chiến lược phát triển cao su đến năm 2015 là 1 triệu ha.Ngoài phát triển cao su ở các khu vực Tây Bắc, duyên hải miền Trung, TâyNguyên, Việt Nam đã và đang hợp tác trồng cao su ở Campuchia, Lào, Myanma vàChâu Phi. Đông Nam bộ vẫn làkhu vực trọng điểm và thủ phủ của cao su Việt Nam.

S.T

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
2010, năm “hoàng kim” của cao su và triển vọng năm 2011
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO