12 năm sau thảm họa kép: Hậu quả dai dẳng và những bài học

10/03/2023 17:29

Thảm họa động đất, sóng thần và sự cố cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 đã cướp đi sinh mạng của 20.000 người và để lại những hậu quả thảm khốc mà Nhật Bản cần nhiều năm để khắc phục. Tuy nhiên, với ý chí và nghị lực phi thường của người dân Nhật Bản, Xứ sở mặt trời mọc đã và đang phục hồi mạnh mẽ sau trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận tại nước này.

12 NĂM SAU THẢM HỌA KÉP:

HẬU QUẢ DAI DẲNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC

Thảm họa động đất, sóng thần và sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 đã cướp đi sinh mạng của 20.000 người và để lại những hậu quả thảm khốc mà Nhật Bản cần nhiều năm để khắc phục. Tuy nhiên, với ý chí và nghị lực phi thường của người dân Nhật Bản, Xứ sở mặt trời mọc đã và đang phục hồi kỳ diệu sau trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận tại nước này.

DIỄN BIẾN CHÍNH TRONG THẢM HỌA KÉP VÀ SỰ CỐ RÒ RỈ PHÓNG XẠ

Ngày 11/3/2011: Lúc 14 giờ 46 phút, một trận động đất có cường độ 9 đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Tâm chấn cách vùng Tohoku khoảng 70km, ở độ sâu khoảng 32km.

Trong vòng nửa giờ sau đó, sóng thần đã tràn vào đất liền của nước này. Cơn sóng dữ tấn công nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, phá hủy nguồn điện và các hệ thống làm mát của nhà máy, gây rò rỉ phóng xạ tại 3 lò phản ứng.

>>> Đọc thêm: Những thảm họa động đất trong 2 thập kỷ qua

Ngày 12/3/2011: Một vụ nổ đã xảy ra tại lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, khiến không khí bị nhiễm phóng xạ. Người dân sống trong bán kính 20km được yêu cầu phải di dời. Các vụ nổ tương tự cũng xảy ra tại 2 lò phản ứng khác trong những ngày sau đó.

Người dân đi trong khu vực bị tàn phá bởi trận động đất và sóng thần ở Miyako, tỉnh Iwate, ngày 5/4/2011. (Ảnh: Reuters)

Người dân đi trong khu vực bị tàn phá bởi trận động đất và sóng thần ở Miyako, tỉnh Iwate, ngày 5/4/2011. (Ảnh: Reuters)

Ngày 12/4/2011: Căn cứ tình hình thực tế, Nhật Bản nâng cấp độ nguy hiểm từ mức 5 lên 7, cấp độ cao nhất trong thang đo quốc tế về các vụ việc liên quan hạt nhân và phóng xạ.

Ngày 24/4/2011: Chính phủ Nhật Bản thiết lập vùng cấm trải dài 2km chung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Ngày 16/12/2011: Sau nhiều tháng các công nhân vật lộn làm việc để ổn định nhà máy, Nhật Bản tuyên bố "đóng nguội" cơ sở này, đưa nhiệt độ lõi và áp suất về mức không xảy ra phản ứng dây chuyền hạt nhân.

Ngày 1/4/2014: Lệnh sơ tán được nới lỏng đối với một thành phố ở phía đông nhà máy điện hạt nhân. Nhiều khu vực của ít nhất 8 thành phố được cho phép mở cửa trở lại trong 3 năm tiếp theo dù số người dân quay trở lại sinh sống vẫn ở mức thấp do thiếu việc làm và những lo lắng dai dẳng liên quan đến phóng xạ.

Phố mua sắm bên trong vùng cấm gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngày 15/1/2012. (Ảnh: Reuters)

Phố mua sắm bên trong vùng cấm gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngày 15/1/2012. (Ảnh: Reuters)

Ngày 22/12/2014: Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) hoàn tất việc loại bỏ tất cả các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng khỏi bể làm mát của lò phản ứng số 4, cột mốc quan trọng ban đầu trong quá trình ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân.

Từ năm 2015 đến 2019: Các robot nhỏ được trang bị máy ảnh và cảm biến được đưa vào các lò phản ứng bị hư hỏng, nhưng chúng chỉ cung cấp những hình ảnh nhất định về các mảnh vụn nhiên liệu bị tan chảy có tính phóng xạ cao. Điều đó đã làm cho kế hoạch dọn dẹp nhà máy trở nên khó khăn hơn.

Ngày 13/2/2021: Một trận động đất có độ lớn 7,3 xảy ra ngoài khơi bờ biển Fukushima, khiến 1 người thiệt mạng và hơn 180 người khác bị thương, đồng thời gây thiệt hại nhỏ đối với nhà máy điện hạt nhân.

Ngày 6/3/2021: Thủ tướng Suga Yoshihide tới thăm tỉnh Fukushima và cam kết đẩy nhanh các nỗ lực khử độc để tất cả các vùng cấm chung quanh nhà máy điện hạt nhân có thể mở cửa trở lại.

>>> Xem thêm: [Ảnh] Thảm họa kép tại Nhật Bản 12 năm trước

Sóng thần ập vào Iwanuma, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Sóng thần ập vào Iwanuma, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Từ cửa sông Heigawa, sóng thần tấn công thành phố Miyako, tỉnh Iwate, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Từ cửa sông Heigawa, sóng thần tấn công thành phố Miyako, tỉnh Iwate, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Nhà cửa tại thành phố Natori, đông bắc Nhật Bản, bị sóng thần cuốn trôi. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

Nhà cửa tại thành phố Natori, đông bắc Nhật Bản, bị sóng thần cuốn trôi. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

Sóng thần tràn vào sân bay Sendai tại đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

Sóng thần tràn vào sân bay Sendai tại đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

Item 1 of 4

Sóng thần ập vào Iwanuma, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Sóng thần ập vào Iwanuma, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Từ cửa sông Heigawa, sóng thần tấn công thành phố Miyako, tỉnh Iwate, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Từ cửa sông Heigawa, sóng thần tấn công thành phố Miyako, tỉnh Iwate, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters)

Nhà cửa tại thành phố Natori, đông bắc Nhật Bản, bị sóng thần cuốn trôi. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

Nhà cửa tại thành phố Natori, đông bắc Nhật Bản, bị sóng thần cuốn trôi. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

Sóng thần tràn vào sân bay Sendai tại đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

Sóng thần tràn vào sân bay Sendai tại đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. (Ảnh: Reuters/Kyodo)

HẬU QUẢ THẢM KHỐC VÀ DAI DẲNG

Theo Cơ quan Tái thiết Nhật Bản, đã có 19.759 người thiệt mạng do thảm họa ngày 11/3/2011 (tính cả những trường hợp qua đời vì các nguyên nhân có liên quan tới thảm họa như mắc bệnh hoặc tự tử). Cũng theo cơ quan này, 2.553 người khác vẫn đang mất tích.

Thảm họa xảy ra 12 năm trước cũng đã tàn phá hơn 120.000 ngôi nhà. Số người phải di dời trong những năm qua đã giảm đều dặn, song tính đến tháng 12/2022, vẫn còn hơn 31.000 người phải tạm trú tại Tohoku, Kanto và một số vùng khác ở Nhật Bản. Trong khoảng 21.000 người phải di dời, phần lớn là người dân từng sinh sống tại tỉnh Fukushima.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), thảm họa kép này có thể gây thiệt hại lên tới 235 tỷ USD. Đánh giá của WB cho thấy, mức độ tàn phá đối với nhà ở, kết cấu hạ tầng, công nghiệp và nông nghiệp ở các tỉnh Fukushima, Iwate và Miyagi rất nghiêm trọng. Ngoài việc khiến hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, trận động đất và sóng thần còn gây ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

WB cho rằng, những hậu quả của thảm họa kép không chỉ làm rung chuyển toàn bộ xã hội và nền kinh tế Nhật Bản mà còn có tác động dây chuyền trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong thế kỷ 21, một thảm họa ở quy mô như vậy được đánh giá là một hiện tượng toàn cầu.

Chính phủ Nhật Bản cam kết tái thiết khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa, và đã chi khoảng 295 tỷ USD cho các nỗ lực tái thiết (tính đến tháng 3/2021).

Chỉ trong vòng vài năm, Nhật Bản đã xây được nhiều khu dân cư, công viên và trường học mới. Nhưng mức độ thiệt hại do thảm họa gây ra đã vượt quá bất kỳ nỗ lực phản ứng chính sách nào. Hàng nghìn cư dân đã rời khỏi những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng không ít người vẫn bị ám ảnh bởi những gì đã mất đi.

NỖ LỰC ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI

Ngay sau khi xảy ra động đất, Nhật Bản đã lập tức triển khai các lực lượng cứu nạn và quân đội tới khu vực bị ảnh hưởng. Lực lượng này đã tham gia di dân, mở lối tiếp cận người dân bị mắc kẹt, tìm kiếm nạn nhân, dọn dẹp đường phố... Tuy nhiên, lượng lớn bùn do sóng thần đẩy vào đất liền đã cản trở nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn cũng như công tác thống kê số người thiệt mạng.

Hơn 300.000 người đã bị mất nhà ở và cần được hỗ trợ về thực phẩm, nước, thuốc men và chỗ ở. Đứng trước tình hình này, quân đội đã giúp xây dựng chỗ ở tạm thời trong thời gian rất ngắn.

Tuyến đường ở Naka, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 (bên trái) và 6 ngày sau. (Ảnh: AP)

Tuyến đường ở Naka, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 (bên trái) và 6 ngày sau. (Ảnh: AP)

Nhật Bản đồng thời khẩn trương thiết lập hàng loạt bệnh viện dã chiến sau khi sóng thần tàn phá nhiều bệnh viện. Nhà chức trách đã huy động các bác sĩ và y tá trên cả nước tham gia nỗ lực ứng cứu, nhiều bệnh nhân đã được máy bay đưa ra khỏi khu vực khẩn cấp để được điều trị kịp thời.

Công tác tái thiết các khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cũng được triển khai ngay lập tức. Chính phủ thành lập Hội đồng Thiết kế tái thiết với ngân sách 23.000 tỷ Yen phục vụ việc xây nhà ở cho người dân. Rào chắn sóng thần cao 12m trước đây được thay thế bằng rào cao 18m.

Người dân Nhật Bản đã nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường chỉ trong vài tuần sau khi xảy ra động đất. Các lễ hội mùa hè vẫn diễn ra như các năm trước đây.

Một số thành phố đã xây dựng những bức tường giống như pháo đài trên biển để ngăn chặn bất kỳ cơn sóng thần nào trong tương lai. (Ảnh: Reuters)

Một số thành phố đã xây dựng những bức tường giống như pháo đài trên biển để ngăn chặn bất kỳ cơn sóng thần nào trong tương lai. (Ảnh: Reuters)

Nằm trên Vành đai lửa bao quanh Thái Bình Dương,Nhật Bản hứng chịutới 20% số trậnđộng đấtmạnh nhất xảy ra trên Trái đất.Trải qua một trong những trận động đất kinh hoàng nhất từng được ghi nhận trên thế giới, Xứ sở mặt trời mọc càng thấm thía hậu quả thảm khốc do thiên tai gây ra. Do đó, Chính phủ nước này đã đưa ra các chiến lược sẵn sàng ứng phó động đất.

Nhật Bản đã có hệ thống cảnh báo sóng thần từ năm 1952. Tuy nhiên, nước này vẫn thiết lập một mạng lưới máy đo địa chấn phức tạp trên khắp cả nước để theo dõi bất kỳ chuyển động nào của Trái đất.

Sau thảm họa kép năm 2011, Nhật Bản đã chi hơn 83 triệu USD để sử dụng các tia laser theo dõi mọi chuyển động dù là nhỏ nhất. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng những công trình có sức chống chịu mạnh mẽ hơn trước động đất.

Kỹ năng chống chọi với thảm họa rất được quan tâm tại Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Ngay từ khi còn nhỏ, người dân tại Nhật Bản đã thường xuyên được tham gia những buổi diễn tập về kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thiên tai. Ngày 1/9 hằng năm được chọn là ngày diễn tập ứng phó động đất và sóng thần để bảo đảm các lực lượng cứu nạn và khẩn cấp luôn biết cách ứng phó thảm họa.

Với ý chí và nghị lực phi thường của người dân Nhật Bản, đất nước này đã phục hồi mạnh mẽ sau thảm họa kép. Một Fukushima từng bước hồi sinh kỳ diệu đã thế chỗ cho một vùng đất hoang tàn, xơ xác sau thảm họa của 12 năm trước. Nhiều nhà hàng và công trình công cộng đã đi vào hoạt động để phục vụ số lượng nhỏ người dân quyết định trở lại Fukushima.

>>> Đọc thêm: Sự hồi sinh trên vùng đất Fukushima

Từ thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, người dân Nhật Bản đã rút ra nhiều bài học quý giá để chủ động và sẵn sàng ứng phó các thảm họa trong tương lai.

Đầu tiên là tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Mặc dù thảm họa sẽ luôn bất ngờ xuất hiện, thậm chí có thể nói là chưa có tiền lệ, nhưng việc lập kế hoạch ứng phó thảm họa sẽ có ích cả trước và sau khi thảm họa xảy ra.

Thứ hai là khả năng phục hồi trở nên vững chắc hơn khi nó được chia sẻ. Sau một thập kỷ kể từ thảm họa kép, các cấp chính quyền tại Nhật Bản, các nhà phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp và ngành công nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình đang xây dựng lại tốt hơn các hệ thống ứng phó thảm họa bằng cách sắp xếp trước các cơ chế để giảm thiểu rủi ro, phản ứng và tính liên tục thông qua hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Thứ ba, khả năng phục hồi là một quá trình lặp lại nhiều lần. Nhiều thảm họa trong quá khứ cho thấy khả năng phục hồi là một quá trình tương tác cần được điều chỉnh và duy trì theo thời gian, đặc biệt là trước khi thảm họa xảy ra.

Ngày xuất bản: 10/3/2023
Chỉ đạo thực hiện: TRƯỜNG SƠN
Thực hiện: HOÀNG HÀ
Nguồn tư liệu: Reuters, BBC, AP, Nippon, Ngân hàng Thế giới.

Trở về nhandan.vn

TopShorthand logoBuilt withShorthand

Theo nhandan.vn
https://nhandan.vn/12-nam-sau-tham-hoa-kep-hau-qua-dai-dang-va-nhung-bai-hoc-post742317.html
Copy Link
https://nhandan.vn/12-nam-sau-tham-hoa-kep-hau-qua-dai-dang-va-nhung-bai-hoc-post742317.html
    Nổi bật
        Mới nhất
        12 năm sau thảm họa kép: Hậu quả dai dẳng và những bài học
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO