Giải trí

12 bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tác giả Nguyễn Thành Long - Văn mẫu lớp 9

Kiên Trung06/03/2024 16:45

Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Mục lục

1. Tìm hiểu chung về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả Nguyễn Thành Long (1925 – 1991)

Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này.

Sau 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.

Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.

Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi (tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn, bút ký), gồm các tập: Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950), Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952), Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956), Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972),....

Phong cách sáng tác

Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.

Hoàn cảnh sáng tác

Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Thành Long, in trong tập "Giữa trong xanh".

Bố cục: 3 phần

Phần 1 (từ đầu đến "Kìa, anh ta kia"): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

Phần 2 (tiếp theo đến "không có vật gì như thế"): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người

Nhan đề

Tác giả đặt tên truyện là "Lặng lẽ Sa Pa" vì Sa Pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch, yên ắng, thơ mộng - nơi nghỉ mát nổi tiếng, lý tưởng. Nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa" đã thể hiện rõ chủ đề của truyện: ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa những công việc thầm lặng của các nhà khoa học ở Sa Pa.

Tóm tắt

Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.

Giá trị nội dung

Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.

Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.

- Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên.

- Nhân vật chính được miêu tả từ nhiều điểm nhìn.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận.

- Truyện ngắn giàu chất thơ:

+ Chất thơ toát ra từ phong cảnh thiên nhiên Sa Pa

+ Vẻ đẹp của con người nơi Sa Pa.

- Lời văn mượt mà, trau chuốt, đầy chất thơ, giàu chất hội họa, trong trẻo.

phan-tich-ngu-van-9.jpg

2. Dàn ý chung phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tác giả Nguyễn Thành Long

Mở đầu

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến đi lên Lào Cai hè 1970 của tác giả. Truyện từ tập "Giữa trong xanh" in năm 1972. Tác phẩm ca ngợi những người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới của những con người như anh. Qua đó, tác giả muốn nói với người đọc: " Trong cái im lặng của Sa Pa, có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước". Truyện cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.

Phần chính

Xe tới chân đỉnh Yên Sơn, bác lái xe dừng lại, giới thiệu với ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ một anh thanh niên làm công tác khí tượng và vật lý địa cầu sống một mình trên núi. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc của mình, công việc đơn giản nhưng gian khổ và cô đơn. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Khi ong hoạ sĩ định vẽ anh, anh đã giới thiệu những người khác mà anh cho là đáng vẽ hơn như ông kỹ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. Những điều khám phá được ở anh thanh niên làm cho người khách vô cùng xúc động. Khi họ trở về, anh còn tặng cô gái một bó hoa và tặng bác già một làn trứng ăn đường.

1. Nhân vật anh thanh niên.

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ nhưng đã dù để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một "ký hoạ chân dung" về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.

- Hoàn cảnh sống và làm việc khá đặc biệt:

+ Một mình trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Ngày đêm 4 lần (1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ) đều đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao dù mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết rơi đều phải đi ốp.

+ Tuy nhiên cái gian khổ của công việc chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống, đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức "thèm người" quá phải kiểm kê dừng xe qua đường để được gặp người.

→ Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn khát khao và hành động nhưng anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.

- Vẻ đẹp tính cách:

+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. (Cụ thể khi ấy là cuộc kháng chiến chống Mỹ). Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó ô không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng".

+ Anh đã có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc của con người. Công việc của anh gắn bó với bao người, hằng ngày anh vẫn phải 4 lần nói chuyện với trung tâm. Huống chi còn bao người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn, chẳng hạn như anh bạn ở đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 3142m mới là độ cao lý tưởng! Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó mới là cuộc sống cô đơn thực sự, buồn đến chết. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành mà sâu sắc nhất của anh: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chất mất".

- Nhưng cuộc sống của anh không hề cô đơn vì anh còn có những nguồn vui khác nữa ngoài công việc - đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người để trò chuyện (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh "mừng quýnh" như bắt được vàng.

+ Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn, chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học… Thế giới riêng của anh là công việc: "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm". Cuộc sống riêng của anh "thu gọn lại một gác trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách".

- Ở người anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến:

+ Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người..

Biểu hiện:

+ Tinh thần với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo khi tiếp đãi những người khác xa đến thăm bất ngờ: pha nước, hái hoa tặng khách - cô gái Hà Nội đầu tiên sau 4 năm làm việc, đến thăm anh, thành thực bộc lộ "những điều mà đáng lẽ người ta chỉ nghĩ" đến cảm động.

+ Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.

+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải "quay mặt đi" và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quả, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ "ốp".

- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ ký hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét…).

→ Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng bằng vài chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

2. Nhân vật ông hoạ sĩ.

- Tâm trạng của nhân vật họa sĩ khi gặp anh thanh niên: Ông xúc động và bối rối: "Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết". Ông có nhiều cảm xúc và suy tư về anh thanh niên và về nhiều điều khác (nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa).

- Dù không phải là nhân vật chính nhưng ông hoạ sĩ có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông hoạ sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.

- Ông hoạ sĩ là người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Ngay từ những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên, ông hoạ sĩ đã xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ". Sau đó ông lại ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cởi mở chân thành của anh. Rồi ông lại cảm giác "mình bối rối" khi nghe anh thanh niên kể về công việc. Bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã "bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi dù khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới dù là giá trị một chuyến đi dài". Anh thanh niên là một con người như thế và có thể là nhân vật tương lai trong một tác phẩm của ông.

- Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người hoạ sĩ sáng tác. Anh thanh niên muốn dành 20 phút để nghe chuyện dưới xuôi. Ông hoạ sĩ hứa mười ngày nữa trở lại, còn bây giờ ông muốn dành trọn vẹn 20 phút ngắn ngủi để hiểu thật kỹ về người thanh niên, về đối tượng mà ông đang định thể hiện trong bức tranh của mình. Ông muốn làm một bức phác hoạ chân dung về anh thanh niên nhưng làm thế nào "cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài".

- Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy: "cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ đã ghi xong, lần đầu gương mặt của người thanh niên, người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ".

- Những xúc cảm và suy tư của ông hoạ sĩ về anh thanh niên và về những vấn đề của nghệ thuật, của đời sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.

3. Nhân vật cô gái.

- Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng "mối tình đầu nhạt nhẽo" để lên công tác ở miền cao Tây Bắc.

- Tâm trạng của nhân vật cô kĩ sư khi gặp anh thanh niên: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô "bàng hoàng", cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể và về con đường có đang đi tới?". Nhờ cái bàng hoàng ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.

- Cùng với sự bàng hoàng ấy là "một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh dành cho thêm cô". Cô đánh giá đúng, yên tâm hơn về quyết định từ bỏ cuộc tình nhạt nhẽo.

- Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Cô như được tiếp thêm sức mạnh, có nghị lực khi vào đời. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.

4. Chất trữ tình trong truyện.

* Những chi tiết thể hiện chất trữ tình trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa".

- Cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh, giàu chất thơ: "Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo."

- Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người: Vẻ đẹp của anh thanh niên; những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của bác họa sĩ và cô gái.

+ "Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".

+ "Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ."

→ Tác giả tạo không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả.

5. Tình huống truyện đặc sắc.

- Tình huống cơ bản của truyện "Lặng lẽ Sa Pa" chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên.

- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác, đặc biệt là ông hoạ sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ của những nhân vật ấy.

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX.

Kết luận

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

3. Danh sách các đoạn văn phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Hãy tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động.

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn

Tác giả Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn xuất sắc, các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980). Và đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" được rút ra từ tập truyện "Giữa trong xanh". Truyện được viết vào một chuyến nhà văn đi công tác lại Lào Cai, ca ngợi những con người sống ở nơi non xanh lặng lẽ đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc.

Mở đầu tác phẩm là bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ của mảnh đất Lào Cai - nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc, nơi đây không hề mang vẻ hoang vu mà trái lại còn rất hữu tình và tráng lệ. Xe của đoàn vừa "trèo lên núi" đã thấy "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng", trạm dừng là nơi "con suối có thác trắng xóa", những cây thông "rung tít trong nắng",…Trên nền của bức tranh thiên nhiên ấy, hiện lên hình ảnh cuộc sống của con người, làm cho bức tranh càng thêm nồng nàn, ý vị "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo".

Trong chuyến xe lên Lào Cai ấy, có bác lái xe vui tính, cởi mở và nhiệt tình với hành khách; có ông họa sĩ già nhưng vì tình yêu nghệ thuật nên vẫn khao khát những chuyến đi thực tế tìm kiếm cái đẹp, lúc nào ông cũng trăn trở một điều "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích"; bên cạnh đó là cô kĩ sư trẻ mới ra trường, tinh thần hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước vào cuộc sống bát ngát sau những năm tháng đại học khiến cho cô rất háo hức. Tại Sa Pa đoàn khách của tác giả đã được biết đến ông kĩ sư ở vườn rau, suốt đời làm việc nghiên cứu và lai tạo giống cây trồng phục vụ dân sinh và xuất khẩu.

Đồng chí ấy đã mười một năm không một ngày xa cơ quan, bỏ mặc hạnh phúc riêng tư. Tiêu biểu nhất cho con người nơi đây chính là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu tại đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Sống một mình trên đỉnh núi, anh thanh niên theo lời giới thiệu của bác lái xe là "người cô độc nhất thế gian". Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Hoàn cảnh làm việc một mình, đôi lúc thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết, mưa rét nhưng anh vẫn một mình xách đèn bão ra vườn lấy số liệu.

Chẳng cần có người giám sát, thúc giục, anh thanh niên vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Anh còn là một người rất lạc quan, yêu đời và có lối sống khoa học, sống một mình nhưng vẫn trồng hoa, chăn gà và đọc sách. Anh cũng rất nhiệt thành và chu đáo với mọi người, đồng thời rất khiêm tốn. Anh là tấm gương về một con người có lý tưởng sống đẹp, vì quê hương đất nước mà quên đi bản thân mình. Tóm lại những nhân vật trên đã tạo nên bức chân dung về những con người sống đẹp, hy sinh thầm lặng và cống hiến hết mình vì sự nghiệp của đất nước.

Có thể thấy, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi rất trong sáng và nhẹ nhàng. Trên nền cảnh của thiên nhiên núi rừng Sa Pa, những con người hiện lên thật đáng yêu, đáng quý và đáng trân trọng.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"

Đất nước ta được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều cảnh đẹp vô cùng thơ mộng, trong đó phải kể đến Sa Pa. Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long đã phác họa bức tranh thiên nhiên ấy thật thơ mộng, huyền ảo làm say đắm lòng người. Những con đường đèo quanh co ẩn mình dưới những rặng đào. Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, gợi tả một bức tranh thanh bình và yên ả. Khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời được điểm xuyết bởi những tia nắng , nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…", rồi "nắng mạ bạc cả con đèo". Những đám mây cũng hòa mình nô đùa tinh nghịch trong nắng, "Mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng", rồi "mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe". , Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng của các loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Thật bất ngờ khi nhìn thấy "những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng". Còn hoa ở Sa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đã rực rỡ ngát hương với " hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… Dưới lăng kính quan sát tinh tế của nhà văn, phong cảnh nơi đây đẹp biết nhường nào. Sa Pa như một bức tranh vừa hoang sơ, lặng lẽ, thơ mộng vừa hùng vĩ, kì ảo. Bút pháp lãng mạn kết hợp với vẻ đẹp của ngôn từ đã dệt lên bức tranh thiên nhiên về núi rừng tuyệt đẹp, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đất nước.

Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh đẹp về người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người "cô độc nhất thế gian" bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao" nửa đêm đúng giờ opps thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: "4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng" công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối chọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là ào ào xông tới". Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

"Lặng lẽ Sa Pa" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, in trong tập "Giữa trong xanh" (1972)."Lặng lẽ Sa Pa" kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động. Tác phẩm là bài ca ca ngợi cuộc sống mới, con người mới nơi địa đầu Tổ quốc. Bức thông điệp tác giả muốn gửi tới người đọc là: Đằng sau cái lặng lẽ của Sa Pa là những âm vang từ thiên nhiên, cuộc sống và những con người của mảnh đất kì thú này, là cả một sự sống đang sôi trào, nảy nở bất tận.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về cô kĩ sư

Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm đầy chất thơ bởi cảnh vật mộng mơ và cả những con người đang hăng say trong công cuộc lao động mới. Cô kĩ sư là đại diện cho lớp thanh niên trẻ đi tìm lí tưởng cuộc đời và đã bắt gặp được lẽ sống ấy trong cuộc gặp gỡ tình cờ. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô bàng hoàng, "cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh" và quan trọng hơn nữa về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái bàng hoàng đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô dánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống tâm hồn người khác. Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư, mà còn vì "một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô". Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của những nhân vật khác, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.

Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của những người hăng say làm việc trong Lặng lẽ Sa Pa

Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long không chỉ phác nên vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa mà còn khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người hăng say làm việc cho đất nước. Âm thầm mà lặng lẽ, đó là anh thanh niên, anh cán bộ nghiên cứu sét, ông kĩ sư vườn rau SaPa. Anh thanh niên sống trên độ cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao" nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: "4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng" công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối chọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là ào ào xông tới". Khi được ông họa sĩ mời làm mẫu để vẽ, anh đã khiêm tốn từ chối vì có nhiều người xứng đáng hơn anh như anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh cán bộ cũng chăm chỉ, say mê lắm! Mười một năm không xa cơ quan một ngày, trán cứ hói dần, không có thời gian đi hỏi vợ nhưng bản đồ sét sắp hoàn thành, lúc ấy bao của chìm nông của chìm sâu khai thác được sẽ đem cống hiến cho đất nước. Không chỉ có thế hệ trẻ mới hăng say trong công việc mà những người tuổi đã cao như ông kĩ sư vườn rau SaPa cũng đem hết nhiệt huyết vào công việc nghiên cứu khoa học. Ngày ngày, ông quan sát ong thụ phấn rồi chính tay ông lai tạo ra giống su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân dùng. Chỉ là một anh thanh niên, một anh cán bộ, ông kĩ sư,… họ không cần ai biết đến tên tuổi, ngày ngày vẫn thầm lặng dâng cho đời những đóa hoa thơm. Một cuộc sống giản dị đem lại niềm vui đích thực cho mỗi con người như những âm vang trong lặng lẽ. Đẹp quá SaPa ơi!

Qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành Long hãy viết đoạn văn với chủ đề: Người lao động cống hiến thầm lặng

Đọc truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", ta thấy cái lặng lẽ chỉ là bề ngoài giấu kín nhịp sống sôi động mà âm thầm trên núi cao chót vót của những người lao động hết lòng vì đất nước. Nhắc đến Sa Pa ta thường nghĩ đến những làn sương mù mỏng manh lặng lẽ giăng mắc ôm ấp lấy những biệt thự những vòm cây - hình ảnh đó gợi đến sự nghỉ ngơi, yên tĩnh. Nhưng đằng sau dáng vẻ nhàn hạ, chậm rãi đó là những con người như anh thanh niên; ông kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét,... họ đang âm thầm miệt mài ngày đêm lao động hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc. Anh thanh niên đã hai mươi bảy tuổi, chưa người yêu, xa gia đình và một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn cao chót vót đã mấy năm nay. Công việc cùa anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công việc ấy không chỉ vĩ đại ở ý nghĩa của nó đối với đời sống mà còn ở việc con người phụ trách công việc ấy phải một mình đối mặt với những khó khăn vất vả của công việc, một mình đối với với sự cô độc, buồn tẻ. Nhưng anh thanh niên vui vẻ với cuộc sống trong hoàn cảnh đặc biệt đối với tuổi trẻ của mình để hăng hái hoàn thành tốt nhất công việc. Ông kĩ sư vườn rau qua lời kể của anh thanh niên thì "ngày này sang ngày khác... ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào...". Nhà nghiên cứu sét mười một năm không rời xa cơ quan một ngày vì sợ có sét lại vắng mặt,... Họ sống vui với triết lí "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?" để làm việc, nghiên cứu, cuộc sống không ồn ào nhưng rạo rực và say mê. Sa Pa đã và đang ngày đêm có những con người hăng hái như thế vì sự phát triển, đẹp giàu của đất nước.

Tưởng tượng em là nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Viết một bài thuyết minh ngắn giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của con người và cảnh vật Sa Pa trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả

Thiên nhiên nơi đây sống động, đầy chất thơ mang một vẻ đẹp dịu dàng, trong trẻo như một bức tranh thủy mặc. Bầu trời xanh bao la, mây cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương làm cho không gian trở nên mát lạnh, mờ ảo. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng. Những con đèo được nắng mạ bạc trở thành những đường cong lấp lánh quyến rũ diệu kì. Hoa nơi đây thì muôn màu rực rỡ: thược dược đỏ lựng, tím hồng, vàng tươi; tử đinh hương tím ngát,...

Con người nơi đây cũng mang một vẻ đẹp lạ lùng của những hiến dâng và hi sinh thầm lặng. Lên Sa Pa, tôi được bác lái xe giới thiệu với một chàng trai hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Nơi ở của anh rất sạch sẽ, ngăn nắp; ngoài vườn, anh ta còn trồng rất nhiều hoa. Công việc của anh rất vất vả: phải dậy đúng giờ bất kể đó là đêm giông bão ướt át hay đêm bão tuyết cắt da cắt thịt. Vậy mà anh ta yêu công việc ấy với tình yêu dành cho một người thiếu nữ xinh đẹp, anh ta nói: "thiếu nó anh buồn đến chết mất", "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia". Những "anh em đồng chí" ấy là một ông kỹ sư vườn rau cần cù, say mê quan sát cách lấy mật của ong, cách ong thụ phấn để tìm cách tăng năng suất cây trồng. Đó còn một nhà nghiên cứu khoa học mười một năm không xa rời cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợt sét để lập bản đồ sét Việt Nam, tìm cho ra của chìm nông, chìm sâu dưới lòng đất để làm giàu cho đất nước.

4. Danh sách đề thi về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long

Đề 1: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.

Đề 2: Dựa vào nội dung tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hãy đóng vai nhân vật cô kĩ sư để kể lại câu chuyện.

Đề 3: Cảm nhận về chất thơ bàng bạc trong lặng lẽ Sa Pa

Đề 4: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên – Lặng lẽ Sa Pa.

Đề 5: Cảm nhận các nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa của tác giả Nguyễn Thành Long.

Đề 6: Cảm nhận về thiên nhiên Sa Pa qua đoạn trích sau: Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây... Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy.

{...} "Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây... luồn cả vào gầm cây"
{....}Hồi chưa vào nghề, những đêm trên bầu trời {....} Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy."

Đề 7: Cảm nhận về anh thanh niên qua đoạn trích sau: Anh hạ giọng, nửa tâm sự... Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?".

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ."

Đề 8: Cảm nhận về anh thanh niên qua đoạn trích sau: Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa... Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

"Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm, không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về "nhà" bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là "ốp". Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được."

Đề 9: Cảm nhận về anh thanh niên qua đoạn trích sau: Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió... Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

"[…] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu […] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về "nhà" bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là "ốp". Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được."

Đề 10: Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau: Trời ơi chỉ còn 5 phút... Bác sẽ trở lại nhé.

" Trời ơi chỉ còn 5 phút !

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra ngoài phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt chiếc ghế , thong thả đi đến chỗ bác già.

Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và vội quay đi.

Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

{...}

Cái này để trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ "ốp" rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé"

Đề 11: Có người nhận xét Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là bài thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên con người - Hãy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ nhân xét trên.

Đề 12: Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn giàu chất thơ. Em hãy phân tích để làm rõ nhận định trên.

Đề 1: Phân tích truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long.

Mở bài

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã đẻ lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa". Đọc tác phẩm ta bắt gặp những con người lao động thầm lặng mà đầy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước mà tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta ngưỡng mộ, học tập.

Thân bài

1. Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" được Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970 trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai. Được in trong tập " Giữa trong xanh" (1972). Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long. Đặc biệt nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính của tác phẩm để lại cho nhiều ấn tượng sâu sắc về một con người có phẩm chất tốt đẹp. Tình yêu nghề tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn lạc quan yêu đời, biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, hợp l, sống chân thành cởi mở và khiêm tốn.

- Tóm tắt truyện: Chuyến xe chở hành khách lên Lai Châu trèo lên núi. Trên chuyến xe có 3 vị khách đặc biệt, Bác lái xe, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường trò chuyện với nhau về Sa Pa, về hội hoạ, về hạnh phúc, tình yêu. Chiếc xe dừng lại để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi. Bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sĩ và cô gái về một người cô độc nhất thế gian. Đó là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh mời hai người lên nhà chơi, sau đấy họ nói chuyện với nhau khoảng 30 phút. Anh kể chuyện mình sống và làm việc tại đây. Anh rất yêu và gắn bó với công việc của mình. Anh còn thích đọc sách, trồng cây thuốc, trồng hoa, nuôi gà. Nơi anh ở ngăn nắp, gọn gàng. Nói chuyện với anh, ông hoạ sĩ đã vẽ anh. Nhưng anh đã giới thiệu với ông hoạ sĩ về ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét - những người cũng giống như anh, say mê làm việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước. Cô kĩ sư sau khi nói chuyện với anh thanh niên nhận thấy bàng hoàng mối tình đầu nhạt nhẽo của mình từ bỏ là đúng đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi. Sau 30 phút nói chuyện, đến giờ ốp, anh thanh niên phải chia tay mọi người trong sự bịn rịn và quyến luyến. Anh không quên tặng hai người một làn trứng, tặng cô gái một bó hoa thật đẹp.

2. Phân tích

2.1. Tình huống truyện và hệ thống nhân vật

- Tình huống truyện khá đơn giản, đó chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với bác lái xe và hai hành khách

2.2. Bức tranh thiên nhiên của Sa Pa

- Thiên nhiên Sa Pa hiện lên êm đềm, lãng mạn và thật sống động: "Nắng bất ngờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe..."

+Sử dụng biện pháp liệt kê để phô bày tất cả những nét riêng, đặc và độc đáo của thiên nhiên Sa Pa. Vẻ đẹp ấy làm say đắm lòng người và như mời gọi con người hãy đến vùng đất này để khám phá, thưởng thức.

+ Sử dụng biện pháp nhân hóa qua hình ảnh "nắng...đốt cháy rừng cây", "nắng mạ bạc cả con đèo" gợi không gian như bừng sáng, khiến cảnh vật thêm lung linh, rực rỡ.

- Nghệ thuật nhân hóa "nắng...cháy rừng cây", "mây bị nắng xua" khiến cho cảnh vật sống động như mang được linh hồn của thiên nhiên Sa Pa.

- Tác giả đã khắc họa được một bức tranh tráng lệ, rực rỡ, thơ mộng với những đường nét, hình khối, màu sắc đặc trưng của thiên nhiên Sa Pa. Và đó còn là cái nền để Nguyễn Thành Long tô đậm, khắc sâu vẻ đẹp của con người.

3. Con người Sa Pa

a. Nhân vật anh thanh niên

a1: Hoàn cảnh sống:

- Anh thanh niên là nhân vật chính của tác phẩm, nhưng anh xuất hiện không nhiều chỉ qua lời giới thiệu của bác lái xe và hiện ra trong cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ, ngắn ngủi với ông họa sĩ và cô kĩ sư nhưng cũng đủ để nhân vật anh thanh niên tỏa sáng.

- Đó là một chàng trai 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.

- Công việc chính của anh là: đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất.

=> Góp phần dự báo thời tiết, phục vụ lao động sản xuất và chiến đấu.

- Gian khổ nhất là làm việc lúc 1h sáng, dù mưa gió tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc.

=> Quả thực điều kiện sống và làm việc đó của anh thanh niên là vô cùng gian khổ và khốc liệt, là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn thích tự do, bay nhảy, phóng khoáng. Nhưng chính hoàn cảnh sóng khắc nghiệt ấy lại có thể để anh tỏa sáng nhiều phẩm chất.

Luận điểm 1: Trước hết ta thấy ở anh thanh niên là một người yêu đời, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

+ Yêu nghề

- Một người yêu nghề, dám chấp nhận hy sinh:

- Anh thanh niên còn rất trẻ mới 27 tuổi vậy mà anh lại xung phong lên nhận công tác ở nơi xa xôi hẻo lánh, 4 năm qua anh chỉ sống và làm việc có một mình, và làm công việc hết sức đơn điệu, buồn tẻ. Chỉ nghĩ đến sự cô đơn thôi đã làm ta chán nản và muốn buông bỏ. Anh chấp nhận sống và làm việc trong một hoàn cảnh, môi trường đặc biệt: Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.

- Vậy mà anh lại suy nghĩ về công việc của mình vô cùng tích cực. Anh chia sẻ với ông họa sĩ : "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?.. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất". Anh coi công việc như người bạn của mình, anh tìm thấy niềm vui trong mỗi việc làm. Chính vì tình yêu với công việc nên anh không cảm thấy cô đơn.

- Anh Tìm thấy những ý nghĩa trong công việc: "báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu".

+Tự hào và hạnh phúc bởi anh không chỉ giúp ích cho lao động mà cả trong chiến đấu: Phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho đất nước, với anh thanh niên hạnh phúc là được làm việc, được cống hiến.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:

- Đó là ý thức tự giác tận tụy trong công việc: Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát song anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: Mỗi ngày đều có 4 lần đi "ốp" để báo về nhà, không ngần ngại những đêm mưa tuyết, anh tâm sự: " Gian khổ nhất là vào lúc 1h sáng. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn không đủ sáng. Xách đèn ra ngoài gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chực đợi mình ra là ào ào xô tới".

=> Với thời tiết khắc nghiệt như vậy chỉ cần một chút ngần ngại anh sẽ tặc lưỡi rồi ngủ tiếp nhưng không anh vẫn hoàn thành công việc của mình mặc cho giá rét, tuyết rơi mặc cho cái im lặng thật dề sợ " Nó như bị chặt ra từng khúc, giống như chổi lớn quét đi tất cả... những lúc lạnh cóng mà hừng hực như cháy. Xong việc trở vào không thể nào ngủ được". Sự quyết tâm đã chiến thắng nỗi sợ yêu nghề và tinh thần trách nhiệm giúp anh hoàn thành tốt công việc của mình. Anh hiểu công việc của mình là móc xích quan trọng trong công việc chung của đất nước.

- Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, đúng giờ giấc và chính xác đến từng phút: Anh đếm từng phút trong cuộc gặp gỡ vì sợ hết ba mươi phút.

- Anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc của mình

- Anh thanh niên là hiện thân cho những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.

=> Có thể nói tình yêu nghề, trách nhiệm cao trong công việc và sự nhiệt tình cống hiến của anh chính là biểu hiện cho tình yêu tổ quốc.

Luận điểm 2: Không chỉ là một người biết đến công việc, ở anh thanh niên còn có tinh thần lạc quan và yêu tha thiết cuộc sống, biết sắp xếp cuộc sống một cách nề nếp khoa học.

+ Anh biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống:

Một mình sống trên đỉnh núi quanh năm chỉ làm bạn với cây cỏ và sương mù lạnh lẽo gần như không có ai đến thăm, vậy mà anh không để ngôi nhà của mình trở lên bừa bộn, anh đã tạo ra không gian sống cho mình thật lí tưởng. bằng việc trồng đủ các loài hoa rực rỡ để làm đẹp cho ngôi nhà mình ở. Khi đến thăm vườn hoa của anh trồng ông họa sĩ và cô kĩ sư bất ngờ " Đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong..." vườn hoa ấy chính là bằng chính sinh động của anh về tâm hồn yêu cuộc sống của anh.

- Không chỉ biết trồng hoa, chăm chút vườn hoa, làm đẹp cho ngôi nhà của mình mà anh còn biết nuôi gà để cải thiện cuộc sống, vừa để tạo ra niềm vui cho mình, làn trứng anh biếu bác họa sĩ, bó hoa tặng cô kĩ sư chính là những thành quả tự tay anh chăm sóc vun trồng.

- Luôn tự trau rồi bản thân bằng cách đọc qua sách, để nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống.

- Không chỉ sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, mà ngay trong cuộc sống anh cũng thật gọn gàng, ngăn nắp: Ngôi nhà anh ở được ông họa sĩ khắc họa bằng một vài đường nét " Một căn nhà ba gian sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, bản đồ thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh được thu gọn lại một góc trái gian với một chiếc giường con, một chiếc bàn học, một cái giá sách" khiến ông họa sĩ phải trầm trồ và bất ngờ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ ta hình dung về ngôi nhà của anh. Nó tuy nhỏ bé đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. => Đặt địa vị bản thân mỗi chúng ta vào địa vị anh thanh niên vậy thử hỏi mấy ai làm được như anh?

- Sống ở một nơi hẻo lánh hầu như không có người đến thăm vậy mà anh vẫn chủ động sắp xếp công việc của mình một cách khoa học, bởi anh luôn có lối sống đẹp và trân trọng cái đẹp.

- Sống một mình nhưng anh không cảm thấy cô đơn vì bên cạnh công việc anh còn có niềm đam mê đọc sách để trau dồi cho bản thân. Anh coi sách là người bạn tâm tình, chiếu sáng tâm hồn anh cũng như giúp anh kết nối với thế giới đẻ chống chọi lại sự cô đơn đang bủa vây quanh anh.

- Chính vì vậy mà bác lái xe mua hộ sách "anh mừng quýnh" vì anh coi sách là món anh tinh thần không thể thiếu.

=>Có thể nói chính niềm lạc quan, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, đam mê đọc sách là động lực giúp anh vượt qua khó khăn thử thách, hoàn thành tốt công việc.

Luận điểm 3: Ở anh thanh niên ta còn bắt gặp một phẩm chất đáng quý đó là sự cởi mở, chân thành, hiếu khách luôn quý trọng tình cảm của mọi người.

- Sống một mình trên đỉnh cao nên anh được bác lái xe gọi là " Người cô độc nhất thế gian" và mắc bệnh " Thèm người". Vậy nên anh luôn khao khát được trò chuyện với mọi người bằng cách lấy khúc gỗ chắn ngang đường để chặn xe lại: " Đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chặn ngang đường phải hãm lại một anh thanh niên từ từ chạy đến giúp đỡ" Thì ra anh thèm người quá nên anh thanh niên kiếm cớ để dừng xe lại nhìn và nói chuyện một lát, cái hành động ấy của anh đáng yêu và thật đáng thông cảm biết bao.

- Anh còn biết quan tâm chu đáo đến những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng chia sẻ yêu thương, biết vợ bác lái xe bị ốm "anh còn gửi củ tam thất để cho bác gái ngâm rượu uống". Hành động ấy cho thấy anh luôn biết quan tâm đến mọi người.

- Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất cả cuống cuồng như không kiềm được cảm xúc: "anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến", "người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ".

- Anh là một người thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu như ông họa sĩ và cô kĩ sư: Niềm nở, hồ hởi không giấu lòng, pha trà, tặng hoa và cả quà ăn đường. Và không dấu được lòng mình anh nói to những điều đáng nhẽ người ta chỉ nghĩ: "Bác và cô là đoàn khách thứ hai thăm nhà tôi từ tết và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

- Trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ: Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.

=>Anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng cho phẩm chất và con người nơi mảnh đất Sa Pa

Luận điểm 4: Mặc dù anh thanh niên hội tụ rất nhiều đức tính quý báu, nhưng ở anh lại có đức tính khiêm tốn.

- Công việc của anh đang làm góp một phần quan trọng cho những bước chuyển mình của đất nước: phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.

- Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại: "Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn".

=>Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ. Giữa thiên nhiên im lặng, hắt hiu, giữa cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa đã vang lên những âm thanh trong sáng, những sắc màu lung linh của những con người lao động mới như anh.

4. Các nhân vật phụ

a. Nhân vật ông họa sĩ

- Tuy không phải là nhân vật chính của truyện, nhưng ông họa sĩ có vị trí quan trọng, mang quan điểm trần thuật của tác giả. Người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện.

- Trước hết, ông là một nghệ sĩ chân chính, nghiêm túc, say mê đi tìm cái đẹp: "Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời...Đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan".

- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, anh họa sĩ đã xúc động và bối rối. "Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi! Một nét thôi cũng đủ định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác".

- Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều người ta suy nghĩ về anh.

- Những lời tâm sự anh thanh niên, khiến ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác.

- Những cảm xúc và suy tư của ông họa sĩ về anh thanh niên và những vấn đề của nghệ thuật, của đời sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên, đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.

b. Nhân vật cô kĩ sư

- Cô kĩ sư là một hình ảnh đẹp đẽ, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ: cô vừa tốt nghiệp đã tình nguyện lên miền núi Lai Châu nhận nhiệm vụ.

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh than niên, được nghe những điều anh tâm sự, chia sẻ về bản thân và những người khác khiến cô "bàng hoàng"

- Cái "bàng hoàng" như một sự va đập giúp cô bừng dậy những tình cảm và suy nghĩ lớn lao, đẹp đẽ:

+ Cô đánh giá, kiểm điểm đúng hơn mối tình đầu nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ

+ Vững tin và quyết tâm về quyết định cho chuyến ra đi đầu đời của mình.

- Từ quý mến, khâm phục cô dần dần thấy biết ơn vô cùng anh thanh niên. Không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng mà còn vì "một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô"

=> Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và những suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Đó là sự đồng cảm về lý tưởng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ. Đồng thời, qua tâm tư, cảm xúc của cô kĩ sư, ta nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của nhân vật anh thanh niên.

c. Nhân vật bác lái xe

- Là người xuất hiện từ đầu tác phẩm, bác là người dẫn dắt, giới thiệu một cách sơ lược và kích thích sự chú ý về nhân vật chính của tác phẩm – "Người cô độc nhất thế gian"

- Bác là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc: Đã có ba mươi năm lái xe và hiểu tường tận Sa Pa

- Là một con người niềm nở và cởi mở: trên khuôn mặt hồ hởi, bác giới thiệu về thiên nhiên và cảnh sắc Sa Pa; chia sẻ với ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên

- Có một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa

- Bác là cầu nối giữa anh thanh niên với cuộc đời: bác mua sách giúp anh; giới thiệu anh với những người bạn mới;...

=> Mặc dù chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết của truyện nhưng bác họa sĩ là một phần quan trọng giúp nhân vật anh thanh niên xuất hiện một cách tự nhiên và góp phần dẫn dắt chuyện

4. Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp

- Đó là những con người làm việc miệt mài, cống hiến thầm lặng: anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-Păng cao 3142 mét; Ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa ngày ngày ngồi im trong vườn xu hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa xu hào

- Dám hi sinh cả tuổi và hạnh phúc cá nhân: anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét, "nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra" và mười một năm chưa ngày nào xa cơ quan

=> Trong tác phẩm, những nhân vật này không xuất hiện một cách trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên. Song, họ đã thể hiện được những phẩm chất vàng trong tâm hồn, cách sống và góp phần làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng của truyện được mở rộng.

5. Đánh giá nghệ thuật

- Truyện xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên nhờ vào nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hợp lí.

- Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và bình luận.

- Điểm nhìn trần thuật phù hợp với nhân vật hiện lên khách quan chân thật.

=> Giúp cho nhân vật anh thanh niên hiện lên với những vẻ đẹp về tinh thần với những nét đẹp về tinh thần về tình cảm, lối sống.

Nội dung: Tóm lại nhân vật anh thanh niên chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng tác giả đã kịp khắc họa được bức chân dung về con người lao động với những nét đẹp cả tinh thần, tình cảm và lối sống.

Anh thanh niên tiêu biểu cho hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, sống có lí tưởng hết mình cho tổ quốc.

Kết bài

Đã gần nửa thế kỉ trôi qua nhưng đến nay truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm đã cho người đọc cảm nhận rõ nét về chân dung nhân vật anh thanh niên với những nét đẹp hoàn hảo lí tưởng. Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động ở Sa Pa nói riêng và những con người lao động trong thời đại mới nói chung. Đọc tác phẩm ta càng thêm tự hào, ngưỡng mộ và quý trọng hơn những con người đang lặng lẽ, âm thầm làm việc và cống hiến cho tổ quốc. Hình ảnh anh đã truyền cảm hứng cho bao thế hệ bạn đọc. Qua câu chuyện về anh thanh niên, về những mảnh đời lặng lẽ tưởng như thầm lặng, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa không chỉ vì bản thân mà còn vì xã hội, đất nước.

Đề 2: Dựa vào nội dung tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hãy đóng vai nhân vật cô kĩ sư để kể lại câu chuyện.

1. Mở bài

Chuyến đi này là một chuyến đi thật khó quên trong đời tôi. Tôi đã gặp được những con người thật đẹp, thật cao cả. Họ làm cho tôi thấy yêu đời hơn, thấy tự tin với công việc của mình hơn và anh thanh niên để lại ấn tượng sâu đậm về một thế hệ trẻ như tôi - anh đã cống hiến hết mình cho phong trào ba sẵn sàng.

2. Thân bài

Đó không phải lần đầu tiên tôi rời Hà Nội - quãng đời học sinh, sinh viên của tôi đã ghi dấu bao lần đến với Huế, Quảng Trị, Bắc Kạn, Thái Nguyên,... - nhưng lần này đến Lào Cai, tôi có cảm giác thật lạ. Tôi mới ra trường, đây là chuyến đi nhận công tác của tôi. Bước qua cuộc đời học trò chật hẹp để bước vào cuộc sống mới khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng. Trên chặng đường từ Hà Nội lên Lào Cai, tôi đã được quen biết những con người thuộc những thế hệ khác nhau. Họ đã khiến tôi thấy cuộc sống này rộng lớn và đẹp đẽ biết mấy. Đặc biệt là quãng đường tôi đến Sa Pa. Sa Pa, nghe cái tên người ta đã muốn nghỉ ngơi nhưng ở đó có những con người làm việc hăng say, họ nguyện hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Họ để lại ấn tượng đẹp trong lòng tôi cũng như bất kì ai đặt chân lên mảnh đất này.

"Chỉ vài cây số nữa là tới Sa Pa" - bác lái xe nói vậy. Tôi bắt đầu háo hức, tò mò, mắt nhìn xa ngoài cửa kính một cách lặng lẽ mà say mê.

Sau cuộc nói chuyện, giao lưu vui vẻ giữa tôi - bác lái xe - bác hoạ sĩ già thì mọi người bỗng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kỳ lạ... Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...

Giữa lúc đó, bác lái xe cho dừng xe để mọi người nghỉ ngơi. Riêng với tôi và bác hoạ sĩ, ông quay sang nói một cách bí hiểm: sẽ giới thiệu cho chúng tôi một trong những người "cô độc nhất thế gian". Bác lái xe này thật vui tính khi đặt cho người đó cái tên như vậy. Bác lại còn khẳng định với bác hoạ sĩ - một người say mê nghệ thuật rằng: "Thế nào bác cũng thích vẽ hắn". Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn tôi, khiến cho tôi bất giác đỏ mặt. Cái nhìn đó có lẽ là có hàm ý sâu xa.

Theo lời bác lái xe thì đó là một anh chàng hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Khi mới lên nhận việc, chưa quen với không khí toàn rừng và cây ở đây nên anh ta thèm người'", đến mức chắn ngang khúc gỗ ngang đường để kiếm cớ có người nói chuyện.

- Kia, anh ta kia! - Bác lái xe chỉ.

Tôi và ông hoạ sĩ già thực sự xúc động và vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy trước mắt chúng tôi là người con trai tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.

Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ - củ tam thất - một thứ cây của vùng núi. Còn bác lái xe thì trao cho anh quyển sách. Hai người nói với nhau điều gì đó, bác lái xe thì rạng rỡ cười còn anh thanh niên kia cũng mừng quýnh. Tôi có cảm giác hành động đó của hai người không đơn thuần chi là tình cảm giữa hai người quen biết mà là tình cảm của những người trong gia đình. Thì ra, vợ bác lái xe mới ốm dậy, anh chàng kia gửi biếu ít tam thất "của nhà trồng được" còn bác lái xe gửi sách mua giúp anh ta đọc cho đờ buồn và đỡ nhớ cuộc sống binh thường!

Đứng một lát, bác lái xe dắt tay người thanh niên lại chỗ ông hoạ sĩ và tôi để giới thiệu. Anh mời chúng tôi lên thăm ngôi nhà nơi anh ở. Sau đó, cùng như bao chàng thanh niên khác anh đỏ mặt, luống cuống rồi xin về nhà trước. Không chỉ riêng tôi, bác hoạ sĩ hay bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ rằng anh chạy về trước để dọn dẹp nhà cửa, hay gấp chăn màn vì... thanh niên mà! Đã vậy lại ở một mình nên khó tránh khỏi điều khó nói ấy.

Nhưng thật bất ngờ! Tôi nhận thấy vẻ ngạc nhiên của bác hoạ sĩ khi bước lên bậc thang bằng đất thấy người con trai đang hái hoa. Còn tôi chi "ồ" lên một tiếng. Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gập hoa đơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong... ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất cả e lệ, tôi chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh rất tự nhiên như với một người bạn đã quen trao bó hoa đã cắt cho tôi, và cũng rất tự nhiên, tôi đỡ lấy.

Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết, và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

Người con trai nói to những điều đáng ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều người ta ít nghĩ. Việc ấy làm cho tôi và bác hoạ sĩ cảm động và cuốn hút ngay. Tôi ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Anh thanh niên bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi mỉm cười, hạ giọng hỏi:

- Cũng đoàn viên, phỏng?

- Vâng - Tôi nói.

Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm...

Anh bắt đầu kể về công việc của mình. Rằng công việc của anh là đo gió. đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa cầu để dự báo thời tiết. Rồi cả những khó khăn, trở ngại: những đêm mưa bão, bão tuyết, trời nắng, mưa. Nhưng anh vẫn làm việc rất nghiêm túc đến từng giờ, từng phút. Bởi có lẽ anh hiểu được công việc của anh quan trọng như thế nào...

Tôi vẫn đứng đó, ôm bó hoa và lắng tai nghe. Anh bỗng dừng lại. Trời! Mười phút sao mà trôi nhanh quá!

- Anh nói nữa đi - Bác hoạ sĩ giục.

- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ.

- Còn hai mươi phút nữa thôi. Bác và cô vào nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

- Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục chính chúng tôi. Chúng tôi bước vào căn nhà ba gian sạch sẽ và gọn gàng.

- Bác hoạ sĩ hứa sẽ quay trở lại và kể anh nghe chuyện dưới xuôi.

Bác vừa nhâm nhi chén chè và nghe anh giải thích cụm từ "cô độc nhất thế gian". Rằng còn có người cô độc hơn anh. Đó Là anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia còn một mình hơn anh.

Tôi đang đọc cuốn sách trên bàn của anh và vẫn lắng tai nghe hai bác cháu họ nói chuyện.

Càng nói chuyện với chàng trai bác hoạ sĩ càng có vẻ thích thú. Bác đề nghị vẽ anh. Nhưng anh từ chối. Bởi theo anh - anh không phải là người đáng để vẽ. Anh khiêm tốn giới thiệu người khác. Đó là ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa. Nhưng cũng may bằng mấy nét, hoạ sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.

Người thanh niên này làm tôi và bác hoạ sĩ suy nghĩ nhiều quá. Những điều cùng nghe cộng với những điều tôi khám phá thấy trên trang sách đang đọc giở làm cho tôi bàng hoàng. Có phải vì ánh sáng trong quyến sách rọi sáng làm tôi hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt vời của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, về con đường tôi đi tới?

Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo tôi trong chuyến thứ nhất ra đời mà vì một bó hoa khác, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm tôi. Tôi không muốn những khoảnh khắc này trôi đi vô nghĩa trong đời mình. Tôi mong muốn để lại điều gì thật ý nghĩa nơi này... Tôi khẽ mở khoá chiếc xắc nhỏ bên mình...

- Và thế là chì còn năm phút nữa.

Bác hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên đi ra chỗ bác.

- Ô! Cô quên chiếc mùi xoa đây này!

Anh thanh niên vừa vào kêu lên, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Cái món quà mà tôi cho là một chút cỏn con, dịu dàng nhưng... Tôi cúi đầu ngượng ngùng không nhìn thẳng vào anh nhận lại chiếc khăn và quay đi.

Bác hoạ sĩ và anh lưu luyến rồi hẹn ngày gặp lại. Còn tôi - tôi chìa tay cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay. Tôi nhìn anh, cái nhìn như mãi mãi không bao giờ gặp lại.

- Chào anh.

Tôi không biết cảm giác lúc đó là gì nữa. Điều cuối cùng anh dành sự quan tâm cho mọi người đó là anh ấn cái làn vào tay bác hoạ sĩ rồi nói là để cho mọi người ăn trưa.

Chúng tôi ra về, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực làm cho bó hoa càng rực thêm làm cho tôi cảm thấy mình rực rỡ theo.

3. Kết bài

Chuyến đi này là một chuyến đi thật khó quên trong đời tôi. Tôi đã gặp được những con người thật đẹp, thật cao cả. Họ làm cho tôi thấy yêu đời hơn, thấy tự tin với công việc của mình hơn và anh thanh niên để lại ấn tượng sâu đậm về một thế hệ trẻ như tôi - anh đã cống hiến hết mình cho phong trào ba sẵn sàng. Anh sống bên cái vẻ bề ngoài "lặng lẽ" nhưng bên trong thì rạo rực của vùng đất dấu yêu, thơ mộng này.

Đề 3: Cảm nhận về chất thơ bàng bạc trong lặng lẽ Sa Pa

A. Mở bài

Nét đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Thành Long là luôn tạo được những hình tượng đẹp, truyện pha chất kí giàu chất trữ tình, đậm chất thơ. Chất thơ là một trong những giá trị đặc sắc trong Lặng lẽ Sa Pa, được thể hiện một cách sinh động trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

B. Thân bài

Trước hết, chất thơ trong tác phẩm biểu hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên, cụ thể là núi rừng Sa Pa.

Trong truyện, theo chuyến xe đưa ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên Sa Pa, tác giả dẫn người đọc đến với những không gian núi rừng Tây Bắc với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng:

"Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng… Nắng bây giờ bắt đầu lèn tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe".

Cuối truyện, khi ông họa sĩ và cô kĩ sư tạm biệt Sa Pa, khung cảnh núi rừng lại được miêu tả một lần nữa:

"Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo".

Tác giả không miêu tả nhiều nhưng chỉ với những nét chấm phá, qua lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, ngôn ngữ như có đường nét, hình khối, sắc màu, cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa hiện lên ấn tượng với vẻ đẹp trong trẻo, hữu tình.

Khung cảnh nên thơ này có tác dụng làm phông nền cho câu chuyện đầy chất thơ, là chất xúc tác đồng thời là điểm tựa cho chất thơ trong truyện được thăng hoa.

Chất thơ trong Lặng lẽ Sa Pa được thể hiện nổi bật qua vẻ đẹp của con người và những câu chuyện bình dị mà cảm động của họ. Trong truyện, không hề có một nhân vật phản diện.

Tất cả đều hiện lên với những vẻ đẹp riêng. Ông họa sĩ già với khát vọng chân chính về nghệ thuật, cô kĩ sư trẻ với lí tưởng cống hiến tuổi thanh xuân, bác lái xe với hơn 30 năm miệt mài, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa tận tụy với công việc, anh cán bộ nghiên cứu sét hi sinh hạnh phúc bản thân vì đam mê khoa học, anh đồng nghiệp trên đỉnh Phan-xi-păng lặng lẽ cống hiến cho cộng đồng…,

Tất cả những nhân vật của Lặng lẽ Sa Pa đều hiện lên với vẻ đẹp rạng ngời trong tâm hồn và cách sống. Không chỉ say mê, hết lòng trong công việc, họ còn biết hi sinh hạnh phúc riêng tư cho lí tưởng xây dựng, làm giàu đất nước.

Dù thật lặng lẽ, bình dị (phần lớn các nhân vật đều không có tên – đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả) nhưng nhân cách, tâm hồn của họ vẫn tỏa vẻ đẹp nhân văn lấp lánh.

Nổi bật trong truyện là hình tượng nhân vật anh thanh niên. Đây là hình tượng tập trung cho vẻ đẹp của con người trong truyện. Qua lời kể của bác lái xe, sự nhìn nhận, đánh giá của ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ, đặc biệt, qua chính ngôn ngữ và hành động của mình, nhân vật anh thanh niên hiện lên trong truyện với những vẻ đẹp riêng:

Có nếp sống ngăn nắp, khoa học và thơ mộng ("một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm"), không cảm thấy cô đơn vì có niềm vui trồng hoa, đọc sách); yêu nghề, tận tụy, có trách nhiệm và luôn tìm thấy niềm vui trong công việc ("khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất"); chân thành, cởi mở, chu đáo và biết quan tâm người khác (tặng củ tâm thất để vợ bác lái xe chữa bệnh, vui sướng khi có khách đến thăm, tiếp đãi khách nồng nhiệt, lưu luyến, tặng quà khi chia tay); thành thật, khiêm tốn (tự nhận thấy đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé so với những người khác, từ chối khi được vẽ chân dung và giới thiệu những người xứng đáng hơn mình).

Có thể nói, hiện lên với những vẻ đẹp dung dị, đời thường mà cao quý, anh thanh niên hình ảnh tiêu biểu của những con người "lặng lẽ" giữa "Sa Pa", là chân dung của con người lao động mới trong thời đại mới đang góp sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tâm hồn, cách thế sống, từng câu chuyện về công việc của anh như những bài thơ mang vẻ đẹp nhân văn thấm đẫm. Chất thơ trong truyện bung tỏa từ chính hình tượng nhân vật này.

Không chỉ trên phương diện nội dung, chất thơ trong Lặng lẽ Sa Pa còn được thể hiện sinh động trên nhiều khía cạnh của phương diện hình thức. Ấn tượng chung của độc giả đối với tác phẩm là câu chuyện nhẹ nhàng với cốt truyện đơn giản, tình tiết không phức tạp, diễn biến truyện không quá gây cấn.

Tuy có đôi lúc sôi nổi nhưng chủ yếu truyện vẫn mang giọng điệu chậm rãi, khoan thai. Đặc biệt, truyện có lớp ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm và hình ảnh với những biểu hiện như:

Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc (thác trắng xóa, mây hắt từng chiếc quạt trắng, thấp thoáng trong màu xanh bao la, một vệt hình ba góc màu vàng, những ngón tay bằng bạc, nhô cái đầu màu hoa cà màu xanh của rừng, anh chỉ đỏ mặt, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…);

C. Kết bài

Sử dụng nhiều từ láy (lặng lẽ, lả tả, thấp thoáng, dễ dàng, nhẹ nhàng, bối rối, nhỏ nhẻ, sạch sẽ, toe toe, khe khẽ, hí hoáy, loay hoay, choáng choàng, vắng vẻ, vòi vọi, băn khoăn, rực rỡ,…); sử dụng nhiều so sánh tu từ (nó như con gián gặm nhấm người ta, nó như bị chặt ra từng khúc, các anh chị cứ như con bướm,…).

Có thể nói, lớp ngôn ngữ truyện giàu chất thơ là một trong những phương diện quan trọng làm nên chất thơ xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm.

Đề 4: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên – Lặng lẽ Sa Pa.

A. Mở bài

Mạch nước âm ỉ dưới vách núi đã đổi thay qua những ngày xuân xanh đến những chiều thu buồn. Những đền đài rồi xụp đổ dưới ánh chiếu của thời gian, những tranh tượng rồi tiêu tan hoá thành bụi vàng của quá khứ. Ấy vậy mà có những tác phẩm vẫn tồn tại bền bỉ tựa dòng suối chảy mãi trong tâm hồn bao thế hệ hôm qua, hôm nay và ngày mai. Như trong "Nghĩ lại về Paustovsky" Bằng Việt từng chiêm nghiệm: "Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ.

Như những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu". Ẩn chứa trong những tác phẩm ấy là thế giới được nhà văn phác họa một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng, đẹp đẽ mà không khoa trương, giản dị mà chẳng kém phần tinh tế. "Lặng lẽ Sa Pa" chính là một trong số đó. Nguyễn Thành Long đã dẫn lối ta đến với xứ sở của những con người lao động miệt mài mà thầm lặng. Nhân vật anh thanh niên chính là biểu tượng cho phẩm chất và con người ở miền đất ấy.

B. Thân bài

Nguyễn Thành Long được đánh giá là cây bút đầy cuốn hút, chuyên viết về truyện ngắn và kí. Thước phim mang tên "Cuộc đời" của ông là những năm tháng lặng lẽ sống, lặng lẽ viết và lặng lẽ ra đi. Những tác phẩm của Nguyễn Thành Long có lối viết nhẹ nhàng, trong trẻo, thơ mộng pha chất kí, giàu chất trữ tình và đậm chất thơ. "Lặng lẽ Sa Pa" sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế Lào Cai, in trong tập "Giữa trong xanh" là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách ấy. Trong truyện, ta bắt gặp những trang đời, ta thấm nhuần vẻ đẹp của những con người lao động hăng say mà thầm lặng. Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên ngời sáng với những phẩm chất tốt đẹp.

Anh thanh niên là một chàng trai 27 tuổi, cái tuổi sôi nổi, yêu đời và khát khao được cống hiến cho đời. Anh sống và làm việc một mình ở đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết và sương rơi. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Công việc mỗi ngày của anh là " đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất". Nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu, Đó là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, kiên nhẫn và có tinh thần trách nghiệm cao. Chính hoàn cảnh sống đặc biệt ấy lại là "chiếc đòn bẩy" nâng tầm cho ý chí sắt đá, nghị lực phi thường của anh thanh niên được nổi bật và neo giữ mãi trong trái tim người đọc.

Anh thanh niên là một người nhiệt thành, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao. Anh tự nguyện chấp nhận sống trên đỉnh núi cao vời vợi, thiếu vắng thanh âm của con người và phải một mình chống chọi, vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết. Đối với công việc, anh yêu và say mê nó đến nổi khi người ta còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại mơ ước được làm việc trên đỉnh Phan-xi-băng cao đến 3142m. Bởi với anh "làm khí tượng ở độ cao thế mới là lí tưởng". Anh còn có những chiêm nghiệm đúng đắn và sâu sắc về mối liên kết giữa công việc với con người. Với anh, công việc như một người bạn tri âm tri kỉ song hành cùng ta đi qua những nốt thăng trầm:" Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được". Anh đâu xem công việc của mình là những nhiệm vụ khô khan và nhạt nhẽo. Công việc với anh là lí tưởng, là nguồn vui, dẫu nó thật gian khổ, thật cô độc nhưng "cất nó đi cháu buồn chết mất". Chan chứa trong những câu nói ấy là biết bao tình yêu, bao nỗi niềm say mê của người thanh niên trẻ. Anh còn tìm ra ý nghĩa của công việc thầm lặng ấy. Anh hiểu rằng công việc của mình gắn bó với biết bao tâm sức của những anh em đồng chí dưới kia, là mắt xích quan trọng trong sự nghiệp "phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Khi biết việc mình phát hiện được một đám mây khô đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên cầu Hàm Rồng, anh thấy "thật hạnh phúc" biết nhường nào. Cũng chính vì yêu tha thiết công việc nên ở anh còn có những hành động đầy trách nhiệm. Dẫu làm việc một mình, chẳng có ai đôn đốc hay giám sát, anh vẫn luôn tự giác, nghiêm túc và tận tụy với nghề. Có là ngày hay đêm, mưa tuyết hay rét lạnh, anh thanh niên vẫn chẳng nề hà vất vả, không bỏ qua bất kỳ một giờ "ốp" nào. Anh luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình với tác phong khoa học, nghiêm túc và chính xác.

Tuy được ví như "người cô độc nhất thế gian" , tuy phải sống một mình trong điều kiện thiếu thốn trăm bề nhưng anh thanh niên không hề buông thả bản thân hay cảm thấy chán nản và buồn tẻ. Ở anh toát lên lối sống giản dị, lạc quan và yêu đời. Anh tự tạo ra âm hưởng của niềm vui trong bản hòa tấu mang tên "Cuộc sống" của anh. Anh thanh niên trồng đủ những loại hoa như "hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn". Người ta cứ ngỡ bức họa về cuộc sống nơi đỉnh núi cao vời vợi ấy sẽ chỉ độc nhất mảng màu lạnh lẽo, xám xịt của mây trời bạt ngàn và màn sương dày đặc. Nhưng anh thanh niên đã chấm phá cho ngôi nhà nhỏ của mình bao sắc màu ấm áp và rạng ngời. Anh còn nuôi gà, nuôi ong để làm phong phú nguồn lương thực và làm những món quà nho nhỏ gửi trao những vị khách hiếm hoi. Anh thanh niên còn tìm đến sách như một người bạn tâm giao cùng anh chuyện trò, cùng nương tựa vào nhau để vượt qua sự vắng lặng kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Nhờ có sách, anh có thể tự trau dồi thêm tri thức cho bản thân và làm giàu thế giới quan của mình. Không chỉ sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, chính trong gian nhà nhỏ của anh cũng toát lên vẻ gọn gàng, ngăn nắp. Anh làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, đọc sách, đọc báo như một người đang sống và làm việc giữa lòng thành phố, với mọi người, chứ không phải riêng mình anh. Không gian sống của người thanh niên trẻ đã gieo vào trái tim ông hoạ sĩ bao xúc cảm trầm trồ và ngỡ ngàng. Những giọt nắng ấm nóng của tinh thần lạc quan đã sưởi ấm cõi lòng anh trong khí trời lạnh lẽo và thoáng đãng của thiên nhiên Sa Pa. Chính tình yêu tha thiết dành cho cuộc đời đã trở thành điểm tựa vững bền giúp anh chủ động bước tiếp về phía trước, vượt qua hết thảy những gian truân, vất vả của hoàn cảnh sống đặc biệt. Từ ấy, anh tìm được niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa trong những điều nhỏ nhặt.

Tâm hồn anh vẫn luôn gần gũi, vẫn ấm nóng, chân thành, cởi mở và hiếu khách biết chừng nào. Anh "thèm người", "thèm nghe chuyện dưới xuôi" và khao khát được bên người, được cùng người trao nhau ánh mặt và chuyện trò cùng người. Chính vì lẽ đó, anh liền bày kế lấy những khúc thân cây chắn ngang đường để dừng lại những chiếc xe hiếm hoi. Niềm hưng phấn khi được chào đón những vị khách cứ dào dạt trong anh, toát lên qua "nét mặt rạng rỡ". Phải chăng vì đã lâu không được gặp người nên anh cứ luống cuống cả lên chẳng kiềm được cảm xúc rồi cứ tất tả chạy ngược chạy xuôi. Anh gửi trao những quan tâm chân thành và chu đáo đến mọi người. Chỉ thoáng nghe qua lời kể từ bác lái xe rằng bác gái vừa ốm dậy, anh đã chủ động đi đào củ tâm thất một cách âm thầm để biếu bác dẫu chẳng có ai nhờ cậy anh làm. Đâu chỉ dừng lại ở đó, anh thanh niên còn vô cùng thân thiện, cởi mở với những người chỉ mới gặp lần đâu. Anh niềm nở tiếp đón bác hoạ sĩ cùng cô kĩ sư lên thăm nhà. Bó hoa cho cô gái vào lần đầu gặp gỡ, nước chè cho ông hoạ sĩ già và làn trứng ăn dọc đường cho hai bác cháu. Anh hồ hởi và thích giao tiếp, anh nói "những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ". Anh hồn nhiên kể về công việc, về những người đồng nghiệp và cuộc sống thường nhật của anh. Với anh thanh niên, từng khoảnh khắc tít tắc trôi qua được trò chuyện với những người mà anh chỉ mới gặp thôi cũng thật quý giá biết bao. Khoảnh khắc ấy, anh thổ lộ những điều bám rễ trong lòng mà rất lâu rồi anh mới có dịp tâm sự cùng người. Bởi thế, anh cứ đếm từng giây từng phút trôi qua và lo sợ sẽ hoài phí 30 phút gặp gỡ ngắn ngủi mà quý giá.

Công việc của anh thanh niên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp chuyển mình của đất nước. Thế nhưng, anh lại rất khiêm tốn và thành thực cảm thấy những điều anh làm thật nhỏ bé biết bao so với người khác. Anh chỉ dành 5 phút ngắn ngủi để nói về bản thân, về công việc và cuộc sống của anh. Tác giả như muốn nhấn mạnh sự chênh lệnh về thời gian để làm nổi bật phẩm chất khiêm tốn của anh. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ kí họa về anh, anh thật tình bối rối, cảm thấy bản thân không có gì đáng để một họa sĩ ghi lại :"Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng để bác vẽ hơn". Đó là ông kĩ sư vườn rau ngày đêm miệt mài và kiên nhẫn để đem đến cho nhân dân xứ Bắc những củ su hào ngon ngọt và to hơn. Đó là đồng chí nghiên cứu bản đồ sét quanh năm suốt tháng bám trụ nơi cơ quan và luôn giữ vững tư thế sẵn sàng trong công việc. Anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của xứ sở Sa Pa, thấm thía sự hi sinh của "những nốt nhạc trầm" trong bài ca lao động.

Trái tim của anh luôn rạo rực một ngọn lửa khát vọng, khát vọng được sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đất nước, cho mọi người. Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận. Không được ra trận, anh vẫn tận tụy làm thật tốt công việc. Hạnh phúc của người con trai ấy chẳng phải là ái tình tuổi trẻ, được giàu sang hay quyền lực. Hạnh phúc với anh là được làm việc, được cống hiến cho đất nước. Hạnh phúc khi ấy đã vượt ra ngoài biên giới của nó, không chỉ bó hẹp trong từng cá nhân mà lan tỏa đến những người khác, có ý nghĩa với nhiều người. Phải chăng một trong số những ẩn ý của tác giả qua việc không đặt tên riêng cho nhân vật chính mà lại gọi anh là "anh thanh niên" bởi anh đại diện cho tầng lớp các bạn trẻ đang ngân vang giai điệu bất diệt của lí tưởng sống cao cả, lao động quên mình vì Tổ quốc. Dừng chân trên thi đàn văn học, ta bắt gặp những hồn thơ mang âm hưởng sâu sắc về lí tưởng sống, lòng nồng nàn yêu nước của thanh niên trẻ. Một trong số đó là thi phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm:

"Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"

"Lặng lẽ Sa Pa" đã đạt được nhiều thành công trong phương diện nghệ thuật. Cốt truyện đơn giản không có những thanh âm kịch tính, hối hả. Tác phẩm như dòng suối tĩnh lặng, nhẹ nhàng chảy trôi vào đời, đi qua những ngõ ngách trong trái tim người đọc và cứ thế lắng đọng nơi sâu thẳm cõi lòng. Cách xây dựng tình huống truyện hợp lí, tự nhiên, độc đáo và đặc sắc, đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ của những nhân vật. Trong 30 phút ngắn ngủi ấy, tác giả đã thật tài tình khi vận dụng cách kể chuyện giản dị, cách miêu tả con người và cảnh vật dưới nhiều điểm nhìn. Thành công nổi bật của tác phẩm là việc chung hòa giữa tự sự, bình luận và trữ tình. Với ngôn ngữ đậm chất hội hoạ, thiên truyện có dáng dấp như một bài thơ. Khiến ta ngây ngất trong chất men say trữ tình lãng mạn của một thiên nhiên nên thơ đến những con người làm việc lặng lẽ, quên mình vì Tổ quốc.

C. Kết bài

Tô Hoài từng nhận xét: "Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ, như nhắc khẽ người đọc". Đến với "Lặng lẽ Sa pa", ông đã gửi trao bao suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc rằng Sa Pa lặng lẽ nhưng không tầm thường, Sa Pa mà người ta cứ nghĩ tới việc sẽ đến dừng chân để nghỉ ngơi, để tịnh dưỡng tâm hồn sau những giây phút oằn mình trong guồng quay của cuộc sống. Ở mảnh đất đó, có những con người đang thầm lặng dâng hiến thanh xuân và sức trẻ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tác giả đã thực sự phác họa thành công chân dung của nhân vật anh thanh niên, một chân dung tuy chỉ kí họa trong mấy mươi phút nhưng vẫn có những vẻ đẹp sống mãi trong tiềm thức người độc giả.

Đề 5: Cảm nhận các nhân vật trong tác phẩm" Lặng lẽ Sa pa" của tác giả Nguyễn Thành Long.

Mở bài

Có những tác phẩm đã trải qua biết bao năm tháng nhưng nó ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị, đẹp đẽ mà không khoa trương, giản dị mà chẳng kém phần tinh tế bởi "Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp" (Pautopxki) và ta đã thực sự đã đến được với "xứ sở" ấy qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. Ông được đánh giá là một trong những cây bút đáng chú ý nhất của thế kỉ trước khi chuyên viết về truyện ngắn và kí. Các tác phẩm của ông thường có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, giàu chất thơ và "Lặng lẽ Sa Pa" được in trong tập "Giữa trong xanh" cũng không ngoại lệ. Câu chuyện gửi gắm tới người đọc, giúp người đọc thấm nhuần vẻ đẹp của những con người lao động mới khi họ đã dệt lên một bài ca về tình yêu đất nước và đã dệt trong lòng ta những suy nghĩ đẹp đẽ đến khó quên!

Thân bài

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện ngắn, anh ấy không xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác. Và anh cũng chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng đủ cho các nhân vật khác ghi lại một ấn tượng mạnh, một kí hoạ chân dung về anh rồi dường như anh lại khuất trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của rừng núi Sa Pa.

Qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ người thanh niên ấy có niềm yêu, đam mê công việc rất sâu sắc hiếm ai có được. Nơi sống và làm việc của anh rất đặc biệt, đó là nơi cao 2600 mét tại đỉnh núi Yên Sơn, nơi đây anh đang thực hiện công việc của mình đó là làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây mây núi, đo nắng, đo mưa, đo gió,… để phục vụ cho dự báo thời tiết, cho sản xuất chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi có sự tỉ mỉ, chính xác cao và có trách nhiệm với công việc của mình,…Hoàn cảnh sống là thế đấy nhưng bằng tất cả nghị lực của mình, người thanh niên ấy đã vươn lên và vượt qua mọi khó khăn kia để rồi thích nghi với nó và yêu nó lúc nào không hay. Anh yêu công việc của mình, yêu tới mức khi mọi người ái ngại về công việc ấy còn anh thì không hề mà còn cho rằng làm việc ở độ cao 3100 mét mới là lí tưởng. Trong khi ai lấy đều chọn những công việc thuận lợi đó là tiện nghi trong đi lại, công việc thì nhẹ nhàng, có nhiều đồng nghiệp để cùng buôn chuyện hằng ngày… nhưng anh lại chon nó mà theo suy nghĩ của mọi người công việc ấy vô cùng khó khăn, vì sao chứ? Là vì anh có những suy nghĩ rất sâu sắc và đúng đắn về công việc, cuộc sống của chính mình" Khi ta làm việc ta với công việc là đôi". Anh hiểu rằng công việc của mình gắn bó với rất nhiều người, anh coi công việc của mình là nhu cầu trong cuộc sống cũng như là cầu nối với mọi người" Công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ là thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất" Trên cuộc đời này thử hỏi có ai như anh chứ, trong khi ta chỉ muốn vứt bỏ lại mọi công việc phía sau và chẳng bao giờ muốn làm chúng, còn anh thì lại" cất nói đi cháu buồn chết mất" thật là một con người đặc biệt. Cũng chính vì yêu công việc mà anh tự giác hoàn thành nhiệm vụ, công việc chẳng có người giám sát, có lẽ với điều kiện ấy nhiều người sẽ lười biếng làm qua cho xong hoặc là viết báo cáo giả gửi đi nhưng anh lại làm việc một cách nghiêm túc, tự giác và trách nhiệm cao. Vượt qua gian khổ của hoàn cảnh, cứ ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong ngày: 4 giờ , 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng. Thời tiết Sa Pa rất khắc nhiệt, nửa đêm có mưa tuyết hay băng giá nhưng anh vẫn cứ trở dậy ra ngoài trời làm việc" Nửa đêm đang nằm trong chăn nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi", anh" muốn đưa tay tắt đi" rồi đấy nhưng lại thôi chỉ vì anh có trách nhiệm , có sự tự giác và chúng đều bắt nguồn từ niềm yêu công việc của anh.

Người thanh niên ấy còn có phong cách sống đẹp, có những suy nghĩ tiến bộ về cuộc sống. Hạnh phúc- một quan niệm chắc hẳn vô cùng sâu xa, rộng lớn khó mà diễn tả được hạnh phúc là như thế nào, còn anh có một quan niệm rất đơn giản và rất đẹp về nó đó là được làm việc, được cống hiến cho mọi người, cho đất nước. Anh đã" phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng" và rồi" từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc". Đấy, đơn gian thế thôi chứ đâu phải cứ yêu nhau, giàu sang, quyền lực mới đem lại hạnh phúc. Còn sự hạnh phúc của anh mang đến niềm tin, cống hiến với công việc và rồi lớn hơn thế là hạnh phúc của toàn đất nước. Sống trên đỉnh núi của vùng đất sương mù hẻo lánh, anh không hề thấy cô đơn buồn tủi như mọi người nghĩ bởi vì anh biết tạo niềm vui trong công việc, cuộc sống đó là đọc sách. Anh coi sách là người bạn để anh trò truyện, rồi chính sách giúp anh chống chọi lại sự vắng lặng quanh năm suốt thắng của nơi đây. Nhờ có sách anh biết được nhiều thứ, mở mang kiến thức mà tại đây thật khó khăn để tìm hiểu chúng. Và người thanh niên ấy thật đáng yêu khi có hành động vô cùng trẻ con và ngộ nghĩnh. Ta đều biết rằng gian khổ nhất ở tại nơi cao 2600 mét đó là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ không một bóng người. Mới đâu anh còn thèm người tới mức phải lấy cây gỗ chắn ngang đường ô tô chỉ để được nghe tiếng người! Để rồi trưởng thành theo thời gian, anh có một suy nghĩ thật sâu sắc" Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng". Suy nghĩ của anh thật tuyệt vời, chính cái suy nghĩ ấy sẽ truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người. "Con người cô độc nhất thế gian" ấy có một nếp sống đẹp, anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm rất ngăn nắp, gọn gang. "Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm" Anh có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ để tạo niềm vui cho mình. Anh cho rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi hiểu rõ phải đóng góp cho quê hương đất nước, anh đã tự hỏi bản thân mình rằng "mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc" nhờ suy nghĩ nội tâm ấy mà anh đã vượt qua tất cả-mọi khó khăn của ngoại cảnh!

Mặc dù là "người cô độc nhất thế gian" nhưng anh chẳng hề mất đi đức tính tốt đẹp của mình, đó là tấm lòng hiếu khách, sống chân thành và cởi mở, quý trọng tình cảm của mọi người, luôn quan tâm đến người khác: anh chàng tốt bụng này gửi biếu quà-gói tam Thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng cho cô gái, mời bác lái xe uống trà và tặng cho người đi xa mọt giỏ trứng tươi, rồi anh còn rất xúc động khi những vị khách tới nhà mình.

Người thanh niên ấy còn toát lên sự khiêm tốn, đáng mến, anh luôn coi những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé, khi ông họa sĩ già muốn khắc họa chân dung anh, anh từ chối và nhiệt tình giới thiệu cho ông những người đáng vẽ hơn mình (người kỹ sư lai tạo su hào và người nghiên cứu sét).

Tại vùng đất Sa Pa bạt ngàn mây mù này, ta còn bắt gặp những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên đó là ông kỹ sư lai tạo su hào và anh cán bộ nghiên cứu sét. Người kỹ sư kia ngày qua ngày ngồi trong vườn chăm chú rình xem cách lấy mật của ong và tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào trên toàn miền Bắc làm ra to hơn, ngọt hơn. Mặc dù chỉ là cống hiến nhỏ nhoi nhưng từng ấy đã đủ cho ta, cảm nhận được ông ấy thật là tâm huyết với công việc của mình khi mà ngày này sang ngày khác "ông vẫn cứ tiếp tục công việc của mình". "Mười một năm không ngày nào xa cơ quan" luôn "trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét" đó không ai khác chính là anh cán bộ nghiên cứu sét. Công việc của anh thật đặc biệt, lúc nào anh cũng chỉ sợ "có sét lại vắng mặt mình" chính vì điều ấy mà anh không đi đến đâu tìm vợ. Những con người này làm cho anh thanh niên thấy "cuộc đời đẹp quá, đâu còn buồn tẻ" và những con người ấy cho ta thật nhiều suy nghĩ về câu văn: "trong cái lặng im của Sa Pa, dưới dinh thự cũ kỹ của Sa Pa. Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".

Dù không phải nhân vật chính nhưng ông họa sĩ đóng vai trò rất quan trọng đó là người kể chuyện đã nhập vai vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông, để trần thuật, để quan sát ,để miêu tả từ cảnh thiên nhiên bạt ngàn đến nhân vật anh thanh niên, ông ấy là một người nghệ sĩ chân chính, một người am hiểu cuộc sống, một tri thức lịch duyệt hay một nhân cách đẹp có một đời sống nội tâm phong phú. Ngòi bút như là một quả tim nữa của ông vì suốt đời ông chỉ vẽ và đi, ông khao khát nghệ thuật, có tình yêu cuộc sống, yêu con người. Cả đời ông luôn theo đuổi, đi tìm cái đẹp để phản ánh tác phẩm của mình. Ngay từ phút đầu gặp gỡ anh thanh niên bằng sự từng trải của sự nghiệp, người nghệ sĩ già đã nhìn ra vẻ đẹp từ tâm hồn anh và thực sự bối rối, xúc động "vì thật ra họa sĩ đã bắt gặp một điều mà ông vẫn ao ước được biết. Ôi! Một nét thôi cũng khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Chính sự từng trải của ông, ông phát hiện ra một vẻ đẹp mới của Sa Pa mà có lẽ còn đẹp hơn cả thiên nhiên của Sa Pa, đó là vẻ đẹp của con người ở nơi đây. Người họa sĩ già muốn kí họa hình ảnh anh thanh niên và ông nghĩ rằng người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm ông nhọc quá. Với những điều làm cho ta suy nghĩ về anh". Từ ông ta thấy được mục đích của người làm nghệ thuật là tìm ra cái đẹp trong cuộc sống, trong con người, ông bộc lộ niềm say mê lao động, sáng tạo, từng trải, có thể cảm nhận được đối tượng nghệ thuật là những con người lao động chân chính. Qua đó ta càng thêm cảm phục và kính trọng.

Cô kỹ sư góp phần làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn và làm nổi bật tính cách của anh thanh niên. Cô điểm một nét vẽ nhẹ nhàng mà duyên dáng vào câu chuyện. Là một cô kỹ sư trẻ mới ra trường, vẫn bỡ ngỡ vì vừa bước qua ngưỡng cửa của một thế giới chật hẹp-cuộc đời học trò và sang một cuộc sống mới, bát ngát mới tinh, làm bất cứ việc gì. Cô khao khát được đi, cũng có vài háo hức rực lửa của tuổi trẻ. Nhưng khi gặp anh thanh niên, được lắng nghe anh, được chứng kiến cuộc sống của người thanh niên, cô trầm ngâm, lặng lẽ, xúc động, và vững tin hơn vào cuộc sống. Người thanh niên tựa như một tấm gương như những ánh sáng dịu hiền mà rất mới mẻ để cô tự soi mình, tự hiểu mình và quên đi mối tình nhạt nhẽo mà cô đã chối bỏ. Nghe anh thanh niên nói, cô mới "bàng hoàng" nhận ra đường đi của chính mình, càng vững tin vào những gì mình sẽ làm.

Để tạo ra chuyến đi này không thể thiếu bác lái xa. Bác ấy là một người tốt bụng, vui vẻ cởi mở, như một người dẫn chuyện khiến ta khó quên. Bác đã dẫn dắt câu chuyện, kích thích tò mò cho ông họa sĩ và cô kỹ sư "tôi sắp giới thiệu với bác một người cô đọc nhất thế gian, thể nào bác cũng thích vẽ hắn".

"Lặng lẽ Sa Pa" không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về cả nghệ thuật, cốt truyện đơn giản, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện rất độc đáo , đặc sắc là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa các nhân vật. Cách kể tự nhiên giúp người đọc dễ hiểu. Có lẽ thành công nhất là kết hợp tự sự, bình luận và trữ tình. Truyện có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc với đầy đủ hình ảnh từ núi non hung vĩ, vẻ đẹp thơ mộng của chốn Sa Pa cho đến những con người làm việc miệt mài mà lặng lẽ.

Kết bài

Truyện đã ra đời từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước nhưng nó vẫn ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã làm lên một bài ca về tình yêu thương đất nước và khắc hoạ trong lòng ta những suy nghĩ rất sâu sắc, đáng học tập và noi theo!

Đề 6: Cảm nhận về thiên nhiên Sa Pa qua đoạn trích sau: "Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây... Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy".

{...} "Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây... luồn cả vào gầm cây"
{....}Hồi chưa vào nghề, những đêm trên bầu trời {....} Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy."

Mở bài

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã đẻ lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa". Đọc tác phẩm ta bắt gặp những con người lao động thầm lặng mà đầy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước mà tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta ngưỡng mộ, học tập. Chúng ta hãy đến với vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa để hiểu thêm vẻ đẹp của của vùng đất này.

"Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây... luồn cả vào gầm xe" {.... }Những đêm trên bầu trời {...}Đấy cháu tự nói với cháu thế đấy."

Thân bài

1. Khái quát

Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.

- Hai đoạn trích trên đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, đắm say của thiên nhiên Sa Pa và vẻ đẹp của con người Sa Pa qua nhân vật anh thanh niên.

2. Bức tranh thiên nhiên và con người Sa pa

a. Thiên nhiên Sa Pa

* Chuyển ý: Trước hết ngay từ những dòng đầu của tác phẩm tác giả đã đưa người đọc đến với vẻ đẹp thơ mộng đắm say của thiên nhiên Sa Pa.

- Trong trời đất tây bắc bạt ngàn, khi nghĩ đến Sa Pa người ta thường nghĩ đến nơi đây quanh năm sương phủ lạnh lẽo. Nhưng dưới con mắt của người họa sĩ hình ảnh rừng cây trong nắng hiện ra một cách kì lạ khiến ông họa sĩ và cô gái lần đầu lên Sa Pa bỗng nhiên im bặt: " Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây"

=> Bằng biện pháp nhân hóa nắng hiện lên thật rực rỡ như một sinh thể có các trạng thái vận động khác nhau. Nắng không chỉ "len tới" mà còn " Đốt cháy rừng cây". Nắng di chuyển đẹp, kì thú, đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp huyền ảo đầy sức sống.

- Mây Sa Pa cũng hiện lên thật sinh động: "Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe."=> bằng vài nét chấm phá điểm xuyết, vẫn là biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thổi hồn vào những sự vật vô tri, vô giác để chúng hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch, khiến cho bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sinh động và tràn đầy sức sống.

- Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét, hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.

- Rừng cây dưới nắng qua cách miêu tả của nhà văn cũng hiện lên thật đẹp. Cây thông thì " rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, còn những cây tử kinh thì nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng"

=> Vẫn bằng nghệ thuật nhân hóa tác giả đã khiến cho rừng cây trở lên vô cùng sinh động, với những màu sắc tươi tắn: Màu xanh bạc của cây thông, màu hoa cà của cây tử kinh... tất cả đã làm cho thiên nhiên Sa Pa như bừng sáng, tinh nghịch, vui vẻ như một đứa trẻ

- Có thể nói đoạn văn miêu tả thiên nhiên Sa Pa dưới con mắt của người họa sĩ hiện lên như một tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Không gian của bức tranh như được nới rộng, không có đường viền, giới hạn. Bức tranh ấy lại vừa có nhịp điệu âm thanh êm ái của bài thơ gợi lên sự yên bình, làm say đắm lòng người. Tác giả muốn đem đến cho các nhân vật sự khao khát, háo hức khi lần đầu tiên được đặt chân lên vùng đất mới.

b. Vẻ đẹp con người Sa Pa hiện lên qua nhân vật anh thanh niên

* Chuyển ý: Đến với mảnh đất Sa Pa nhà văn Nguyễn Thành Long không chỉ cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên mà còn cho ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của con người qua nhân vật anh thanh niên.

- Đây là nhân vật chính của truyện. Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, bất ngờ giữa anh với những vị khách trên chuyến xe đi Lào Cai khi họ dừng chân nghỉ. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về anh rồi anh lại khuất lấp trong mây mù bạt ngàn với cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa.

b.1: Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ.

- Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu". Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. "Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc".

- Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức "thèm người", phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện.

=> Có thể nói anh thanh niên phải sống và làm việc trong một hoàn cảnh hết sức cô đơn và khắc nghiệt nhưng anh đã vượt qua tất cả để hoàn thành tốt công việc của mình vì anh coi sự khắc nghiệt ấy là môi trường rèn luyện, ý chí và quyết tâm của con người.

- Đoạn trích trên đã bộc lộ rõ nét vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên khi phải sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn ấy. Đoạn trích là lời tâm sự của anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư khi họ đến thăm nhà anh trên đỉnh núi Yên Sơn.

b2. Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên qua đoạn trích trên

- Đọc đoạn trích ta thấy anh thanh niên là người có suy nghĩ rất đúng đắn về công việc

- Khi chưa vào nghề anh rất sợ nỗi cô đơn: " Hồi chưa vào nghề những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình" => Tuy nhiên công việc đã làm thay đổi nhận thức của anh khiến anh luôn suy nghĩ tích cực: " Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa"

- Anh coi công việc giống như một người bạn đồng hành: " Khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi một mình được ?" => Lời tâm sự của anh thanh niển thể hiện quan niệm tích cực của một con người yêu cuộc sống, yêu lao động, coi công việc là bạn, là niềm hạnh phúc nên mặc dù sống một mình giữa đỉnh núi cao nhưng chưa bao giờ anh thấy mình lẻ loi cô độc giữa cái mênh mông lặng lẽ của núi rừng Sa Pa.

- Anh có ý thức thật đúng và sâu sắc về công việc của mình đang làm bởi nó có ích cho đất nước: " Huống chi công việc của mình gắn liền với bao anh em bạn bè, đồng chí dưới kia. Anh yêu công việc đến độ say mê khi thành thực bày tỏ với ông họa sĩ: " Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất" => Với anh tình yêu công việc trở thành lẽ sống , đốt lên trong anh một ngọn lửa đam mê, là động lực để giúp anh vượt qua những khó khăn thử thách để hoàn thành công việc.

-Ngoài yêu nghề ra anh còn rất yêu người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Vì "thèm người" nên anh đã nghĩ ra việc lấy cây chặn đường xe chạy để được nói chuyện một lát với mọi người. Anh nói với bác họa sĩ: "Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm" hay "con người thì ai mà chả "thèm" hở bác".

- Không những yêu nghề, yêu người anh còn là người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân - phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

* Đánh giá đoạn trích

Qua phân tích ta thấy, nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ. Và vì thế, hình ảnh anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: "SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc", hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

b3. Liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

Nó gợi chúng ta nhớ đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Họ là những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm. Nhưng trên hết họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ góp phần làm nên vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong lúc bấy giờ. Trong đó tiêu biểu nhất là nhân vật Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của mình. Họ là những người:

" Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

* Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc:

- Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

- Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo "ốp" đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.

- Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.

- Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ:"[…] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.

* Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng:

- Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm". Cuộc sống riêng của anh "thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách".

- Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần.

- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc sách. Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách là nhịp cầu kết nối với thế giới nhộn nhịp bên ngoài. (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh "mừng quýnh" như bắt được vàng)

* Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:

- Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi " thèm người", lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.

- Biểu hiện:

+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy.

+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà.

+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết: "Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy", pha nước chè cho ông họa sĩ.

+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ.

+ Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.

+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải "quay mặt đi" và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ "ốp"

=> Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí.

* Sự khiêm tốn, thành thật:

Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...)

=>Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

b.4. Trong tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là:

- Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét.

- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong âm thầm lặng lẽ "ngày này sang ngày khác". Ông ngồi im trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phận cho hoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Ông kĩ sư làm cho anh thanh niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy chỉ những con người nơi mảnh đất Sa Pa mói hiểu hết được ý nghĩa của nó.

- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày chờ sét "nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra". Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác "của chìm nông, của chìm sâu" dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc.

=> Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao.

3. So sánh hai hình ảnh đã nêu trên

Qua tìm hiểu ta thấy họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.

4. Đánh giá

Như vậy bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Sa Pa. Thiên nhiên Sa Pa thì hữu tình thơ mộng còn con người nơi ấy đang thầm lặng cống hiến hết mình vì đất nước. Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhưng bằng cách đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ tình cờ, qua cảm xúc và đánh giá của mọi người xung quanh, những chi tiết tiêu biểu… tác giả đã phác họa chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

Kết bài

Qua hai đoạn văn trên giúp ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, cũng như con người Sa Pa tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước và nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay. Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.

Đề 7: Cảm nhận về anh thanh niên qua đoạn trích sau: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự... Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ".

"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?".

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ."

Mở bài

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã đẻ lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa". Đọc tác phẩm ta bắt gặp những con người lao động thầm lặng mà đầy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước mà tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta ngưỡng mộ, học tập. Chúng ta hãy đến với lời tâm sự của bác họa sĩ và cô kĩ sư để hiểu thêm vẻ đẹp của nhân vật này.

Thân bài

1. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác: Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.

- Khái quát chủ đề: Đoạn trích trên là lời tâm sự của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư khi hai ngườinên thăm nhà anh trên đỉnh cao Yên Sơn. Qua đoạn trích ta thấy được ở anh một tình yêu nghề, một người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, một người có lí tưởng sống tốt đẹp.

2. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích

a. Giới thiệu về hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên.

- Đoạn trích đưa ta đến vùng đất Sa Pa để gặp một chàng thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Tuy là nhân vật chính của tác phẩm, nhưng anh xuất hiện không nhiều chỉ qua lời giới thiệu của bác lái xe và hiện ra trong cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ, ngắn ngủi với ông họa sĩ và cô kĩ sư nhưng cũng đủ để nhân vật anh thanh niên tỏa sáng.

- Đó là một chàng trai 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm làm bạn với thiên nhiên cây cỏ mây mù, lạnh lẽo, hoàn toàn vắng bóng con người. Khó khăn lớn nhất không phải là thiên nhiên khắc nghiệt mà chính là nỗi cô đơn.

- Công việc chính của anh là: đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất.

=> Góp phần dự báo thời tiết, phục vụ lao động sản xuất và chiến đấu.

- Gian khổ nhất là làm việc lúc 1h sáng, dù mưa gió tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc.

=> Quả thực điều kiện sống và làm việc đó của anh thanh niên là vô cùng gian khổ và khốc liệt, là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn thích tự do, bay nhảy, phóng khoáng. Nhưng chính hoàn cảnh sóng khắc nghiệt ấy lại có thể để anh tỏa sáng nhiều phẩm chất.

*Trước hết ở đoạn trích ta thấy anh thanh niên là một người yêu nghề, có niềm đam mê với khoa học.

- Mở đầu đoạn trích ta thấy anh những suy nghĩ, chia sẻ với ông họa sĩ về công việc của mình vô cùng tích cực: "Khi làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được". Một quan niệm thật giản dị nhưng thể hiện một lẽ sống đẹp. Anh coi công việc như một người bạn của mình và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn bó với bao công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. "Công việc của cháu còn gắn với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia". Bên cạnh anh còn biết bao anh em đồng chí cùng đồng hành với anh, cùng anh âm thầm làm việc phấn đấu hết mình vì việc chung nên ko thể gọi là "1 mình được"

- Anh tiếp tục lời tâm sự chân tình, cởi mở: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi , cháu buồn đến chết mất". Thực tế công việc vào giờ "ốp" đầy gian nan và vất vả. Chỉ một mình anh đúng một giờ sáng, phải đậy đúng giờ, phải đi ra ngoài trời giá lạnh" gió tuyết &lặng im", núi non trùng điệp lạnh lẽo , hoang vu. Đó là 1 thử thách lớn không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. Nhưng lạ lùng làm sao" cất nó đi cháu buồn đến chết mất".

=> Lời tâm sự chân thành làm ta khâm phục biết bao. Không biết tự bao giờ anh đã yêu công việc đày gian khổ ấy. Được sống nơi này để làm việc, được cống hiến với anh là niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời. Nhân vật anh thanh niên đã giúp ta hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thập niên 70 ở thế kỉ XX, về tinh thần xây dựng CNXH của nhân dân ta ở miền Bắc

*Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm.

- Không chỉ yêu nghề, anh thanh niên trong đoạn trích này còn là một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?.

Mặc dù trẻ tuổi nhưng anh không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Một con người như anh thật đáng để ta trân trọng biết bao.

*Một người sống cởi mở chân thành, quí trọng tình cảm.

- Cùng với vẻ đẹp của tình yêu nghề, của tinh thần trách nhiệm, anh thanh niên còn là một người sống cởi mở, chân thành và rất quý trọng tình cảm. Chỉ gặp họa sĩ và cô kĩ sư một cách tình cờ, trong thời gian rất ngắn ngủi 30 phút, thế nhưng anh đã tâm tình cởi mở biết bao điều về công việc của mình với họ. Anh cứ thủ thỉ tâm tình trò chuyện như đã quen thân tự bao giờ. Bởi với anh được gặp người, trò chuyện với mọi người là 1 một niềm mong mỏi. Anh khẳng định nỗi khao khát của mình: Còn người thì ai mà chả"thèm "hở bác?

=> Nỗi thèm người của anh là một nhu cầu chính đáng, đáng quí. Điều đó cho thấy nỗi khát khao giao cảm được trò chuyện của một con người sống cởi mở , nồng nhiệt. Chính bởi sống cởi mở quí trọng tình cảm mà " Không vào giờ "ốp" là cháu xuống chơi, lâu thành lệ". Nghĩa là gặp người, giao cảm trò chuyện với mọi người đã trở thành nhu cầu, thành niềm hạnh phúc của anh. Sự chân thành ,cởi mở quí trọng tình cảm của anh khiến ta xúc động và trân trọng vô cùng.

*Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm.

Không chỉ vậy, anh thanh niên còn là một người ham học hỏi và rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Ngắm nhìn cô kỹ sư đang mải mê đọc sách, anh nói: "Cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy". Vậy là sống nơi Sa Pa lặng lẽ, anh ko cô đơn buồn tẻ vì đã có sách làm bạn. Sách giúp đỡ đời sống tinh thần của anh thêm phong phú, giúp anh mở rộng tri thức vốn sống để không ngừng theo kịp thời đại. Anh tự lo liệu xoay sở để thường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi. Vì vậy sống một mình trên đỉnh cao Yên Sơn anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh cũng có sách. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng quý ở anh.

3. Đánh giá

- Như vậy, bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, bằng sự đan xen giữa tự sự và miêu tả, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn những vẻ đẹp trong tâm hồn nhân vật anh thanh niên- một chàng trai có lí tưởng sống cao đẹp, có tình yêu nghề, quý trọng tình cảm và rất ham học hỏi. Anh thanh niên chính là hình ảnh đại diện của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Thành Long muốn gửi vào đó lời ngợi ca đến những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho dân tộc.

4. Liên hệ mở rộng: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long gợi ta nhớ đến hình ảnh những cô gái thanh niên trong truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đó là ba cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, họ là những trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" và những cô gái thanh niên xung phong họ là những nhân vật khác nhau trong các tác phẩm khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống , về hoàn cảnh công việc... nhưng họ đều có một điểm chung đó là họ đều lặng lẽ cống hiến tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của mình trong công việc bảo vệ đất nước thật dáng ngợi ca và được ghi nhớ mãi mãi.

Kết bài

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã thanh bình, ngày nay chúng ta được sống bình yên, hạnh phúc khiến ta càng trân trọng sự cống hiến thầm lặng của các thế hệ cha anh. Vì thế đã nhiều năm trôi qua nhưng đến nay truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long vẫn nguyên giá trị, và để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng khó quên. Qua cuộc trò chuyện của anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ, đoạn trích đã khắc họa một trong những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người sống có lí tưởng, sống có trách nhiệm, nhiệt tình cống hiến sức trẻ cho đất nước. Anh thanh niên đã trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo. Với những giá trị trên truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau.

Đề 8: Cảm nhận về anh thanh niên qua đoạn trích sau: "Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa... Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được."

"Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm, không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về "nhà" bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là "ốp". Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

Mở bài

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã đẻ lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa". Đọc tác phẩm ta bắt gặp những con người lao động thầm lặng mà đầy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước mà tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta ngưỡng mộ, học tập. Chúng ta hãy đến với lời tâm sự của bác họa sĩ và cô kĩ sư để hiểu thêm vẻ đẹp của nhân vật này.

Thân bài

1. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác: Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.

- Khái quát chủ đề: Đoạn trích trên là lời tâm sự của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư khi hai người lên thăm nhà anh trên đỉnh cao Yên Sơn. Qua đoạn trích ta thấy được ở anh một con người có tình yêu với công việc, một người tự giác có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ nghiêm túc trong công việc.

2. Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích

a. Khái quát về công việc của anh thanh niên

- Đoạn trích đưa ta đến vùng đất Sa Pa để gặp một chàng thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Tuy là nhân vật chính của tác phẩm, nhưng anh xuất hiện không nhiều chỉ qua lời giới thiệu của bác lái xe và hiện ra trong cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ, ngắn ngủi với ông họa sĩ và cô kĩ sư nhưng cũng đủ để nhân vật anh thanh niên tỏa sáng.

- Đó là một chàng trai 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm làm bạn với thiên nhiên cây cỏ mây mù, lạnh lẽo, hoàn toàn vắng bóng con người. Khó khăn lớn nhất không phải là thiên nhiên khắc nghiệt mà chính là nỗi cô đơn.

- Công việc chính của anh là: đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất.

=> Góp phần dự báo thời tiết, phục vụ lao động sản xuất và chiến đấu.

- Gian khổ nhất là làm việc lúc 1h sáng, dù mưa gió tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về "ốp" đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.

=> Quả thực điều kiện sống và làm việc đó của anh thanh niên là vô cùng gian khổ và khốc liệt, là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn thích tự do, bay nhảy, phóng khoáng. Nhưng chính hoàn cảnh sóng khắc nghiệt ấy lại có thể để anh tỏa sáng nhiều phẩm chất.

b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn trích

*Ở anh trước hết ta nhận ra là tình yêu với công việc. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Để có thể hiểu và giới thiệu một cách đầy đủ về công việc cũng như các thiết bị làm việc của mình một cách rành rọt như vậy hẳn là anh đã phải dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về nó thậm chí coi nó như người bạn của mình. Và anh cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của mình. Ban đêm, không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Những kinh nghiệm ấy anh đã tích lũy được trong quá trình làm việc, trong suốt 4 năm anh gắn bó với công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

* Anh thanh niên còn là một người có tinh thần tự giác rất cao, có thái độ nghiêm túc trong công việc. Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi "ốp" đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời. Khó nhất là lúc đo và báo về cơ quan vào lúc 1 giờ sáng.

- Theo lời anh kể: Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được". Giữa chon von nơi đỉnh núi, lại vào lúc một giờ sáng, khi nhà nhà, người người đang chìm trong giấc ngủ thì anh thanh niên lại phải bật dậy, xách đèn bão ra vườn thực hiện công việc của mình. Anh có thế không dậy, có thể lấy con số cũ hoặc một cọn số bất kì nào đó để báo về cơ quan. Nhưng không, anh đã không làm như vậy bởi anh nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của công việc mà anh đang đảm nhận. và hơn cả tinh thần vượt khó để hoàn thành công việc ấy chính là xuất phát từ tinh thần tự giác cao của anh. Một người trẻ tuổi như anh thật đáng trân quý biết bao.

3. Đánh giá

- Như vậy, bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, bằng sự đan xen giữa tự sự và miêu tả, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn những vẻ đẹp trong tâm hồn nhân vật anh thanh niên- một chàng yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự giác đáng trọng. Anh thanh niên chính là hình ảnh đại diện của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Thành Long muốn gửi vào đó lời ngợi ca đến những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho dân tộc.

Kết bài

Có thể nói rằng truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Tác phẩm và đặc biệt là đoạn trích trên đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm phục trước tài năng kể chuyện của nhà văn Nguyễn Thanh Long, càng thêm trân trọng và yêu mến những con người đang lao động cống hiến hết mình vì đất nước. Từ cuộc trò chuyện của anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ, tác phẩm đã đem đến cho người đọc những bài học vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về lí tưởng sống, về trách nhiệm và về tinh thần vượt khó vươn lên. Và có lẽ chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc.

Đề 9: Cảm nhận về anh thanh niên qua đoạn trích sau: "Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió... Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được."

[…] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu […] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về "nhà" bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là "ốp". Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I)

Mở bài

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã đẻ lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa". Đọc tác phẩm ta bắt gặp những con người lao động thầm lặng mà đầy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước mà tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta ngưỡng mộ, học tập. Có lẽ khi gấp trang sách lại, người đọc vẫn không thể nào quên được hình ảnh anh thanh niên với lí tưởng cao đẹp qua cuộc trò chuyện với ông họa sĩ, cô kĩ sư đặc biệt là qua đoạn trích trên. {….}

Thân bài

1. Khái quát chung

Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Thành Long lên Sa Pa - nơi giao thoa và gặp gỡ của đất trời. Truyện được viết vào mùa hè năm 1970, in trong tập truyện "Giữa trong xanh". Tác phẩm kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m giữa núi rừng Lào Cai. Qua đó, tác giả ca ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa trong xanh nhưng rất nhân hậu, sống sôi nổi, giàu chí hướng và hết lòng phục vụ đất nước.

- Chủ đề đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm, là lời tâm sự của nhân vật thanh niên về công việc làm của mình với ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh trong thời gian ba mươi phút.

2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích

a. Công việc của anh thanh niên

- Mở đầu đoạn trích, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua lời tâm sự. Anh mới 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù che phủ, hơn bốn năm qua anh làm việc với cỏ cây và mây núi Sa Pa. Với công việc làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu, anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu ». Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù làm công việc ít ai dám làm nhưng anh lại kể cho ông họa sĩ và cô kĩ sư bằng giọng tự hào, hạnh phúc. "Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về nhà bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là ốp." Vì công việc mà anh không thể ngủ đủ giấc, mỗi đêm đều phải dậy bốn lần.

- Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Cái tuổi mà nhiều hoài bão đam mê. Cái tuổi mà người sẽ bay cao bay xa với những ước mơ, lập nghiệp ở thủ đô hoa lệ, những thành phố rộng lớn nhưng anh lại chọn Sa Pa làm nơi lập nghiệp cho riêng mình. Anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

- Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về "ốp" đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao. Qua phân tích ta thấy, hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. nhưng anh thiên niên đã vượt qua tất cả bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp. Có thể nói đây chính là sự hi sinh thầm lặng, cống hiến cao cả của anh với quê hương đất nước, dân tộc.

b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn

Chuyển ý: Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: "…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Anh đã tự đề ra cho mình nhiệm vụ và đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được kết quả tốt nhất. Một chàng trai trẻ tự nguyện lên đây làm việc không phải vì sự bốc đồng nhất thời mà là cả một nhận thức chín chắn, đúng đắn, sâu sắc nhất. Thân trai tráng đứng trước cảnh nước nhà còn gặp nhiều khó khăn gian khổ thì làm sao anh có thể ngồi yên hưởng thụ được. Từ đáy lòng anh từng tiếng gọi của non sông đất nước cứ mãi vang lên từng hồi thôi thúc như hồi kèn xung trận. Không ai bắt buộc anh phải lên nơi mây mù sương phủ như vậy để làm việc nhưng anh vẫn chọn nơi đây là ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi anh nhận thức "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành cho ai?". Anh thanh niên như một viên kim cương sáng giữa vùng đất sa mạc cằn cỗi. Anh tự hào với công việc của mình. Phải yêu công việc lắm, gắn bó với công việc lắm mới có thể làm được như vậy.

- Không những yêu nghề anh còn là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi "ốp" đúng giờ. Qua lời tâm sự của anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư , ta càng hiểu hơn những gian khổ mà anh phải chịu: "Gian khổ nhất là lần đi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết ấy." Khuya rét, mưa tuyết,.. có thể là lí do để anh trốn tránh trách nhiệm. Lúc một giờ khuya lạnh lẽo ấy, liệu ai dậy đi kiểm tra xem anh có làm tốt công việc của mình hay không? Anh có thể trùm chăn ngủ, lấy số cũ rồi báo về « ốp » được chứ ? Nhưng anh không làm thế.

- Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời. Bởi anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình "thật hạnh phúc" khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

=> Công việc của anh thật chẳng kém gì nhiệm vụ của các anh chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc. Nếu như thời xưa, ông cha ta chiến đấu để giành độc lập cho đất nước, cho dân tộc mới được coi là suy nghĩ cho đất nước thì giờ đây, những công việc hi sinh thầm lặng của anh thanh niên là phẩm chất thể hiện lòng yêu nước. Anh mang tuổi trẻ, sức trẻ cùng sự nhiệt huyết của mình đến vùng cao của tổ quốc. Như Bác Hồ đã từng nói:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên."

Tuổi trẻ cùng với sự kiên trì, bền bỉ, anh thanh niên đã không ngại gian khó, gian khổ để hoàn thành công việc tốt nhất, góp phần đem lại sự phát triển cho đất nước, xã hội.

- Lật giở những trang sách tiếp theo, ta lại càng thêm thán phục về anh thanh niên: người có phong cách sống cao đẹp. Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.

3. Đánh giá, mở rộng:

Bằng việc xây dựng cốt truyện đơn giản, cách đặt tên cho nhân vật là những danh từ chung, …đoạn trích đã khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên - đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước:

" Nếu là con chim, chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

(Khúc ca xuân, Tố Hữu)

Kết bài

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã thanh bình, ngày nay chúng ta được sống bình yên, hạnh phúc khiến ta càng trân trọng sự cống hiến thầm lặng của các thế hệ cha anh. Vì thế đã nhiều năm trôi qua nhưng đến nay truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long vẫn nguyên giá trị, và để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng khó quên. Qua cuộc trò chuyện của anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ, đoạn trích đã khắc họa một trong những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người sống có lí tưởng, sống có trách nhiệm, nhiệt tình cống hiến sức trẻ cho đất nước. Anh thanh niên đã trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo. Với những giá trị trên truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau.

Đề 10: Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau: "Trời ơi chỉ còn 5 phút... Bác sẽ trở lại nhé".

" Trời ơi chỉ còn 5 phút !

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra ngoài phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt chiếc ghế , thong thả đi đến chỗ bác già.

Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và vội quay đi.

Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

{...}

Cái này để trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ "ốp" rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé"

Mở bài

Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị mà đặc sắc nhất là truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa". Đọc tác phẩm ta bắt gặp những con người lao động thầm lặng mà đầy ý nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước mà tiêu biểu nhất là nhân vật anh thanh niên. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhưng ở anh thanh niên lại tỏa sáng nhiều phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta ngưỡng mộ, học tập. Có lẽ khi gấp trang sách lại, người đọc vẫn không thể nào quên được hình ảnh anh thanh niên với lí tưởng cao đẹp, một người cởi mở, chân thành, hiếu khách, vô tư trong sáng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Một trong những đoạn truyện thể hiện nét đẹp của anh là: " Trời ơi chỉ còn 5 phút….. Bác sẽ trở lại nhé"

Thân bài

1. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác: Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.

- Khái quát chủ đề: Đoạn trích trên là lời tâm sự của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư khi hai người lên thăm nhà anh trên đỉnh cao Yên Sơn. Qua đoạn trích ta thấy được ở anh một con người với lí tưởng cao đẹp, một người cởi mở, chân thành, hiếu khách, vô tư trong sáng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Anh thanh niên là nhân vật chính trong truyện, nhân vật không xuất hiện từ đầu truyện, mà chỉ xuất hiện qua cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe, khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật ấy chỉ hiện ra trong chốc lát đủ để các nhân vật khác ghi nhận được ấn tượng, một kí họa chân dung của anh và dường như khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và trong cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Anh thanh niên sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao Yên Sơn cao 2600m quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Anh làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao.

1. Trước hết ở đoạn trích này ta thấy anh thanh niên hiện lên là một người cởi mở, chân thành, hiếu khách và chu đáo.

Sự cởi mở chu đáo của anh thanh niên được thể hiện qua những hành động cử chỉ hết sức giản dị. Khi chia tay anh đã gửi làn trứng để ông họa sĩ và cô kĩ sư ăn đường: " Cái này để ăn trưa cho Bác, cho cô và bác lái xe". Hành động này với việc anh gửi biếu vợ bác lái xe củ tam thất. Cắt hoa tặng cô gái, khi cô lên thăm nhà, pha nước trà ngon để mời khách…. Đã cho thấy sự ân cần, quan tâm đến người khác.

- Với anh thanh niên thì ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe chỉ là những người mới quen nhau, gặp nhau chưa đầy 30 phút ngắn ngủi mà anh đã chia sẻ, tâm sự với họ một cách cởi mở không hề dấu diếm. Chính sự cởi mở, chân thành của anh đã ngay lập tức xóa bỏ khoảng cách giữa họ tạo nên mối tâm giao đầy thân tình cảm động khiến ông họa sĩ có ngay ý định sẽ trở lại: "Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ". Còn anh thanh niên nhiệt tình mời ông họa sĩ già trở lại " Bác sẽ trở lại nhé". Cũng chỉ vì để lại ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này mà cô kĩ sư đã để lại tặng anh chiếc khăn mùi xoa. Cũng chính sự cởi mở hiếu khách mà anh cảm thấy tiếc nuối thời gian còn quá ít: " Trời ơi chỉ còn 5 phút". Câu nói mà anh buộc miệng nói ra ẩn chứa trong đó là sự tiếc nuối, sự hiếu khách đến nồng nhiệt.

2. Ở đoạn truyện này anh thanh niên còn là người chân thành, vô tư, trong sáng.

- Cô kĩ sư vì cảm mến vẻ đẹp tâm hồn anh đã để lại một vật kỉ niệm là chiếc khăn mùi xoa cặp giữa cuốn sách. Tuy nhiên khi nhìn thấy, anh đã kêu lên: " Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này". Phải chăng anh thanh niên chưa cảm nhận được tình cảm mà cô kĩ sư dành cho anh và anh chưa sẵn sàng đón nhận tình cảm ấy. Vì thế anh vô tư hồn nhiên gửi lại cô kĩ sư. Khi cô gái bắt tay anh để chào từ biệt, cô nhìn thẳng vào mắt anh thì anh quay mặt đi. Như vậy chỉ bằng vài cử chỉ, lời nói, ta thấy anh thanh niên là người rất vô tư, trong sáng.

3. Ở đoạn trích này ta còn thấy anh thanh niên là người co trách nhiệm cao trong công việc.

- Vốn là người coi công việc như sinh thể gắn bó với mình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Mặc dù rất quý mến hai vị khách là ông họa sĩ và cô kĩ sư, thế nhưng đến giờ " ốp" anh không tiễn được ông họa sĩ và cô kĩ sư ra xe được vì gần tới giờ ốp rồi.

-Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.

* Đánh giá: Chỉ bằng một vài chi tiết và cử chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc, những phút chia tay ngắn ngủi, tác giả đã khắc họa nhân vật chính với những nét đẹp tâm hồn phẩm chất cởi mở, chân thành, chu đáo… Những nét đẹp đó, cùng với những nét đep khác : Lòng yêu nghề, sự khiêm tốn. Làm nên vẻ đẹp hoàn chỉnh của anh thanh niên. Đó là vẻ đẹp của con người mới XHCN có lí tưởng, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, yêu lao động. Anh chính là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX.

Kết bài

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã thanh bình, ngày nay chúng ta được sống bình yên, hạnh phúc khiến ta càng trân trọng sự cống hiến thầm lặng của các thế hệ cha anh. Vì thế đã nhiều năm trôi qua nhưng đến nay truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long vẫn nguyên giá trị, và để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng khó quên. Qua cuộc trò chuyện của anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ, đoạn trích đã khắc họa một trong những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người sống có lí tưởng, sống có trách nhiệm, nhiệt tình cống hiến sức trẻ cho đất nước. Anh thanh niên đã trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo. Với những giá trị trên truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau.

Đề 11: Có người nhận xét " Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là bài thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên con người" - Hãy phân tích truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ nhân xét trên.

Mở bài

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông đã thành công trong những tác phẩm về đề tài con người mới trong công cuộc xây dựng CNXH. Một trong những truyên ngắn tiêu biểu của ông là truyện " Lặng lẽ Sa Pa". Tác phẩm là chuyến đi thâm nhập thực tế ở Lào Cai của nhà văn trong mùa hè năm 1970. Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn và góp phần vào thành công của truyện ngắn là chất trữ tình. Vì thế có ý kiến cho rằng: " Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là bài thơ bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên con người"

Thân bài

* Giải thích: Chất trữ tình là tình cảm được tạo nên từ sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, từ tình cảm và vẻ đẹp của cách thể hiện để tạo nên rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Chất trữ tình của truyện " Lặng lẽ Sa Pa" toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng của Sa Pa và toát lên từ nội dung của truyện, từ vẻ đẹp và con người nơi Sa Pa.

" Lặng lẽ Sa Pa" là bài thơ bằng văn xuôi bởi đây là áng văn xuôi giàu chất thơ, ca ngợi vẻ đẹp lặng lẽ thơ mộng của thiên nhiên và con người.

1. Trước hết chất thơ của truyện " Lặng lẽ Sa Pa" toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng của Sa Pa.

Phong cảnh Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già. Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa mang vẻ đẹp độc đáo, kì lạ.

Đó là núi cao, thác đổ trắng xóa với mây, nắng, sương đều rất lạ. Sự bắt đầu của Sa Pa là những rặng đào ven đường, hay những đàn bò lang cổ có đeo chuông. Đó là những đặc trưng hữu hình và cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nơi đây. Tiếp đó là những rừng cây bao bọc lẫn nhau " Những cây thông chỉ cao quá đầu rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Rừng cây đep như một bức tranh với sự hài hòa phối màu sắc thật tuyệt. Hiện lên trước bức tranh cao xanh rộng lớn của núi rừng tây bắc một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ nơi mảnh vườn của chàng trai khí tượng. Sau gần hai ngày qua ngót 400 cây số đường dài cách xa Hà Nội, đúng trong mây mù ngang tầm với chất cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp lại hoa dơn, hoa thược dược , vàng tím đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè". Vườn hoa rực rỡ cũng như tâm hồn và cuộc sống đầy màu sắc dù trong thầm lặng của anh thanh niên, của những người lao động nơi đây.

Đẹp nhất là hình ảnh nắng. Nắng khiến cảnh sắc thêm lộng lẫy, đất trời càng thêm tỏa sáng: " Nắng đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây", tiếp đến là " Nắng đã mạ bạc cả con đèo đốt cháy rừng cây hừng hực như mọt bó đuốc lớn". Nắng làm cho bó hoa ngày một thêm rực rỡ và làm cho cô gái thấy mình rực rỡ theo.

Không chỉ nắng ở Sa Pa, mà mây ở đây cũng rất lạ: " Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe". Những chi tiết miêu tả khiến người đọc hình dung mây núi Sa Pa bạt ngàn khiến như ta đang đi trên mây. Như vậy hình ảnh mây, nắng cảnh vật nơi Sa Pa được tác giả nhân hóa cùng với sự liên tưởng độc đáo khiến người đọc cảm thấy như nhịp chạy của mây hay sự cuốn hút của nắng. Chỉ bằng vài nét phác thảo cảnh thiên nhiên Sa Pa hiện lên như một bức tranh. Đẹp đến hai lần – Cái đẹp tự nhiên của nó và đẹp qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Thiên nhiên đẹp làm nền tôn thêm vẻ đẹp của con người nơi đây. Những đỉnh Yên Sơn, Phan xi Phăng cao vời vợi, gợi ta nghĩ đến sự hi sinh của những con người thầm lặng như anh thanh niên, ông kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu sấm sét. Cái hừng hực của nắng gợi ta nghĩ đến sự nhiệt huyết, hừng hực cháy của những con người nơi đây. Thiên nhiên thơ mộng trong sáng như con người Sa pa trong sáng, thơ mộng.

2. Nhưng thực chất thơ trong truyện " Lặng lẽ Sa Pa" chủ yếu toát lên từ nội dung của truyện, từ vẻ đẹp của con người nơi Sa Pa.

Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã để lại dư âm trong lòng người đọc. Ở cuộc gặp gỡ này ông họa sĩ đã tìm được cảm hứng sáng tác và thấy rõ sự bất lực của nghệ thuật. Còn cô kĩ sư mang một "ấn tượng hàm ơn khó tả… chưa kịp nghĩ kĩ"

Chất thơ thấm đượm ở vẻ đẹp cuộc sống một mình của anh thanh niên, từ những nét đẹp giản dị, đáng mến của anh. Mặc dù phải làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt: " Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m", thiên nhiên khắc nghiệt đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng anh thanh niên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc, có suy nghĩ đúng đắn về công việc: " Khi ta làm việc ta với công việc là đôi… buồn chết mất". Anh còn tạo cho mình niềm vui đó là đọc sách nghĩa là có người để trò chuyện. Anh tự tổ chức sắp xếp công việc của mình: Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, những lúc không vào giờ "ốp" lại xuống đường trò chuyện với bác lái xe và mọi người. Nơi anh ở luôn rực rỡ sắc màu và ngát hương thơm của những loài hoa khiến cô kĩ sư vô cùng thích thú. Hơn thế nữa anh còn là người chân thành, cởi mở, hiếu khách: " Mời bác và cô lên chơi… lên ngay nhé!" anh còn là người rất khiêm tốn.

Vẻ đẹp của con người Sa Pa là vẻ đẹp của sự lao động, cống hiến thầm lặng như ông kĩ sư ở vườn rau, ngày này qua ngày khác ở trong vườn chăm chú quan sát cách lấy mật của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng trăm cây su hào. Đó là anh cán bộ nghiên cứu sấm sét 11 năm ròng không ra khỏi cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét để lập bản đồ tìm tài nguyên cho đất nước.

Chất thơ toát lên từ cái lặng lẽ của công việc thầm lặng ít ai biết trong một không gian vắng lặng. Trong cái lặng lẽ của đất trời là những con người, những tâm hồn không lặng lẽ vì họ làm những công việc ý nghĩa , quan trọng đối với đất nước, là sự hăng say trong công việc, cho đất nước, cho nhân dân: " Trong cái lặng im Sa Pa… đất nước". Những con người như anh thanh niên, ông kĩ sư , anh cán bộ nghiên cứu sấm sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Họ đã viết lên bài ca về tình yêu quốc. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn bình dị, khiêm tốn và hồn nhiên của những con người ở Sa Pa.

Chất thơ còn toát lên từ câu chuyện anh thanh niên kể về cuộc sống của mình và những người xung quanh giữa Sa Pa lặng lẽ. Từ lời anh kể giúp ta hiểu được ý nghĩa và công việc thầm lặng.

*Đánh giá: Có thể nói truyện ngắn " Lặng lé Sa Pa" có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện: " Từ quanh cảnh đẹp, hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh con người sống làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo được không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp cho những công việc, những con người bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ đó mà chủ đề trong truyện được rõ nét và sâu sắc.

Kết bài

Như vậy " Lặng lẽ Sa Pa" là bài thơ văn thơ văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ, tỏa hương của thiên nhiên và con người lao động. Người tri thức mới đang thầm lặng, hiến dâng cả sức lực, cả tuổi trẻ của mình cho đất nước, cho nhân dân. Chính chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn góp vào thành công của truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" để lại dư âm trong lòng người đọc.

Đề 12: Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn giàu chất thơ. Em hãy phân tích để làm rõ nhận định trên.

Mở bài

Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình. Tiêu biểu là truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai, in trong tập "Giữa trong xanh" (1972). Đây là một truyện ngắn thấm đẫm chất thơ.

Thân bài

1.Khái quát

Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, thể hiện qua ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm có thiên hướng biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc trước những vẻ đẹp cuộc sống, thiên nhiên, con người và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm ái...Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả truyện nhưng chủ yếu toát lên từ thiên nhiên đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa, thấm đượm trong vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ về con người, nghệ thuật, cuộc sống của người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ...

2. Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa:

a1. Chất thơ trong thiên nhiên:

Thật vậy, trước hết, chất thơ trong tác phẩm biểu hiện ở vẻ đẹp của thiên nhiên, cụ thể là núi rừng Sa Pa. Trong truyện, theo chuyến xe đưa ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên Sa Pa, tác giả dẫn người đọc đến với những không gian núi rừng Tây Bắc với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Cảnh Sa Pa đẹp một cách kì lạ, quyến rũ khiến con người ta ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bắt gặp. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc Sa Pa thơ mộng như một bức tranh. Đó là nơi núi cao, thác đổ trắng xoá, với mây, nắng, sương đều rất la. Sự bắt đầu của Sa Pa là "những răng đào" ven đường hay "những đàn bò lang cổ có đeo chuông" là đặc trưng hữu hình của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nơi đây. Hình ảnh rừng cây đầu mùa bao bọc lấy nhau "Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng". Nhất là vẻ đẹp của nắng khiến cảnh sắc thêm lộng lẫy. "Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây"; "nắng đã mạ bạc cả con mèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Người ta cảm thấy như bị cuốn theo nhịp chạy của mây hay đầy xúc cảm trong sự cuốn hút của nắng. Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo và rất đỗi hữu tình.

Cuối truyện, khi ông họa sĩ và cô kĩ sư tạm biệt Sa Pa, khung cảnh núi rừng lại được miêu tả một lần nữa: "Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Tác giả không miêu tả nhiều nhưng chỉ với những nét chấm phá, qua lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, ngôn ngữ như có đường nét, hình khối, sắc màu, cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa hiện lên ấn tượng với vẻ đẹp trong trẻo, hữu tình. Khung cảnh nên thơ này có tác dụng làm phông nền cho câu chuyện đầy chất thơ, là chất xúc tác đồng thời là điểm tựa cho chất thơ trong truyện được thăng hoa.

a2. Chất thơ trong vẻ đẹp của con người:

*Anh thanh niên

Chất thơ không chỉ biểu hiện qua thiên nhiên mà chất thơ còn biểu hiện qua con người. Trước hết nó biểu hiện qua nhân vật chính là anh thanh niên. Chất thơ toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm, cách sống của anh. Đó là con người yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc mình làm và hiểu rõ ý nghĩa của công việc với cuộc sống con người, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống để hoàn thành nhiệm vụ.

Anh là một chàng trai với tâm hồn cởi mở, chân thành, có nếp sống ngăn nắp, khoa học và thơ mộng ("một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm"), không cảm thấy cô đơn vì có niềm vui trồng hoa, đọc sách; yêu nghề, tận tụy, có trách nhiệm và luôn tìm thấy niềm vui trong công việc "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất"; chân thành, cởi mở, chu đáo và biết quan tâm người khác (tặng củ tâm thất để vợ bác lái xe chữa bệnh, vui sướng khi có khách đến thăm, tiếp đãi khách nồng nhiệt, lưu luyến, tặng quà khi chia tay); thành thật, khiêm tốn (tự nhận thấy đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé so với những người khác, từ chối khi được vẽ chân dung và giới thiệu những người xứng đáng hơn mình). Có thể nói, hiện lên với những vẻ đẹp dung dị, đời thường mà cao quý, anh thanh niên hình ảnh tiêu biểu của những con người "lặng lẽ" giữa "Sa Pa", là chân dung của con người lao động mới trong thời đại mới đang góp sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tâm hồn, cách sống, từng câu chuyện về công việc của anh như những bài thơ mang vẻ đẹp nhân văn thấm đẫm. Chất thơ trong truyện bung tỏa từ chính hình tượng nhân vật này.

*Các nhân vật khác

Chất thơ trong Lặng lẽ Sa Pa còn được thể hiện nổi bật qua vẻ đẹp của các nhân vật khác với những câu chuyện bình dị mà cảm động của họ. Tất cả đều hiện lên với những vẻ đẹp riêng. Ông họa sĩ già với khát vọng chân chính về nghệ thuật , con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng của nghệ thuật, có tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người và nghệ thuật. Cô kĩ sư trẻ mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống hiến, sẵn sàng rời thành phố đến với miền đất xa xôi khi vừa mới ra trường ; cuộc gặp gỡ với người thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp, hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, có những nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đã lựa chọn. Bác lái xe với hơn 30 năm miệt mài. Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa tận tụy với công việc, hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy phấn của ông, tự tay thụ phấn cho hoa su hào...Anh cán bộ nghiên cứu sét hi sinh hạnh phúc bản thân vì đam mê khoa học. Anh đồng nghiệp trên đỉnh Phan-xi-păng lặng lẽ cống hiến cho cộng đồng…, Tất cả những nhân vật của Lặng lẽ Sa Pa đều hiện lên với vẻ đẹp rạng ngời trong tâm hồn và cách sống. Không chỉ say mê, hết lòng trong công việc, họ còn biết hi sinh hạnh phúc riêng tư cho lí tưởng xây dựng, làm giàu đất nước. Dù thật lặng lẽ, bình dị (phần lớn các nhân vật đều không có tên - đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả) nhưng nhân cách, tâm hồn của họ vẫn tỏa vẻ đẹp nhân văn lấp lánh.

a3. Một câu chuyện thơ

Không chỉ trên phương diện nội dung, chất thơ trong Lặng lẽ Sa Pa còn được thể hiện sinh động trên nhiều khía cạnh của phương diện hình thức. Ấn tượng chung của độc giả đối với tác phẩm là câu chuyện nhẹ nhàng với cốt truyện đơn giản, tình tiết không phức tạp, diễn biến truyện không quá gây cấn. Tuy có đôi lúc sôi nổi nhưng chủ yếu truyện vẫn mang giọng điệu chậm rãi, khoan thai. Đặc biệt, truyện có lớp ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm và hình ảnh với những biểu hiện như: Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc (thác trắng xóa, mây hắt từng chiếc quạt trắng, thấp thoáng trong màu xanh bao la, một vệt hình ba góc màu vàng, những ngón tay bằng bạc, nhô cái đầu màu hoa cà màu xanh của rừng, anh chỉ đỏ mặt, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…);Sử dụng nhiều từ láy (lặng lẽ, lả tả, thấp thoáng, dễ dàng, nhẹ nhàng, bối rối, nhỏ nhẻ, sạch sẽ, toe toe, khe khẽ, hí hoáy, loay hoay, choáng choàng, vắng vẻ, vòi vọi, băn khoăn, rực rỡ,…); sử dụng nhiều so sánh tu từ (nó như con gián gặm nhấm người ta, nó như bị chặt ra từng khúc, các anh chị cứ như con bướm,…). Có thể nói, lớp ngôn ngữ truyện giàu chất thơ là một trong những phương diện quan trọng làm nên chất thơ xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm.

3. Đánh giá:

Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn giàu chất thơ. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, còn có những chi tiết rất thơ, có ngôn ngữ văn xuôi trau chuốt, nhịp điệu nhẹ nhàng... khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc. Có thể nói chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đặc biệt là trong đoạn trích, giúp cho chủ đề truyện được rõ nét và sâu sắc (trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước) làm nên đặc sắc văn phong và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Kết bài

Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ tinh tế, tạo nên những câu văn giàu hình ảnh, nhạc tính, cách kể chuyện tự nhiên, gần gũi, tạo ra những tình tiết giàu mang những chiều sâu chưa nói hết, có thể nói, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" mang dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó với đất nước, với mọi người. Chất thơ trong truyện còn góp phần tạo nên dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long

1 Bình luận
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        12 bài phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tác giả Nguyễn Thành Long - Văn mẫu lớp 9
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO