10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của ngành Tư pháp

10/01/2013 10:26

Ngày 9/1, Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013 đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chỉ đạo hội nghị...

Ngày 9/1, Hội nghị toàn quốctriển khai công tác tư pháp năm 2013 đã diễn ra tại Hà Nội.Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chỉ đạo hội nghị.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểukết luận Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013,ngày 9/1-Ảnh: VGP/Lê Sơn


Tại Hội nghị, ngànhTư pháp đã xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013.

Đó là, toàn ngành tập trung hoànthành tốt nhiệm vụ của cơ quan thường trực giúp Chính phủ, HĐNDvà UBND các cấp trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thựchiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Thực hiện đúng tiến độvà đảm bảo chất lượng các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp phục vụ mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và các năm tiếp theo, đặc biệt là cácdự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợpnhất), Luật Hộ tịch, Luật Đầu tư công, mua sắm công, Luật Việc làm. Tạo bướcđột phá về chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, chú trọngtới tính khả thi, tính hợp lý của dự thảo văn bản, nhằm thúc đẩy quá trình táicơ cấu nền kinh tế và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2013, đồng thờivới việc tổ chức thi hành pháp luật nhằm tăng cường năng lực phản ứng chínhsách, góp phần hoàn thiện pháp luật. Kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý vănbản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chú trọng những lĩnh vựckinh tế, xã hội có nhiều bức xúc.

Hoàn thành việc chuyển giao công táckiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng các Bộ, cơ quan ngangbộ và UBND cấp tỉnh sang tổ chức pháp chếvà Sở Tư pháp trong 6 tháng đầu năm 2013.

Phấn đấu đạttỷ lệ thi hành án dân sự xong trên 88% về việc và trên 77% về tiền trêntổng số việc, tiền có điều kiện thi hành.

Phối hợp chặt chẽ vớicác bộ, ngành xây dựng và hoàn thành các nghị định về xử phạt vi phạm hànhchính bảo đảm đúng tiến độ, đặc biệt chú trọng tới tính khả thi, tính hợp lýcủa dự thảo văn bản, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triểnkhai thực hiện các văn bản này.

Triển khai có hiệuquả Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, kết hợp có hiệuquả giữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháplý, đưa các công tác này đi vào chiều sâu, bám sát hơn nhu cầu xã hội và kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương và lộ trình triểnkhai các luật, nghị định mới ban hành.

Tạo chuyển biến cơ bảnvề chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp,đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng nhằm đưaLuật Giám định tư pháp sớm đi vào cuộc sống...

Tổ chức thực hiện tốt quy hoạchphát triển nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020; khuyến khích, hỗ trợ việcthành lập các tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng ở địa phương, tiến tớithành lập Hiệp hội Công chứng toàn quốc và gia nhập Liên minh Công chứng Latinhquốc tế.

Triển khai thực hiện Đề án “Xâydựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh thành cáctrường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và Đề án “Xây dựng Học viện Tưpháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” sau khi được Thủ tướngChính phủ phê duyệt, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nguồn nhânlực tư pháp và pháp luật.


Ảnh: VGP/Lê Sơn


Phát biểu kết luận Hội nghị,Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao những thànhtựu mà toàn ngành Tư pháp đạt được năm 2012, đóng góp tích cực vào thành tựukinh tế-xã hội của đất nước. Cơ chế theo dõi thực thi pháp luật được hình thànhvà được triển khai có kết quả bước đầu, thể hiện qua việc phản ứng nhạy bén hơntrước những vấn đề gây bức xúc trong xã hội, nhân dân, từng bước góp phần nângcao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, đồng thời tăngcường hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đề nghịngành Tư pháp phải thẳng thắn nhận diện những yếu kém để làm tốt hơn trong thờigian tới. Đó là hệ thống pháp luật cồng kềnh, phức tạp, hiệu quả chưa cao, côngtác xây dựng và thẩm định văn bản còn hạn chế. Thủ tục hành chính rườm rà, chiphí tuân thủ lớn, một số đạo luật đi vào cuộc sống còn chậm. Vẫn còn tiêu cựctrong công tác thi hành án dân sự, một vài bộ phận trong ngành Tư pháp còn nonyếu trong làm việc, giao tiếp với nhân dân.

Chỉ rõ nguyên nhân củatình trạng này, theo Phó Thủ tướng là một số cấp ngành, địa phương chưa quantâm đến tầm quan trọng của công tác tư pháp, chưa đổi mới hoạt động, kiện toànhoạt động của ngành Tư pháp, cán bộ làm công tác này ở cơ sở chưa đáp ứng đượcyêu cầu…

Năm 2013, ngành Tư pháp tập trungvào công tác lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tiếptục tham mưu cho Chính phủ về lấy ý kiến đối với một số đạo luật lớn, khắc phụccơ bản tình trạng nợ đọng văn bản, tập trung triển khai, theo dõi, đôn đốc việcxây dựng pháp luật hiệu quả, đẩy mạnh kiểm tra văn bản quy phạm của các địaphương, kiên quyết không để tình trạng văn bản chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

Tiếp tục thực hiện có hiệuquả công tác cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch, góp phầnchuyên nghiệp hoá nền hành chính quốc gia như đề án giấy tờ công dânvà đơn giản hoá giấy tờ thủ tục trong đầu tư nước ngoài.

Chuẩn bị tốt các điềukiện để đưa Luật Xử lý vi phạm hành chính đi vào cuộc sống,bởi đây một đạo luật rất quan trọng, vừa là công cụ quản lý của Nhà nước, vừalà thước đo, hành lang pháp lý cho sản xuất, kinh doanh và đối tượng người dân,trực tiếp liên quan đến quyền, lợi ích người dân, doanh nghiệp.

Triển khai thực chất, hiệuquả Luật Phổ biến giáo dục pháp luật để luật phát huy tác dụng trongcuộc sống, tăng cường công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chứng,luật sư, giao dịch bảo đảm... Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng phápluật.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên,Phó Thủ tướng cho rằng các Bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, vị tríquan trọng của công tác tư pháp, tăng cường phối hợp với các cấp, các ngànhtrong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phó Thủ tướng cũng giaoBộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phươngrà soát chức năng, nhiệm vụ, biên chế, phụ cấp của ngành để xây dựngNghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ trìnhChính phủ xem xét, ban hành cho phù hợp với thực tiễn hoạt động. Bên cạnh đó,khẩn trương ban hành thông nhằm kiện toàn các tổ chức pháp chế tại Bộ, ngành, địaphương và phối hợp với các cơ quan sớm sửa đổi một số Nghị định, thông tư cóliên quan đến tổ chức bộ máy cấp tỉnh, huyện.

Các Bộ, ngành, địa phương cần tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo của mình đối với công tác tư pháp, đặc biệt là sựquan tâm của người đứng đầu đến công tác tư pháp, góp phần quan trọng vào việcthực hiện nhiệm vụ của ngành Tư pháp nói riêng và kinh tế - xã hội của đất nướcnói chung.

Nguồn Chinhphu.vn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của ngành Tư pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO