10 Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách hay nhất
Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách sẽ cung cấp cho các bạn đọc cấu trúc rõ ràng cùng vói nội dung đa dạng về bài diễn thuyết. Từ đó, truyền cảm hứng đọc sách cho những tham dự ngày hội.
- Ý nghĩa Ngày hội Đọc sách
- Lời dẫn mở màn Ngày hội đọc sách ngắn gọn
- Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách của hiệu trưởng (số 1)
- Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách Việt Nam (số 2)
- Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 3)
- Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 4)
- Bài phát biểu lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách của học sinh (số 5)
- Bài thuyết trình lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách ngày 21/4 (số 6)
- Bài mẫu thuyết trình lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 7)
- Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 8)
- Bài thuyết trình về Ngày hội Đọc sách ngắn gọn (số 9)
- Bài phát biểu lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 10)
Có thể nói, dù ở bất kỳ thời đại nào, đọc sách vẫn luôn là nhu cầu cần thiết không thể thiếu với con người, trở thành một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách, để tiến bộ trong cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Hội Sách Việt Nam, đến năm 2021 đổi thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Ý nghĩa Ngày hội Đọc sách
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Lời dẫn mở màn Ngày hội đọc sách ngắn gọn
Nhằm mục đích tuyên truyền, hưởng ứng ngày hội đọc sách trên toàn thế giới 21/4 hàng năm, nhằm tôn vinh giá trị của sách và "văn hóa đọc". Vì sách là bạn của tuổi già đồng thời là thầy của tuổi trẻ. Để đưa phòng trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể CB, GV, CNV và học sinh trong nhà trường. Góp phần nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy của nhà trường trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập. Được sự cho phép của Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã .......: Hôm nay ngày ... Trường ........ tổ chức chương trình "Ngày hội đọc sách" nhằm tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh có điều kiện giao lưu học tập, qua đó góp phần thực hiện phong trào "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực", tạo ra một không gian, trí tuệ, bổ ích, từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường. Về dự Ngày hội đọc sách có đại diện cha mẹ học sinh các lớp, Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.
Mở đầu cho Ngày hội đọc sách là chương trình văn nghệ chào mừng với bài hát........, mời các bạn cùng chú ý lắng nghe.
Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách của hiệu trưởng (số 1)
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Trong đời sống của mỗi chúng ta, sách là kho tàng tri thức, là sản phẩm văn hóa tinh thần đóng vai trò rất quan trọng. “Sách vừa là bạn, vừa là thầy”, sách là người thầy dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả; Sách là người bạn gần gũi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mỗi chúng ta. Vì thế, từ lâu đọc sách đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Dù ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học là một trong những phương cách để hoàn thiện bản thân, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và để đóng góp vào phát triển xã hội.
Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, là dịp tôn vinh người đọc và những người tham gia sáng tác, xuất bản, in, phát hành và sưu tầm, lưu giữ sách. Đồng thời, cũng là dịp đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Hưởng ứng ngày sách Việt Nam, nhằm tôn vinh vai trò của sách, người làm sách và phát động văn hoá đọc trong cộng đồng, Trường TH ........... tổ chức ngày hội đọc sách và hội thi Kể chuyện theo sách năm 2024. Qua ngày hội và mỗi câu chuyện trong hội thi “Kể chuyện theo sách” sẽ giúp các em rèn luyện tính tự giác học tập, đoàn kết giao lưu với các bạn trong trường để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, vun đắp cho các em tình yêu thầy cô giáo, tình yêu quê hương đất nước. Tạo cơ hội cho các em bộc lộ năng khiếu, kỹ năng về kể chuyện, thuyết trình trước đám đông và là một hoạt động văn hóa trong nhà trường; giúp học sinh phát huy năng lực tự học, tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, rèn luyện thói quen đọc sách và làm việc với sách.
Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách Việt Nam (số 2)
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách là chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống có ích, biết yêu thương, hy sinh...
Thực hiện Công văn số ........ngày.......... của UBND thành phố .........về việc tổ chức Ngày Hội đọc sách thành phố .......... năm ..........., ngày Sách Việt Nam 21/4, ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4; sáng ngày ..., trường ..... tổ chức “Ngày hội đọc sách năm .....” và các hoạt động hưởng ứng “Ngày sách Việt Nam” với chủ đề “Đọc sách để cảm nhận cuộc sống”.
Ngày hội nhằm mục đích xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn ngành giáo dục; tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong công tác giảng dạy, học tập, xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cán bộ, giáo viên và học sinh; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc; củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện, duy trì và đảm bảo chất lượng hoạt động thư viện của nhà trường; tổ chức khu trưng bày, xếp sách nghệ thuật và giới thiệu tuyên truyền về sách.
Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ chào mừng đến từ các em trong đội văn nghệ xung kích nhà trường. Tiếp đó, cô giáo ..........– Phó bí thư chi bộ - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc ngày hội, phát động phong trào đọc sách trong toàn bộ cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường.
Thay mặt cho tổ cộng tác viên thư viện nhà trường, cô giáo ............ đã giới thiệu những cuốn sách hay và bổ ích trong thư viện nhà trường. Phần giới thiệu sách của các em học sinh được chuyển thể qua giọng kể truyền cảm của em .... – Chi đội ... với câu chuyện [Tên sách].
Trong ngày hội đọc sách, nhà trường còn nhận được sự quyên góp, ủng hộ của [Đơn vị] ..... trị giá [Giá tiền] .... , đồng thời các cán bộ, giáo viên, nhân viên đã ủng hộ .... cho thư viện nhà trường.
Ngày hội đọc sách, trưng bày sách đã thu hút được sự đồng tình và tham gia của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường, để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong lòng phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Nội dung, chất lượng thiết thực, tạo ra một không khí vui tươi bổ ích trong nhà trường. Ngày hội sách thực sự là ngày hội của tri thức, là một nét đẹp của văn hóa trường học.
Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 3)
Hòa cùng không khí hân hoan của cả nước, đang tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm …. năm Ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước và hướng tới kỷ niệm …. năm Ngày sinh của Bác - Nhà văn hóa, tư tưởng, nhà cách mạng lỗi lạc của nhân loại Hồ Chí Minh;
Hôm nay, ngày …, tại…………, thành phố ………. chúng ta long trọng tổ chức lễ khai mạc Ngày Sách Việt Nam tỉnh……….. lần thứ ... và hưởng ứng Ngày sách và Bản quyền thế giới năm ........... Đây là một hoạt động, trong chuỗi các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm .........., chào mừng Ngày sách Việt Nam. Thay mặt lãnh đạo tỉnh .........., tôi nhiệt liệt chào mừng và xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh quý đại biểu, cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên và bạn đọc lời chào trân trọng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Kính thưa các đồng chí, quý vị đại biểu!
Năm nay, là năm thứ ....chúng ta tổ chức Ngày sách Việt Nam theo Quyết định 284 ngày 24/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ là lần thứ 2 tổ chức khai mạc và triển lãm Ngày sách có sự phối hợp, tham gia của các ngành liên quan, các nhà xuất bản và phát hành sách góp phần cho Ngày sách tại .......... thêm long trọng.
Kính thưa quý đại biểu, tại Nghị quyết số 33 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực phát triển bền vững đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị xã hội. Từ đó, đặt ra mục tiêu nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho người Việt Nam đáp ứng yêu cầu kinh tế và hội nhập của kinh tế tri thức và xã hội học tập. Tất cả đều cần đến sách và văn hóa đọc.
Qua sách và văn hóa đọc để khẳng định tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng nhân rộng các giá trị cao đẹp nhân văn đấu tranh phê phán đẩy lùi cái xấu, lạc hậu. chống các quan điểm hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa làm sa hóa con người. Sách và văn hóa đọc chắc chắn sẽ đóng góp tích cực trong nhiệm vụ quan trọng và đầy vinh dự đó.
Ngoài ra, sách còn là cẩm nang để tu chỉnh tinh thần, ý chí để sóng thanh cao và có ý nghĩa; Sách góp phần nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật trong nhân dân. Trong đó, việc nhận thức ý thức pháp luật Quốc tế là cực kỳ quan trọng trong việc đấu tranh theo đường lối hòa bình, bảo vệ biển đảo trong tình hình mới.
Kính thưa các đồng chí, quý đại biểu!
Với qui mô Triển lãm, các chương trình lễ, hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ........ đến hết ngày ........., sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự hưởng ứng tích cực giữa Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng các tổ chức doanh nghiệp và phát hành sách - văn hóa phẩm: [Đơn vị] đã tham gia triển lãm làm phong phú cho tuần lễ Hội sách tại ...........
Qua Ngày sách sẽ giới thiệu quảng bá hình ảnh con người .......... và lịch sử văn hóa nam bộ, sẽ giúp bạn đọc mà nhất là giới trẻ thêm niềm tin yêu thích sách, tôn vinh văn hóa đọc đồng thời nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước.
Kính thưa quý đại biểu!
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris năm 1995, UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” nhằm tôn vinh văn hoá đọc, khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ khám phá niềm yêu thích đọc sách. Ngày 24/2/2014 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam.
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên.
Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Tôi hy vọng Ngày Hội Sách và Văn hóa Đọc năm .......... của tỉnh sẽ mang lại cho tất cả quý bạn đọc nhiều niềm vui, tạo điều kiện tốt nhất giúp bạn đọc nâng cao nguồn tri thức, phục vụ cho công tác, học tập, nghiên cứu, giúp tất cả chúng ta không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng của mình. Và chính sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của quý đại biểu, quý bạn đọc hôm nay sẽ là yếu tố có tính quyết định tạo ra sự thành công, tạo ra bản sắc văn hóa riêng biệt của Hội sách tỉnh nhà.
Chính vì những ý nghĩa trên, tôi xin tuyên bố khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ ... (21/4) và hưởng ứng Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4) năm ...........
Thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh, tôi ghi nhận sự nỗ lực của các đơn vị phối hợp tổ chức và nồng nhiệt chào mừng sự hiện diện của của các đồng chí lãnh đạo, quí đại biểu cùng đông đảo các em học sinh, sinh viên và bạn đọc đến dự Lễ khai mạc và tham gia các hoạt động hưởng ứng tuần lễ hội sách của tỉnh dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong công việc, chúc Ngày Hội sách của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin cảm ơn và trân trọng kính chào!
Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 4)
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.
Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” nhằm tôn vinh văn hoá đọc, khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ khám phá niềm yêu thích đọc sách.
Hưởng ứng ngày sách và bản quyền thế giới. Nhằm tôn vinh vai trò của sách, người làm sách và phát động văn hoá đọc trong cộng đồng, được sự chỉ đạo của PGD&ĐT …………., trường ………….. tổ chức ngày hội đọc sách. Nhằm giới thiệu nguồn tri thức mà thư viện hiện đang lưu giữ, đặc biệt là những trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc ta qua 02 cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, vĩ đại. Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện biên Phủ ngày 7/5/1954, chiến thắng đế quốc MĨ Xâm lược với chiến dịch Hồ Chí MInh qiải phóng đất nước, non sông thu về một mối.
Ngày hội nhằm tạo nên không gian văn hoá, vui tươi bổ ích cho tất cả bạn đọc, và những ai yêu quý sách, nhân kỷ niệm Ngày hội đọc sách.
Chúng tôi hy vọng ngày hội đọc sách năm nay sẽ mang lại cho các em học sinh, và quý đại biểu, quý phụ huynh và các em nhiều niềm vui, tạo điều kiện tốt nhất giúp bạn đọc nâng cao nguồn tri thức phục vụ cho học tập bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình.
Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn!, sự hiện diện của lãnh đạo huyện, các đồng nghiệp và bậc phụ huynh cùng các em học sinh về đây tham dự hội thi.
Tôi xin tuyên bố khai mạc Ngày hội đọc sách 20...
Xin kính chúc quý đại biểu, quý thầy cô, quý phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt trong công việc, chúc hội thi thành công tốt đẹp.
Bài phát biểu lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách của học sinh (số 5)
Kính thưa Quý đại biểu, Quý Thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, loài người đã tích lũy được muôn vàn kiến thức về tự nhiên, xã hội và cả về lịch sử phát triển của loài người. Những kiến thức đó đã được tích tụ lại bằng các tác phẩm in, từ cổ xưa cho đến ngày nay.
Sách là kho tàng tri thức, là sản phẩm văn hóa tinh thần đóng vai trò rất quan trọng. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris năm 1995, UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” nhằm tôn vinh văn hoá đọc, khuyến khích tất cả mọi người, nhất là để học sinh khám phá niềm yêu thích đọc và khám phá những trang sách.
Ở nước ta, ngày 24/2/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Sự ra đời của Ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc bởi vì, ngày 21/4/1927 chính là ngày cuốn sách cách mạng đầu tiên có tên "Đường Kách mệnh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản. Việc chọn Ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Chủ tịch Hồ chí Minh càng làm cho sự kiện nêu bật được ý nghĩa cội nguồn lịch sử. Bên cạnh đó, Ngày Sách Việt Nam về thời điểm lại rất gần với Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4) như một sự hội nhập văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa đọc của nhân loại, hấp dẫn, lôi cuốn độc giả tìm đến sách và đọc sách.
Các bạn học sinh thân mến!
Đã có những cuốn sách không chỉ "mở ra những chân trời mới" cho một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Chúng ta tìm được những thứ ta cần, học được những kiến thức mới trong từng cuốn sách. Sách là sự tích tụ tri thức lớn lao của nhân loại – là một kho tàng vô giá cho muôn đời. Dường như tất cả những vấn đề thuộc các những lĩnh vực khác nhau đều được viết trên sách chỉ là dưới nhiều dạng khác nhau. Lấy sách là điểm xuất phát chúng ta có thể tự tin hơn trong con đường chinh phục tri thức mới.
Thế nhưng một số bạn trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với việc đọc sách. Văn hóa đọc đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ trên môi trường internet. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc những cuốn sách in hàm chứa trong đó tri thức và những giá trị văn hóa, ngôn ngữ to lớn của nhân loại trức sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn hiện đại, quá hấp dẫn.
Trên mạng Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu đọc xong các bạn còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu, hay chỉ như cơn gió thoảng qua? Bạn có thể nghiên cứu, “nhâm nhi” từng câu, từng chữ mà tác giả gửi gắm vào đó không? Đối với học sinh chúng ta đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc và thường xuyên mà nếu thiếu nó sẽ rất khó có kiến thức đầy đủ để các bạn làm hành trang vững bước cho tương lai.
Kính thư̛a Quý đại biểu, Quý Thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Ngày Sách và văn hóa đọc được tổ chức thường xuyên ở khắp các địa phương trên toàn tỉnh ta vào mỗi dịp tháng 4 hàng năm, đây cũng là cơ hội quý cho tất cả mọi người đặc biệt là học sinh chúng em được tiếp cận với nhiều sách quý góp phần trau dồi kiến thức và kỹ năng của mình.
Thay mặt các bạn học sinh trường THPT .................... và các bạn trẻ .............., chúng em xin nhiệt liệt hưởng ứng Ngày sách Việt Nam lần thứ .... - năm 20... và xin hứa sẽ tìm đọc nhiều sách để gieo những hạt giống tâm hồn, qua các trang sách, mọi người sẽ có thêm những cái nhìn tuyệt vời về tri thức, về cuộc đời này để sống trí tuệ, yêu thương, chân thành và hạnh phúc hơn.
Xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh sức khỏe, hạnh phúc!
Em xin kính chúc Lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ .... - năm 20... thành công tốt đẹp!
Em xin chân thành cảm ơn!
Bài mẫu thuyết trình lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 6)
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Thưa toàn thể các cô giáo cùng các em học sinh yêu quý!
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: Sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh; Sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau. Những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn.
Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và trong sách vở. Chính vì vậy mà từ lâu sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của loài người trên thế giới.
V.A.Xukhômlinxki viện sĩ thông tấn viện Hàn Lâm khoa học giáo dục từng cho rằng: “Chỉ có thái độ coi sách là báu vật tinh thần quan trọng nhất và vĩnh cửu mới tạo nên thái độ coi trường học là cái nôi của dân tộc”. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Sách là nguồn sống, sách là một trường Đảng”.
Chắc hẳn bởi những đóng góp vô cùng to lớn và vĩnh cửu mà sách mang lại mà tại kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (từ ngày 25/10 đến 16/11/1995) UNESCO đã chính thức lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách và bản quyền thế giới nhằm tôn vinh sách, quảng bá cho văn hóa đọc và việc bảo vệ quyền lợi của những người làm sách chân chính.
Trong không khí cả thế giới nô nức tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng sự kiện này. Hôm nay trường tiểu học Trung Thành long trọng tổ chức: “Ngày hội đọc sách”.
Đến dự với ngày hội đọc hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có:
1….……………………………………………………….
2….……………………………………………………….
3….……………………………………………………….
4….……………………………………………………….
Một lần nữa thay mặt ban tổ chức, xin gửi tới các quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Bài mẫu thuyết trình lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 7)
Thư viện là linh hồn của trường học - nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người giúp cho thầy và trò các nhà trường không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng văn hóa. Xây dựng Thư viện là yêu cầu quan trọng cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Thư viện giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bên cạnh việc duy trì tốt chất lượng dạy và học, dưới sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Phòng Giáo dục huyện và Ban giám hiệu nhà trường, hôm nay Trường . tưng bừng tổ chức Ngày Hội đọc sách năm học 20 20...
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh!
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: Sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết yêu thương. Sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau. Những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và trong sách vở. Chính vì vậy mà từ lâu sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của loài người trên thế giới.
Bài phát biểu khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 8)
Từ xa xưa, đọc sách được coi là một việc hết sức thanh tao. Người đọc sách là người có phẩm chất cao quý, có phong cách của một cao nhân. Người đọc sách để đàm đạo những triết lý về đời sống, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và quản lý xã hội. Song người ta còn đọc sách để thưởng thức, chiêm nghiệm cái hay, cái đẹp, thấm thía ý nghĩa nhân văn thông qua nghệ thuật của người viết sách.
Có thể thấy, sách chính là chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn cho con người, là người thầy thắp sáng trong ta những nguồn tri thức, dạy con người biết sống, biết hy sinh, sách còn là người bạn tâm giao chia dẻ những nỗi buồn sâu kín trong tâm hồn con người. Sách sẻ chia với chúng ta những điều ấy bằng cách đọc sách, tiếp thu những điều mới, viết sách để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân và bày tỏ lòng mình. Và từ lâu, đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội. Đọc sách còn thể hiện nét văn hóa trong đời sống, đặc biệt là trong đời sống học đường.
Trong những năm qua, các trường học đã có nhiều hoạt động thiết thực, phong phú như: sắp xếp thư viện đẹp, trang trí lớp học, tuyên truyền giới thiệu sách vào các buổi trong tuần, quyên góp sách giúp bạn nghèo, xây dựng thư viện thân thiện ….Đọc sách thật sự là hoạt động có chiều sâu và được lan tỏa rộng khắp trong trường, thầy và trò nhà trường đã tận dụng mọi thời gian trong ngày để đến với sách, sáng tạo trong việc tạo dựng các góc đọc thân thiện vừa tiện dụng vừa phù hợp để sách báo trở thành những người bạn thân thiết, là sản phẩm tinh thần không thể thiếu của mỗi thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường.
Nhà trường long trọng tổ chức “Ngày Hội đọc sách” tới toàn thể giáo viên và các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh toàn trường với mục đích: Tôn vinh sách, thực hiện việc phát triển văn hóa đọc với mục tiêu: “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội nhằm góp phần xây dựng thế hệ đọc có hiệu quả trong tương lai”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên, học sinh và cộng đồng tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách. Để phong trào đọc sách được tiếp tục duy trì và phát triển.
Đến với Ngày Hội đọc các bạn sẽ được thấy nét ngộ nghĩnh đáng yêu, các em thể hiện thật nhanh nhẹn và nghệ thuật, và cũng tại đây các vị đại biểu, các bậc phụ huynh lại được chứng kiến tài sắp xếp sách nghệ thuật theo các hình khối sinh động của các em học sinh và phần thuyết trình ý tưởng thật giản dị, song chứa đựng đầy ý nghĩa như: [Tên sách]... Nếu ai đã từng đến với Ngày Hội đọc sách của nhà trường chắc hẳn rằng sẽ là một lần phải suy nghĩ hơn nữa về vai trò của mỗi cuốn sách trong đời sống phát triển của mỗi con người nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.
Ngày Hội đọc sách khép lại, song với sự thành công của Ngày Hội đọc sách này chúng ta có quyền tin tưởng và hy vọng rằng tinh thần của “Ngày hội đọc” sẽ không chỉ thấm sâu trong tiềm thức mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh của nhà trường mà tinh thần ấy còn lan tỏa sâu rộng tới mọi thành viên của ngày hội hôm nay với nhiều nội dung phong phú và đầy bổ ích lý thú.
Bài thuyết trình về Ngày hội Đọc sách ngắn gọn (số 9)
Hưởng ứng ngày hội sách do trường Tiểu học ............ tổ chức, nhằm tôn vinh vai trò của sách, người làm sách và phát động văn hoá đọc trong cộng đồng. Nhằm giới thiệu nguồn tri thức mà thư viện hiện đang lưu giữ đến với đông đảo bạn đọc
Sau một thời gian phát động, xây dựng đến nay tủ sách hai lớp đã có .....quyển sách với nhiều thể loại phong phú như: truyện tranh, truyện cổ tích, thơ, truyện cười, sách khám phá khoa học, sách tham khảo, các loại báo…
Nhiều cuốn sách trang trí đẹp mắt, nội dung hấp dẫn được rất nhiều bạn yêu thích.Những cuốn sách trên được sắp xếp dưới mô hình ngôi nhà. Một ngôi nhà tri thức mà tất cả chúng ta cùng vào trong để khám phá:
Các bạn ạ! Thông qua những cuốn sách chúng ta như thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai, mở ra con đường tươi sáng nhưng cũng vô cùng chông gai. Bởi chinh phục tri thức là chinh phục đỉnh núi trí tuê. Đó là cả một quá trình gian khổ nhưng nó sẽ cho ta trái ngọt, hoa thơm. Kiên trì đọc hết một cuốn sách thì thứ chúng ta thu được là thứ vô cùng quý giá. Sau hội thi này, em mong sẽ có nhiều bạn đọc sách và giữ gìn sách cẩn thận hơn nữa. Đây là thông điệp mà chúng em muốn gửi đến tất cả các bạn học sinh. Trong thời gian có hạn, em không thể giới thiệu hết những cuốn sách này được. Nếu bạn nào muốn khám phá thì xin mời hãy đến với thư viện sách lớp ....và lớp .....nhé. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám khảo, các thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Bài phát biểu lễ khai mạc Ngày hội Đọc sách (số 10)
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, “Sách” đóng vai trò rất quan trọng, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. “Sách” thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy cho chúng ta biết sống có ích và sống có lý tưởng. Có thể nói “Sách” là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn sâu kín trong chúng ta. Và từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển của CNTT phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Nhưng cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc, ngày 24/2/2014 thủ tướng chính phủ đã kí quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách Việt Nam với hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa đọc. Đây là một sự kiện văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của chủ tịch Hồ Chí Minh – tác giả đầu tiên được in bởi những người thợ in Việt Nam. Và trong tháng 4 cũng là tháng diễn ra “Ngày sách và bản quyền thế giới” (23/4). Việc tổ chức “Ngày sách Việt Nam” vào thời điểm này vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa cho thấy chúng ta ngày càng hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, ngày sách cũng nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Cũng như nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Như Lê Nin đã nói “Không có sách thì không có trí thức, không có trí thức thì không có chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản”. Bởi sách là kho tàng, tri thức của nhân loại là tài sản vô giá vì vậy, con người đã xây dựng nhiều nơi để lưu gửi bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu như: Thư viện, tủ sách gia đình, các cơ quan, trung tâm học liệu,.. Nhưng phổ biến nhất đó là “Thư viện”.
Thư viện trường………. cũng vậy. Đó là một trong những nơi lưu trữ, bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Thư viện nhà trường có ... cuốn sách và ... đầu sách. Sách ở đây chủ yếu là của các nhà xuất bản: Giáo dục, ........, Thanh niên,… Bên cạnh đó thư viện còn có máy tính, thiết bị nghe nhìn phục vụ cho việc đọc và khai thác thông tin của bạn đọc.
Vừa rồi tôi đã trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về sự ra đời “Ngày sách Việt Nam” và giới thiệu về thư viện trường ……….. Phần tiếp theo tôi xin trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về “Văn hóa đọc”.
Văn hóa đọc là một khái niệm có 2 nghĩa: một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: Văn hóa đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của các nhân trong xã hội. Con nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.
Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hóa. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh đến với những người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc (thông qua các cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, nơi cư trú, giới tính, nghề nghiệp… đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc có giá trị mà bạn đọc mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ. Đó chính là đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách tới tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý và phân phối trên toàn quốc.
Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển các hội nghề nghiệp liên quan tới việc đọc như hội tác gia, hội nhà báo, hội nhà xuất bản, hội Thư viện… Ứng xử đọc là truyền thống văn hóa tôn vinh người viết sách, người đọc và người truyền thụ kiến thức, kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc.
Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng của mỗi người. Trước hết, cần tạo ra và phát triển thói quen đọc sách suốt cuộc đời cho mỗi người, xây dựng thói quen đọc phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ và trong suốt cuộc đời. Đó là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong quá trình học tập mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường của mình.
Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân cụ thể. VD: Có người thích đọc thơ, có người thích tiểu thuyết, hay truyện ngắn, có người thích nghiên cứu sách… Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú nhiều màu sắc cho nền văn hóa đọc trong xã hội.
Văn hóa đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả 3 yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc nhưng thiếu kỹ năng đọc hiệu quả sẽ không cao, thậm chí không có hiệu quả chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc nhưng không tạo ra thói quen đọc cũng chẳng thu lượm kiến thức là bao nhiêu.
Như vậy, ở nghĩa rộng văn hóa đọc nói chung hay nói nền văn hóa đọc của mỗi quốc gia nói riêng phải bao gồm đủ 3 thành phần: Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan Nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội.
Nếu ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là lành mạnh có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mỗi người dân dễ dàng tiếp cận sách, báo có chất lượng cao nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng động xã hội và mọi người dân thì cũng không thể tạo ra một nền văn hóa đọc phát triển. Ngược lại, ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và của cá nhân trong xã hội là lành mạnh nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước không lành thì cũng không thể có một nền văn hóa đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.
Còn nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này gồm 3 thành phần: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, việc học suốt đời, là yêu cầu cũng là thách thức của xã hội hiện đại.
Trên đây là các mẫu bài phát biểu Ngày hội Đọc sách hay nhất mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp lại cho các bạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn tham khảo để có thê ý tưởng hay cho bài viết của mình.