Tìm "ánh sáng" giữa đêm đen

hinh-3-4096x2731.jpeg

Trời nhập nhoạng tối, gia đình chị Thào Thị Pàng ở cụm dân cư số 8, xã Đắk R’măng (Đắk Glong) đã dọn cơm ra ăn. Mâm cơm nhỏ, đặt cạnh chiếc bếp củi đang cháy đượm, soi rõ khuôn mặt từng người trong gia đình. Không đèn điện, bếp lửa là thứ ánh sáng duy nhất mà gia đình chị Pàng sử dụng gần 20 năm nay mỗi khi đêm về. Bữa cơm tối cũng diễn ra nhanh chóng, chị Pàng vội vã đứng dậy để chuẩn bị sách vở cho buổi đến lớp xóa mù chữ. Lớp học xóa mù chữ do thầy cô giáo Trường tiểu học La Văn Cầu mở được gần 1 tháng. Lớp học thu hút được gần 50 học viên đến từ các cụm dân cư 8, 9, 10, 12 của xã Đắk R’măng.

untitled-2-2jpg.jpg
hinh-1-4096x2731.jpeg

Trời tối hẳn, những ánh sáng leo lét mới được các hộ dân thắp lên. Gần 20 năm qua, không chỉ riêng nhà chị Pàng, những hộ dân sinh sống ở cụm dân cư số 8, 9, 10, 12 của xã Đắk R’măng vẫn chưa có điện sinh hoạt. Để thắp sáng, ngoài đèn dầu, những năm gần đây, một số hộ gia đình tự trang bị tấm pin năng lượng mặt trời, đủ để một chiếc đèn led hoạt động.

Đồng hồ điểm 18h30', ánh đèn pin thấp thoáng, khi ẩn khi hiện sau những vườn cà phê, học viên lớp xóa mù chữ rủ nhau đi học.

Từng tốp, tiếng nói cười rộn ràng, đan xen cả tiếng khóc trẻ em vì sợ bóng tối. Họ rảo bước qua những vườn cây rậm rạp.

Chỉ chưa đầy 30 phút, căn phòng nhỏ ban ngày dành cho học sinh lớp 1, lớp 2 đã được lấp đầy bởi những học viên lớn tuổi. Trong đó, đa phần là phụ nữ. Thậm chí, có những học viên đến muộn, đành phải đứng từ ngoài cửa trông vào vì không còn bàn ghế trống.

Đứng lớp hôm nay là thầy Phạm Trung Hiếu, giáo viên Trường tiểu học La Văn Cầu. Đều đặn hàng tuần, cứ chiều thứ 6, thầy Hiếu lại cùng một số thầy cô giáo khác, vượt cả chục km đường rừng vào cụm dân cư số 8 để đứng lớp xóa mù chữ. Vất vả, khó khăn, thậm chí là những nguy hiểm rập rình, nhưng các giáo viên vẫn nỗ lực đứng lớp vì khát khao học chữ của những học viên trong vùng.

Thầy Hiếu tâm sự: “Khi vào đây dạy xóa mù chữ, chúng tôi đã mường tượng ra những khó khăn ở phía trước; trong đó có việc phải vận động bà con đến lớp. Tuy nhiên, điều bất ngờ là bà con trong vùng tham gia rất đông. Lớp học xóa mù chữ không còn chỗ trống và số lượng học viên muốn tham gia học không ngừng tăng lên”.

Theo thầy Hiếu, cụm dân cư số 8 được mở một lớp xóa mù chữ, kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Theo quy định, mỗi lớp chỉ khoảng 35-40 học viên, nhưng số lượng người mù chữ tại 4 cụm dân cư này rất lớn. Vì vậy, khi hay tin có lớp xóa mù chữ, bà con rủ nhau đi học rất đông. Thậm chí có gia đình cả hai vợ chồng đều đăng ký lớp xóa mù chữ.

“Theo danh sách ban đầu của trường, khóa học này chỉ có khoảng hơn 30 học viên, nhưng chắc là bà con đi học vui quá nên rủ nhau đến lớp. Bây giờ, lớp học đã lên đến gần 60 học viên rồi. Tất cả học viên của lớp là nông dân, đồng bào dân tộc Mông ở 4 cụm dân cư. Để tạo thuận lợi cho bà con học chữ, trường bố trí thêm giáo viên từ ngoài điểm chính vào đây để đứng lớp, bà con rất phấn khởi và nghiêm túc đến lớp” - thầy Hiếu thông tin.

hoc-vien-den-lop-2000x1334.jpeg
Từ trong bóng tối, học viên xóa mù chữ rủ nhau đến lớp.
hinh-19-4096x2731.jpeg
Đứng lớp hôm nay là thầy Phạm Trung Hiếu, giáo viên Trường Tiểu học La Văn Cầu.
hinh-7-4096x2731.jpeg
Tất cả học viên của lớp là nông dân, đồng bào dân tộc Mông ở 4 cụm dân cư.
a-4096x2731.jpeg
b-4096x2731.jpeg
hinh-20-c-4096x2658.jpeg
hinh-6-4096x2731(1).jpeg
1920x1080-2.png

Đồng hồ điểm 18h30, từ trong bóng tối,

ánh đèn pin thấp thoáng, khi ẩn khi hiện

sau những vườn cà phê, học viên xóa mù

chữ rủ nhau đến lớp.

Học viên rủ nhau đi học thành từng tốp,

họ rảo bước thật nhanh qua những vườn

cà phê để đến được lớp xóa mù chữ.

Người đi xe máy, người rọi đèn đi bộ

đến lớp, ai cũng hào hứng mỗi khi

buổi học bắt đầu.



untitled-1.jpg
hinh-3-4096x2731.jpeg

Mùa mưa Đắk Nông khiến con đường dẫn vào điểm trường của Trường tiểu học La Văn Cầu ướt nhẹp. Cơn mưa chiều cũng khiến những đoạn đường dẫn đến điểm trường khó khăn hơn, song điều đó không cản được bước chân của hàng chục học viên tham gia lớp học xóa mù chữ. Người đi xe máy, người rọi đèn đi bộ đến lớp, ai cũng hào hứng mỗi khi buổi học bắt đầu.

hinh-4-4096x2731hhhhhhhh.jpeg
Đúng 19h, lớp học xóa mù chữ bắt đầu.

19h, toàn bộ hoạt động xung quanh lớp học tại cụm dân cư số 8 như dừng lại, nhường không gian cho lớp học xóa mù chữ hoạt động. Tiếng học viên đánh vần từng con chữ vang vọng, xóa tan vẻ lặng lẽ, u tịch của vùng núi rừng.

Thầy Hiếu vừa giảng bài vừa để mắt trông chừng xe máy của các học viên. Bên ngoài cửa, một số người dân và cả trẻ nhỏ tò mò đứng xem lớp học.

hinh-14-4096x2731bbbbbbb.jpeg
Toàn bộ hoạt động xung quanh lớp học như dừng lại, nhường không gian cho lớp học xóa mù chữ hoạt động.

Cứ đều đặn mỗi tối, chị Thào Thị Pàng (trú cụm dân cư số 8) đều theo con ra ngoài lớp học xóa mù chữ. Hơn 20 năm trước, người phụ nữ 4 con này từng được bố mẹ cho đi học khi còn ở ngoài Lào Cai. Thế nhưng bố mẹ nghèo khó, chạy ăn từng bữa, trường học lại xa nhà nên khi vừa học xong lớp 1, chị Pàng cũng nghỉ học để theo bố mẹ đi kiếm cơm.

Tiếng Kinh không sõi, mặt chữ cái cũng không rõ nên hơn một thập kỷ đặt chân đến vùng đất Đắk Nông, cuộc sống của chị Pàng chỉ gói trọn trong một góc rừng của cụm dân cư số 8. Trừ lúc đi sinh 4 đứa con hoặc con ốm đau nằm bệnh viện, chị Pàng rất ít khi giao tiếp với những người lạ.

Được chồng động viên đi học lớp xóa mù chữ, chị Pàng chia sẻ: “Tham gia lớp xóa mù chữ, mình vui lắm. Biết đọc, biết viết, mình đi làm gì mình cũng không sợ bắt nạt. Đi đường xa, biết tiếng Kinh thì không còn sợ lạc đường nữa”.

hinh-14-4096x2731-cccc-1-.jpeg
Ai cũng hào hứng mỗi khi buổi học bắt đầu.

Là một trong những học viên có tuổi đời trẻ nhất lớp, chị Giàng Thị Sơ (26 tuổi, trú cụm dân cư số 12) lần đầu tiên biết đến bảng chữ cái cũng là lúc đứa con đầu vào lớp 1. Chị Sơ tâm sự, muốn đi học để biết chữ, để biết được cách dạy con và để động viên con gái khi cháu bắt đầu đến trường.

“Con gái học lớp 1, mình cũng học lớp 1 nên vui lắm. Bây giờ cả hai mẹ con đều là học sinh của trường, buổi sáng mình đi làm thì con đi học, đêm đến con cũng theo mẹ đến lớp xóa mù. Từ ngày học đánh vần, hai mẹ con đều bày nhau”, chị Sơ nói.

hinh-9-4096x2731ttt.jpeg
Bàn tay chai sần vì cầm dao, cầm cuốc nay lại vụng về cầm bút nắn nót viết từng chữ cái.

Có dịp chứng kiến một buổi học mới thấy hết được cái khát khao “con chữ” của bà con nơi đây. Nhìn bàn tay chai sần vì cầm dao, cầm cuốc, nay lại vụng về cầm bút nắn nót viết từng chữ cái, khiến nhiều người khâm phục ý chí quyết tâm của những học sinh đặc biệt này.

Trải qua tuần học đầu tiên, các học viên đã có thể nhận biết được tất cả mặt chữ cái, nhiều người có thể tự viết được tên của mình.

hinh-13-4096x2730nnnn.jpeg
Có những học viên do không có đủ bàn ghế ngồi, đành đứng ngoài cửa trông vào lớp học.
hinh-5-3257x48861.jpeg.jpg
Một học viên vừa địu con, vừa tham gia lớp xóa mù chữ.
hinh-5-3257x48861.jpeg.jpg
Một học viên vừa địu con, vừa tham gia lớp xóa mù chữ.
hinh-11-2918x3648dddd.jpg
Phần lớn họ là những nông dân, ban ngày vất vả mưu sinh, ban đêm mới đến được lớp xóa mù chữ.
hinh-11-2918x3648dddd.jpg
Phần lớn họ là những nông dân, ban ngày vất vả mưu sinh, ban đêm mới đến được lớp xóa mù chữ.
hinh-11-2918x3648dddd.jpg
Phần lớn họ là những nông dân, ban ngày vất vả mưu sinh, ban đêm mới đến được lớp xóa mù chữ.
1920x1080-1-v.png
1920x1080-2.pnghoc-vien-den-lop-2000x1334.jpeg
chi-mong-co-anh-sang.jpg
b-4096x2731.jpeg

Lớp học bắt đầu được hơn một tiếng đồng hồ, những chiếc đèn pin đội đầu đã bắt đầu mờ dần, ánh sáng chỉ đủ soi trên mặt giấy, đưa theo từng nét bút của các học viên xóa mù chữ. Thậm chí, có chiếc đèn đã được bỏ khỏi đầu vì không đủ pin hoạt động. Lớp học cũng vì thế mà ồn ào hơn lúc bắt đầu.

hinh-10-4096x2731iiiii.jpeg
Những chiếc đèn pin đội đầu đã bắt đầu mờ dần, ánh sáng chỉ đủ soi trên mặt giấy.

Chị Giàng Thị Sơ chia sẻ, những ngày gần đây mưa cả ngày. Vì thế mà những tấm pin năng lượng ở nhà không tích đủ điện, đèn pin cũng chỉ sạc được một lúc. Quãng đường dài gần 20 km từ cụm dân cư số 12 đến cụm dân cư số 8 khiến chị phải đi mất gần 1 tiếng đồng hồ, cùng với hơn 1 giờ đồng hồ ngồi trên lớp, chị Sơ phải “tiết kiệm” ánh sáng để sử dụng trên đường về nhà.

“Lúc đầu thì mỗi người dùng một đèn nhưng để tiết kiệm, 2-3 học viên chung bàn dùng chung một đèn pin. Ở trường không có điện, bà con đi học phải mang theo đèn pin hoặc dùng chung với người khác. Thầy giáo giảng bài trên bảng cũng phải dùng đèn pin mang từ xã vào nên đến cuối buổi, ánh sáng chỉ mờ mờ, không nhìn rõ lắm”, chị Sơ nói.

hinh-8-4096x2731ggggg.jpeg
Sau hơn 1 giờ đồng hồ, những chiếc đèn chỉ đủ để dõi theo từng nét chữ.

Là học viên lớn tuổi nhất lớp và chỉ biết chữ khi đã bước qua tuổi ngũ tuần, ông Giàng Seo Dính, ở cụm dân cư số 9 vẫn quyết tâm đi học xóa mù. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ông Dính là đôi mắt đã mờ đục, ánh sáng lớp học lại tù mù khiến con đường tìm kiếm “ánh sáng” của ông Dính gian nan hơn những học viên khác.

Nói về ước mong của mình, ông Dính cho biết, biết chữ và có thể tự viết được tên mình vẫn là ước mong lớn nhất của ông. Thế nhưng hiện thực hóa được ước mong này, ông và hàng chục học viên khác của lớp xóa mù chữ mong mỏi có ánh đèn điện mỗi khi lớp học hoạt động.

Ở vùng này thì chuyện kéo điện về có lẽ sẽ còn phải chờ lâu nữa. Chúng tôi chỉ mong có một tấm pin năng lượng mặt trời, ban ngày để cho các cháu nhỏ học bài, ban đêm thắp được mấy chiếc đèn, phục vụ lớp xóa mù chữ. Có ánh đèn, không những bà con có thêm động lực đến lớp mà thầy cô giáo cũng đỡ vất vả hơn”, ông Dính chia sẻ suy nghĩ của mình.

Thầy Hà Hữu Phong, Hiệu trưởng Trường tiểu học La Văn Cầu cho biết, hiện tại Điểm trường cụm dân cư số 8 có 4 lớp tiểu học và 1 lớp xóa mù. Không chỉ các lớp học thiếu ánh đèn điện mà ngay cả 4 thầy cô giáo đứng lớp, đang ở nội trú tại trường cũng phải sử dụng đèn pin, đèn dầu trong sinh hoạt hàng ngày.

Vượt qua những khó khăn, điều kiện sinh hoạt, làm việc thiếu thốn, thầy và trò Điểm trường cụm dân cư số 8 hàng ngày vẫn duy trì các lớp học, góp phần vào công tác phổ cập giáo dục cho người dân địa phương.

hinh-4-4096x2731hhhhhhhh.jpeg
hinh-4-4096x2731hhhhhhhh.jpeg
hinh-12-4096x2731vvvvvv.jpeg
Đôi mắt đã mờ đục, ánh sáng lớp học lại tù mù khiến con đường tìm kiếm “ánh sáng” của ông Dính gian nan hơn những học viên khác.
hinh-2-4096x273uuuuu.jpeg
Dù thiếu ánh sáng, nhưng các học viên lớp xóa mù chữ vẫn nỗ lực, vượt lên khó khăn.
hinh-18-4096x273166666666.jpeg
Tham gia lớp xóa mù chữ, học viên đều phấn khởi, háo hức, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn.
1920x1080-4.pnghinh-20-c-4096x2658.jpeg
thu-hien.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm "ánh sáng" giữa đêm đen
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO