Phòng tránh và sơ cứu một số tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Đời sống - Ngày đăng : 10:43, 10/05/2010

Bỏng: Khi trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng. Với những vết bỏng nhẹ thì có thể chữa lành tại nhà. Trước hết, cần làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng cho đến khi trẻ đã bớt đau...

Bỏng: Khi trẻ bị bỏng, cầnnhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng. Với những vết bỏng nhẹ thì có thểchữa lành tại nhà. Trước hết, cần làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộpbằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng cho đến khi trẻ đã bớtđau. Nếu ở vết bỏng nổi lên một bọng nước, hãy đắp lên đó một miếng vải sạch,có mặt trơn láng và cố định chắc bằng băng dính nhưng tránh không làm vỡ bọngnước; không nên thoa bất cứ thứ gì lên vết bỏng. Khi trẻ bị bỏng nặngthì điều đầu tiên cần làm là cởi bỏ quần áo của trẻ, để lộ vùng da bị bỏng.Những chỗ quần áo khô hoặc đã bị dính chặt vào vết bỏng thì tuyệt đối khôngđược lấy ra. Làm mát vết bỏng bằng cách ngâm trẻ vào nước hoặc đắp khăn lạnhlên vết thương. Nếu trẻ bị bỏng hóa chất thì khi xối nước vàongười trẻ chú ý không để nước làm hóa chất loang ra các phầnkhông bị bỏng. Sau khi đã làm mát vết bỏng, đắp hở lên đó một miếng gạc hoặckhăn sạch để giữ sạch vết thương, tránh làm vỡ những nốt bỏng nước (nếu có).Trong trường hợp quần áo của trẻ bị cháy, không để trẻ chạy ra ngoài vì ngọnlửa sẽ bùng lên to hơn. Sau đó tìm cách dập tắt lửa bằng cách vấy nước hoặcdùng chăn, miếng vải lớn trùm lên. Sau khi đã sơ cứu thì chuyển ngay trẻ đibệnh viện. Cần chú ý các trường hợp bỏng do điện giật vì những vết bỏngloại này trông có vẻ nhỏ nhưng tổn thương lại rất sâu. Vì vậy, khi trẻ bị điệngiật thì tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay sau khi đã được sơcứu.

Ngộ độc: Ngộ độc cũng là mộttrong những trường hợp cấp cứu thường gặp ở trẻ nhỏ vì trẻ rất dễ ăn hoặc uốngphải các loại thuốc, hóa chất hay bất cứ chất độc nào để trong tầm tay trẻ. Vìvậy, các chất nói trên cần để xa tầm tay của trẻ như đặt trong tủ khóa lại hoặcđể trên cao ngoài tầm với của trẻ. Khi trẻ có các triệu chứng như nôn, đaubụng, co giật, bất tỉnh hay lơ mơ, có vết bỏng quanh miệng hoặc người trẻ cómùi của thuốc, hóa chất... thì cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để đượccứu chữa kịp thời và trong khi di chuyển tuyệt đối không cho trẻ uống hoặc ănbất cứ thứ gì kể cả nước đun sôi để nguội. Nếu trẻ đã bị bất tỉnh, cầnkiểm tra xem trẻ còn thở không; nếu trẻ ngừng thở, cần làm hô hấpnhân tạo nhưng nên đặt một miếng vải mỏng lên trên miệng trẻ và hà hơi qua tấmvải để tránh cho bản thân không bị nhiễm chất độc từ miệng trẻ; không nên cốlàm cho trẻ nôn ra chất độc. Nếu trẻ bị chất độc ngấm vào mắt,có thể dùng một bình nước ấm để cao 10 cm dội từ từ lên mắt liêntục trong 15 phút. Nếu trẻ bị bỏng quanh miệng do uống phải hóa chất, cần lấynước sạch rửa da và môi cho bé. Sau khi sơ cứu cần chuyển ngay trẻ tới bệnhviện…

tttt-gdsk