Đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X vào cuộc sống: Tăng cường liên kết trong công tác đào tạo nghề ở tỉnh ta

Đời sống - Ngày đăng : 10:10, 25/10/2010

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở dạy nghề và có chức năng dạy nghề, trong đó có 8 cơ sở công lập. Phần lớn các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đều mới được thành lập, cơ sở vật chất hầu như chưa có, hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản...

Hiệnnay, trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở dạy nghề và có chức năng dạy nghề, trong đócó 8 cơ sở công lập. Phần lớn các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đều mới đượcthành lập, cơ sở vật chất hầu như chưa có, hoặc đang trong quá trình đầu tư xâydựng cơ bản; trang thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ quản lí dạynghề còn thiếu và hạn chế về năng lực, trình độ. Toàn tỉnh chỉ có 117 giáo viêndạy nghề, trong đó giáo viên cơ hữu chỉ chiếm 52%; đa phần giáo viên không đủnăng lực để giảng dạy theo phương pháp tích hợp hoặc giảng dạy ở trình độ trungcấp, cao đẳng nghề. Nhiều ngành nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế –xã hội của địa phương không có giáo viên để giảng dạy như các nghề: cơ khí,khai khoáng, điện công nghiệp, giao thông, thủy lợi… Hình thức dạy nghề chủ yếulà dạy nghề lưu động ở các thôn, buôn, bon. Nhìn chung chất lượng nguồn nhânlực thấp; tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh mới chỉ chiếm 24,25%, trong đó tỉlệ lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 16,69%.


Hội Nông dân huyện Chư Jút tổ chức dạy nghề sửa chữa xe máy cho thanhniên dân tộc thiểu số. Ảnh: NguyễnHiền

Cụ thể, từ năm 2004 đến năm 2009, ĐắkNông đã tiến hành dạy nghề cho hơn 17.020 người, trong đó dạy nghề trình độ sơcấp theo chương trình mục tiêu quốc gia là 10.062 người, dạy nghề dưới 3 thángvà xã hội hóa là 6.958 người. Riêng 9 tháng năm 2010, toàn tỉnh đã mở được gần100 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề với tổng số hơn3.000 người. Các nghề đào tạo chủ yếu như: chăn nuôi – thú y; trồng trọt –bảovệ thực vật; sửa chữa máy nông nghiệp; điện dân dụng; dệt thổ cẩm, in lụa; thêuren cho người tàn tật… Bên cạnh dạy nghề trình độ sơ cấp, các cơ sở dạy nghề đãliên kết để mở các lớp dạy nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Trung tâm dạynghề Đắk Nông đã liên kết với Trường Trung cấp Quân y để mở các lớp Trung cấpy, dược cho 240 học viên; Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ đã liên kết với TrườngCao đẳng nghề Việt Bắc thuộc TKV đào tạo 288 học viên trung cấp phục vụ choviệc khai thác bô xít ở Đắk Nông; Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm(Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh) đã liên kết với một số cơ sở dạy nghề trong vàngoài tỉnh để mở các lớp dạy nghề nữ công, gia chánh, uốn tóc, làm hoa… HoặcTrường Trung cấp nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã liên kết vớiTrường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi (Đà Nẵng), Trường Cao đẳng nghề Thanh niêndân tộc Tây Nguyên mở các lớp trung cấp, cao đẳng nghề… Bên cạnh công tác dạynghề, các cơ sở dạy nghề đã liên kết đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm chođội ngũ cán bộ, giáo viên. Bản thân đội ngũ cán bộ, giáo viên đã nỗ lực vượtqua những khó khăn thường nhật để từng bước vươn lên và đạt được một số thànhtích bước đầu như đã đạt 1 giải ba và 2 giải khuyến khích trong Hội giảng Giáoviên dạy nghề toàn quốc tại Quy Nhơn - Bình Định năm 2008; đạt 1 giải nhất, 1giải ba và một giải khuyến khích tại Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốcnăm 2010 tại Hà Nội.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng đào tạo của các trườngdạy nghề trên địa bàn tỉnh… Liên kết với một số trường Đại học trong nước mở1-2 phân hiệu tại tỉnh”, “Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động,trước hết là cho nông dân, thanh niên…”, Tỉnh ủy đã thành lập Ban chủ nhiệm Đềtài phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và sẽ ban hành nghị quyết chuyên đề vềphát triển nguồn nhân lực, trong đó có nội dung về đẩy mạnh công tác đào tạonghề. Từ các định hướng nêu trên, căn cứ vào nhu cầu phát triển nguồn nhân lựcphục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, trong giai đoạn từnăm 2011-2015; tỉnh Đắk Nông sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sởdạy nghề trên địa bàn tỉnh, theo hướng mỗi huyện có ít nhất một Trung tâm dạynghề, đầu tư xây dựng hoàn thiện Trường Trung cấp nghề, từng bước xã hội hóacông tác giáo dục – đào tạo – dạy nghề bằng việc thu hút các nhà đầu tư vàolĩnh vực dạy nghề. Dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh sẽ đào tạo nghềcho khoảng 93.480 người; trong đó trình độ cao đẳng nghề khoảng 2.000 người;trung cấp nghề 7.700 người; sơ cấp nghề 36.500 người và dạy nghề thường xuyêndưới 3 tháng cho 47.480 người.

Từ thực trạng và những kết quả đã đạtđược trong công tác dạy nghề và liên kết đào tạo nghề trong thời gian vừa qua,việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi củacác cơ sở dạy nghề, của mỗi địa phương mà cần phải mở rộng quy mô đào tạo, phảiliên kết đào tạo, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, có sự liên kết chặtchẽ giữa các cơ sở dạy nghề, cơ quan quản lí Nhà nước về dạy nghề và doanh nghiệp.

Nguyễn Đức Nguyên

PGĐSở Lao động - tb&XH