Thiết thực phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Đời sống - Ngày đăng : 17:10, 01/01/2011

Trong năm 2010, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, nổi bật là hoạt động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo...

Trongnăm 2010, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện có hiệu quả cácphong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, nổi bật là hoạt động phụ nữgiúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Theo đó, các cấp Hội đã triển khai, xâydựng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực nhằm vận động hội viên giúp nhau tronglao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Cụ thể, các cấp Hội đã thànhlập mới 9 câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế và 33 nhóm tín dụng tiếtkiệm, nâng tổng số nhóm tín dụng tiết kiệm lên 507 nhóm, thu hút 14.163 thànhviên tham gia. Các phong trào thi đua phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, phụnữ làm kinh tế giỏi, tiết kiệm vì người nghèo cũng luôn được các cấp Hội đẩymạnh, góp phần khơi gợi truyền thống nhân ái và tự nguyện giúp nhau trong cuộcsống của mỗi hội viên. Do đó, nhiều chị em khá giả đã hỗ trợ chị em khó khăn vềvốn, cây, con giống, khoa học kỹ thuật và sẻ chia kinh nghiệm làm ăn, giớithiệu những mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Riêngchị em là người đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật thìđược “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn nhiều phương pháp làm ăn hay, nên đời sốngtừng bước được ổn định. Trong năm 2010, đã có 1.433 chị hoàn cảnh khó khăn được1.742 chị khá nhận giúp đỡ bằng nhiều hình thức khác nhau như cho vay vốn khônglấy lãi, hỗ trợ phân bón, vật nuôi, ngày công lao động với tổng số tiền gần 1tỷ đồng. Bên cạnh đó, để việc giúp đỡ mang tính thiết thực, đúng địa chỉ, đúngđối tượng thì các cấp Hội phụ nữ còn chủ động thành lập nhiều câu lạc bộ mớinhư “5 không 3 sạch”, “Tình thương”, “Gia đình hạnh phúc”… Ngoài ra, việc khaithác nhiều nguồn vốn khác nhau để giúp hội viên nghèo đầu tư sản xuất, nhất làvốn Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cũng được cáccấp Hội quan tâm, thực hiện. Tính đến thời điểm hiện nay, các cấp Hội đã tínchấp với các Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội giải ngân trên 297,3 tỷđồng cho 17.707 lượt hộ hội viên vay. Các cấp Hội còn phối hợp với ngân hàng,Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm tổ chức tập huấn nâng cao kiếnthức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, những giống cây, con mới, giúp hội viên sửdụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả.


Hội Phụ nữ huyện Đắk R’lấp trao tặng mái ấm tìnhthương cho hội viên nghèo

Bên cạnh hoạt động giúp nhau phát triểnkinh tế thì các cấp Hội còn thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần củahội viên, với những phong trào thiết thực, cụ thể như phong trào Mái ấm tìnhthương, Hũ gạo tình thương, Nuôi heo đất, Ống tre tiết kiệm, Quỹ Khuyến học...Kết quả, từ năm 2007 đến nay, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã quyên góp, vậnđộng được trên 456 triệu đồng, 218 tấn gạo giúp 1.268 chị có hoàn cảnh khókhăn, trẻ khuyết tật, người già không nơi nương tựa; đồng thời, sửa chữa và làmmới 150 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo với số tiền 1,7 tỷ đồng... Điểnhình như các huyện Đắk Mil, Đắk R’lấp, Chư Jút và thị xã Gia Nghĩa.

Có thể nói, bằng nhiều việc làm cụ thể vàmang tính nhân sinh sâu sắc, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã thể hiện được vaitrò, sự năng động trong cách nghĩ và cách làm để giúp hội viên nghèo có thêmtinh thần, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Cũng nhờ có các cấp Hội thườngxuyên theo sát, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của chị em mà công tácphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương đã có nhiều chuyển biếnrõ rệt. Theo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thì thời gian tới, Hội sẽ thường xuyênbồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội, cũng như tiếptục duy trì và nhân rộng các mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, thu hútnhiều hơn nữa các dự án dành riêng cho phụ nữ nghèo. Bên cạnh đó, Hội cũng sẽtiếp tục triển khai 4 đề án về phụ nữ do Trung ương Hội xây dựng như “Tuyêntruyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước”, “Giáo dục 5triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010-2015”, “Tuyên truyền, giáo dục cộngđồng phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em” và “Đào tạo, bồi dưỡngcán bộ chủ chốt Hội LHPN các huyện, xã giai đoạn 2008-2012”. Tuy nhiên, ngoàisự cố gắng của các cấp Hội thì đòi hỏi mỗi phụ nữ, nhất là chị em đồng bào dântộc thiểu số phải chủ động trong lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, chăn nuôi để từng bước thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Hoài