Bệnh xá Đặng Thùy Trâm - nơi “giữ lửa” tuổi hai mươi

Đời sống - Ngày đăng : 08:47, 08/07/2011

Trong cuốn nhật ký của mình, nữ Liệt sỹ, Bác sỹ Đặng Thùy Trâm có viết: “Nghe tin mai có trận càn, bệnh xá phải di chuyển. Chuyển thương binh, gánh gồng đồ đạc ra đi, nhìn lại bệnh xá mà lòng đau như cắt. Bao nhiêu mồ hôi, công sức của mọi người đã đổ vào từng cọng tranh, hòn đá để xây dựng nên cái bệnh xá này...

Trong cuốn nhật ký của mình, nữ Liệtsỹ, Bác sỹ Đặng Thùy Trâm có viết: “Nghe tin mai có trận càn, bệnh xá phảidi chuyển. Chuyển thương binh, gánh gồng đồ đạc ra đi, nhìn lại bệnh xá mà lòngđau như cắt. Bao nhiêu mồ hôi, công sức của mọi người đã đổ vào từng cọngtranh, hòn đá để xây dựng nên cái bệnh xá này. Biết đến bao giờ mới lại xâydựng được một cơ ngơi như ở đây… Chiều nay, đứng trên đỉnh núi cao nhìn về khubệnh xá cũ thấy khói bốc lên nghi ngút. Vậy là bao nhiêu mồ hôi công sức, baonhiêu của cải, tài sản của nhân dân dành dụm nuôi thương binh từ đó đến nay đãcháy hết thành tro bụi… Chẳng lẽ cứ như thế này mãi sao, cứ xây dựng được mấybữa là lại chạy. Có ai biết cảnh này cho không...Tôi mong sao có được mộtcơ sở y tế đầy đủ để phục vụ nhân dân”. Vậy là sau gần 40 năm, ước nguyện ấy của chịđã trở thành hiện thực. Bệnh xá Đặng Thùy Trâm đã được xây dựng tại chính vùngđất một thời máu lửa thuộc xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), nơi chị đãtừng sống, chiến đấu và hy sinh. Với số tiền xây dựng trên 6 tỷ đồng do bạn đọcbáo Tuổi Trẻ đóng góp, bệnh xá có khuôn viên rộng gần 4.000m2 và ba khuchức năng: khám chữa bệnh; phòng truyền thống lưu giữ những hình ảnh, hiện vậtchiến tích của Đặng Thùy Trâm và đồng đội, cùng với khu dịch vụ tham quan, dulịch.


Du khách thamquan Bệnh xá Đặng Thùy Trâm. Ảnh:Ngọc Tâm

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm hiện có 15 y, bácsỹ, 10 giường bệnh và khá đầy đủ các thiết bị hiện đại, đủ khả năng khám, chữacác bệnh nội khoa, sản khoa, siêu âm, điện tim... cho nhân dân 4 xã phía Namhuyện Đức Phổ là Phổ Châu, Phổ Khánh, Phổ Thạnh, Phổ Cường và cả các xã phíaBắc huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Điều này không chỉ góp phần giảm bớt áp lựcquá tải cho y tế tuyến trên mà còn giảm đáng kể chi phí cho người bệnh, nhất làbệnh nhân nghèo. Trung bình mỗi tháng, bệnh xá tiếp nhận khoảng 1.000 lượt bệnhnhân đến khám, chữa bệnh. Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh, Bệnh xá Đặng ThùyTrâm còn thực hiện tốt hoạt động y tế cộng đồng, y tế dự phòng và cung cấp dịchvụ kế hoạch hóa gia đình cho bà con trong vùng. Đặc biệt, là bệnh xá được xâydựng theo ước muốn của Liệt sỹ, Bác sỹ Đặng Thùy Trâm và mang tên người bác sỹcó tấm lòng nhân ái này, nên hàng năm luôn thu hút hàng chục ngàn lượt du kháchtrong và ngoài nước đến tham quan. Với hình dáng của một bàn tay nhân hậu - bàntay của người thầy thuốc sẵn sàng che chở cho bệnh nhân, bệnh xá mang một chútkiến trúc của Tây Nguyên, hòa quyện với cảnh quan của dãy núi Trường Sơn hùngvĩ và nông thôn Trung bộ. Ngoài ra, trong khuôn viên bệnh xá còn có bức tượngLiệt sỹ Đặng Thùy Trâm được tạc bằng đá trắng và tấm bia lưu niệm. Hầu như cácdu khách đến đây đều nắm lấy bàn tay và chiếc túi của chị như lời mong ướcthiết tha: “Hãy đến với mình, nắm chặt bàn tay mình trong lúc cô đơn. Truyềncho mình tình thương, sức mạnh để vượt qua những chặng đường gian khổ...”.

Hiện nay, tại các tỉnh, thành trong cảnước đã phát động nhiều phong trào học tập và làm theo gương Liệt sỹ Đặng ThùyTrâm, thu hút nhiều giới trẻ tham gia như: viết tiếp nhật ký tuổi 20, tự nguyệnxung kích chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế, xóa mù chữ cho ngườidân vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Hội Thầy thuốc trẻ, các đoàn y, bác sỹ trongnước đều tổ chức các đợt về nguồn khám, chữa bệnh miễn phí và tặng quà chongười nghèo. Có dịp về Quảng Ngãi, được về tận nơi chị Trâm từng sống, chiếnđấu và hy sinh, trong lòng ai nấy cũng trào dâng nhiều xúc cảm lẫn lộn từ tựhào cho đến tri ân. Chúng tôi biết rằng, noi gương chị, thế hệ trẻ hôm nay cũngluôn dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng cống hiến sức trẻ vì quê hương, đất nước theođúng tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Cảm phục trướctinh thần quả cảm, đức hy sinh và làm theo những ước mong giản dị, giàu lòngnhân ái của chị, ngày càng có nhiều y, bác sỹ trong cả nước phát huy tinh thần“Lương y như từ mẫu”, hết lòng, hết sức vì người bệnh, cộng đồng.

Tại khuôn viên Bệnh xá Đặng Thùy Trâm cócây sữa – cây đặc trưng của Thủ đô Hà Nội - do Chủ tịch nước trồng lưu niệm ởphía sau bức tượng Đặng Thùy Trâm. Giữa vùng quê đất cằn, nắng nóng này, nhưngcây vẫn quanh năm xanh lá, mùa hoa vẫn ngạt ngào hương như nhắc nhở mọi ngườibiết rằng, chính trên đất Quảng Ngãi anh hùng, quả cảm đã có một người con gáiHà Nội năm xưa đã “thắp lửa” cho cuộc sống hôm nay mãi xanh.

Hoàng Hoài