Những người canh “giấc ngủ” cho liệt sỹ

Đời sống - Ngày đăng : 10:05, 29/07/2011

Ở Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh (Gia Nghĩa) hiện có Tổ quản trang gồm 3 người, do ông Lưu Văn Kính làm tổ trưởng. Công việc thường ngày của họ là quét dọn, chăm sóc khuôn viên và lo lau chùi, hương khói cho hơn 600 phần mộ liệt sỹ đang chôn cất tại đây...

Ở Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh (Gia Nghĩa)hiện có Tổ quản trang gồm 3 người, do ông Lưu Văn Kính làm tổ trưởng. Công việcthường ngày của họ là quét dọn, chăm sóc khuôn viên và lo lau chùi, hương khóicho hơn 600 phần mộ liệt sỹ đang chôn cất tại đây. Công việc thật thầm lặng,nhưng cũng thật hết sức thiêng liêng, vì đối với họ đây vừa là trách nhiệm, vừalà cách để tri ân những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc.

Là người gắn bó với công việc quản tranghơn 7 năm nay, nên mỗi khi đến phiên trực của mình là ông Nguyễn Duy Dục lạithắp những bó hương to trên tượng đài và trên lư hương của những ngôi mộ tậpthể, sau đó mới đi làm những công việc tiếp theo. Ngày nào chưa làm xong nghithức thắp nhang đó, ông cảm thấy bứt rứt không yên. Ông Dục tâm sự: “Tôi cũngtừng cầm súng chiến đấu trên các chiến trường, nhưng may mắn là còn được sống,thấy cảnh đất nước thanh bình, phát triển. Vì thế, tham gia làm quản trang,canh “giấc ngủ” cho các đồng chí, đồng đội đã hy sinh anh dũng cũng là cách đểbản thân tôi tri ân và nhớ lại những kỷ niệm thời kháng chiến”. Còn ông NguyễnVăn Hoàng, một thành viên khác của tổ cũng nói: “Chiến tranh đã đi qua, nhưngnhững gì mà các anh hùng liệt sỹ đã dâng hiến cho đất nước thật quá lớn lao.Được làm việc ở nghĩa trang này, tôi cảm thấy rất vui và đầy tự hào”. Nói vềcông việc của Tổ quản trang, ông Lưu Văn Kính cho rằng, nghĩa trang là nơithiêng liêng, chôn cất các anh hùng liệt sỹ có công với nước, nên trách nhiệmcủa mỗi người đang sống là rất lớn. Hàng ngày, tổ không chỉ làm vệ sinh xungquanh nghĩa trang, tượng đài, chăm sóc cây cảnh, lo hương khói cho các phần mộ,mà lắm lúc phải thức khuya, dậy sớm chuẩn bị vòng hoa, hương đèn, hướng dẫnthân nhân, các đoàn khách đến thăm viếng. Vào những ngày tết hay đại lễ quan trọngthì công việc của tổ còn tất bật hơn vì phải làm nhiều, đón tiếp khách thămviếng đông hơn. Có lúc, cả tổ phải thay phiên nhau trực đêm để hướng dẫn mọingười vào thắp hương cho các liệt sỹ.


Thắp hương cho các phần mộ là công việc thường ngày của những quảntrang

Tương tự, khuôn viên Nghĩa trang Liệt sỹhuyện Đắk Song cũng luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ, hàng trăm cây cảnh được chămsóc, tỉa tót xanh tốt. Có được điều đó, một phần lớn là nhờ bàn tay cần mẫn,khéo léo và tinh thần trách nhiệm của người quản trang nơi đây là ông Phạm VănChiến. Cũng vốn là một người lính từng xông pha trận mạc, sau khi xuất ngũ, ôngvề địa phương sinh sống và tình nguyện làm quản trang nơi đây. Những ngôi mộcủa đồng chí, đồng đội luôn làm ông nhớ lại những năm tháng chiến đấu đầy khókhăn, vất vả nhưng cũng hết sức hào hùng. Bởi vậy, ngày ngày ông cần mẫn đi đếntừng ngôi mộ để chăm sóc và thầm hỏi: “Các đồng chí có khỏe không?”. Có nhữngngày đau ốm, không đi được thì ông cảm thấy không yên tâm nên phải nhờ đứa contrai đến chăm nom. Đặc biệt hơn, ngoài số tiền được cấp để mua hương, đèn thắp trongcác ngày lễ, tết thì đôi lúc ông còn tự bỏ tiền túi mua hương dự trữ để ngườidân đến viếng nghĩa trang có hương thắp cho các liệt sỹ. Ông Chiến tâm sự: “Sốtiền mình bỏ ra có đáng là bao so với những mất mát, hy sinh to lớn của nhữngliệt sỹ và các gia đình liệt sỹ. Được chăm sóc, canh “giấc ngủ” cho các đồngchí, đồng đội trong cuộc sống hòa bình hôm nay, tôi cảm thấy rất vinh dự và sẽlàm cho đến khi nào không còn sức khỏe nữa mới thôi”.

Có lẽ, các anh hùng liệt sỹ khi yên giấcnơi cõi vĩnh hằng sẽ cảm thấy luôn ấm lòng, không hề cô đơn, khi hàng ngày phầnmộ của mình được những bàn tay cần mẫn, tấm lòng, tinh thần trách nhiệm củanhững người quản trang chăm sóc, hương khói.

Bài, ảnh:Mỹ Hằng