Vươn lên làm chủ cuộc sống bằng bản lĩnh của tuổi trẻ

Đời sống - Ngày đăng : 09:04, 13/10/2011

Anh Lê Đình Tha, ở xã Đắk Som (Đắk Glong), khi bắt đầu khởi nghiệp đã mạnh dạn mua 2 ha đất để trồng cà phê và điều. Sau đó, do cây điều không phù hợp thổ nhưỡng lại thường xuyên sâu bệnh, nên anh đã phá bỏ, chú trọng đầu tư vào cây cà phê...

Anh Lê Đình Tha, ở xã Đắk Som (ĐắkGlong), khi bắt đầu khởi nghiệp đã mạnh dạn mua 2 ha đất để trồng cà phê vàđiều. Sau đó, do cây điều không phù hợp thổ nhưỡng lại thường xuyên sâu bệnh,nên anh đã phá bỏ, chú trọng đầu tư vào cây cà phê. Bằng tính ham học hỏi vàbản lĩnh của tuổi trẻ, anh đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nênvườn cà phê luôn đạt năng suất cao. Vừa làm vừa tích lũy, anh đã mua thêm 3 hađất để trồng cây mít nghệ cao sản và nuôi heo rừng lai. Mỗi năm, trừ chi phí,gia đình anh còn lãi được trên 500 triệu đồng. Anh Kha cho biết: “Mình còn trẻnên nói phải đi đôi với làm. Vì vậy, tôi luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm từnhững người đi trước cũng như tham gia các lớp tập huấn về cây trồng, vật nuôi,chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tôi cũng mong rằng, các bạn trẻ hãy mạnh dạn, cốgắng vươn lên làm chủ cuộc sống bằng chính bàn tay, khối óc và bản lĩnh củamình”. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Tha còn thường xuyên hướng dẫn chocác hộ gia đình trong xã, nhất là thanh niên về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.Hiện nay, mô hình kinh tế của gia đình anh đã góp phần tạo công ăn việc làmthường xuyên cho 4 lao động địa phương.



Với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, anh Vũ Văn Thắng ởbon U3, thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) đã vươn lên làm giàu chính đáng. Ảnh: H.H


Tương tự, anh K’Lập ở thôn 3, xã QuảngKhê (Đắk Glong) cũng là thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Anh luôntự nhủ mình không được trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà phải tích cực pháttriển kinh tế để cải thiện cuộc sống. Vì vậy, thông qua những lớp tập huấnchuyển giao khoa học kỹ thuật và sự giúp đỡ về vốn vay của ngân hàng, anh đãtrồng 1 ha cà phê trên diện tích đất bố mẹ cho. Sau đó, nhờ giá cà phê ổn định,nên anh đã tích lũy được vốn liếng để mở rộng sản xuất. Đến nay, anh đã có cơngơi khá lớn là 2ha cà phê, 6 ha rừng và 3 sào ao cá, mỗi năm, trừ chi phí thu đượctrên 150 triệu đồng.

Với vai trò là Bí thư chi đoàn thôn TháiHọc, xã Đắk Wil (Chư Jút), anh Triệu Kim Sinh cũng luôn trăn trở phải làm saocho kinh tế gia đình phát triển để khi nói thanh niên mới nghe và làm theo. Vìvậy, anh đã tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, học hỏi những môhình kinh tế hiệu quả và vay mượn vốn để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Saunhiều năm vừa làm vừa tích cóp, từ 300 gốc tiêu trồng năm 2006, anh đã mua thêmđất để phát triển thành 1000 gốc tiêu. Đến nay, mỗi năm từ vườn tiêu, anh đã cóthu nhập lên đến 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn chăn nuôi thêm heo, trồnghoa màu và mỗi năm cũng thu thêm được 50 triệu đồng. Anh Sinh bày tỏ: “Từ ngàykinh tế phát triển, thoát khỏi nghèo đói thì khi mình đi tuyên truyền, vận độngthanh niên trong thôn đều nghe và làm theo. Mình rất mừng vì được thanh niêntrong thôn tín nhiệm, thường xuyên trao đổi cách làm kinh tế hay và quyết tâmlàm giàu. Gia đình mình cũng góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 5thanh niên địa phương”.

Có thể nói, mặc dù xuất phát điểm còn gặpnhiều khó khăn, nhưng với tinh thần ham học hỏi, mạnh dạn trong cách nghĩ, cáchlàm, bằng bản lĩnh của tuổi trẻ, các chàng trai trẻ nói trên đã từng bước vươnlên, làm chủ cuộc sống. Bên cạnh phát triển kinh tế, họ còn là những đoàn viên,cán bộ Đoàn, Hội nhiệt tình, năng nổ, là tấm gương sáng cho giới trẻ soi mình,học tập. Với những thành tích nói trên, mới đây, các anh Lê Đình Tha, K’Lập,Triệu Kim Sinh đã được Trung ương Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Đình Của năm2011. Đây là giải thưởng dành cho thanh niên nông thôn trong toàn quốc có thànhtích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa họckỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thônmới và đóng góp tích cực vào hoạt động Đoàn, Hội ở địa phương.

Hoàng Hoài