Tuyên truyền, nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho giới trẻ: Cách làm ở Chư Jút

Đời sống - Ngày đăng : 09:52, 09/11/2012

ể tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên, hiện nay Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ) huyện Chư Jút đã thành lập được 16 câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân ở các xã: Trúc Sơn, Chư K’nia, Nam Dong, Ðắk D’rông và đang hoạt động khá hiệu quả...

Ðể tăng cường công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên, hiệnnay Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ) huyện Chư Jút đã thànhlập được 16 câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân ở các xã: Trúc Sơn, Chư K’nia, NamDong, Ðắk D’rông và đang hoạt động khá hiệu quả.

Theo đó, mỗi CLB có từ 30-50 thànhviên, hầu hết là ở lứa tuổi vị thành niên và tổ chức sinh hoạt định kỳ khoảng2-3 lần/tháng vào buổi tối. Chủ nhiệm CLB là cán bộ của các đoàn thể hoặc cộngtác viên dân số, những người am hiểu về vấn đề sức khỏe sinh sản và KHHGÐ.



Chư Jút luôn chú trọng tuyên truyền về CSSKSS vịthành niên để nâng cao chất lượng dân số


Ðể không gây nhàm chán cho các bạntrẻ, các CLB thường đa dạng hình thức, nội dung sinh hoạt như theo nhóm, tậptrung và theo một chủ đề nhất định, lồng ghép thêm văn nghệ, thi đố vui, trảlời nhanh…Trong đó, hình thức sinh hoạt bằng cách thảo luận theo yêu cầu vềnhững vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, giới tính, các biện pháptránh thai hiện đại…luônđược hầu hếtbạn trẻ ở các địa phương ưa thích.

Bằng hình thức này, khi có thànhviên đặt ra vấn đề mà mình thắc mắc, thì những thành viên khác sẽ cùng tranhluận, phát biểu chính kiến của mình. Cuối cùng, người dẫn chương trình mà chủyếu là chủ nhiệm là CLB sẽ đưa ra kết luận cuối cùng để tất cả các thành viênhiểu rõ thêm vấn đề, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Qua thời gian hoạtđộng, hình thức sinh hoạt của các CLB đã thật sự đem lại những hiệu quả nhấtđịnh trong việc giúp các bạn trẻ có nơi sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, nâng caosự hiểu biết về sức khỏe sinh sản, giới tính, hôn nhân.

Em Nguyễn Thị Tuyết Mai ở xã TrúcSơn tâm sự: “Ban đầu, em cũng ngại, nhưng sau mấy lần đi tham dự thấy có rấtnhiều điều hay, bổ ích nên từ đó tham gia sinh hoạt CLB thường xuyên hơn. Ðếnvới CLB, các thành viên không chỉ có dịp sinh hoạt với bạn bè đồng lứa mà còn cóthể giải bày được những thắc mắc thầm kín mà trước đây không dám hỏi ai”.

Còn bạn Vũ Thành Nguyên ở tổ dân phố4, xã Ðắk D'rông thì tâm sự: “Ban đầu khi tham gia CLB, không chỉ riêng bảnthân mình mà những thành viên khác, nhất là các bạn nữ rất ngại đề cập đếnnhững vấn đề về giới tính, quan hệ nam nữ. Nhưng qua gần 2 năm sinh hoạt, bâygiờ hầu hết mọi người đều cảm thấy bình thường và còn mạnh dạn giãi bày nhữngthắc mắc về giới của mình trong các buổi sinh hoạt để cùng nhau thảo luận, hiểurõ thêm nhiều vấn đề, nhất là nâng cao ý thức về sức khỏe sinh sản, tình dục,hôn nhân”.

Cùng với việc thành lập, duy trìhoạt động các CLB tiền hôn nhân, Trung tâm DS-KHHGÐ huyện còn phối hợp chặt chẽvới các trường học trên địa bàn nhằm lồng ghép tuyên truyền qua các buổi học,sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa với các chủ đề về giới tính, sức khỏe sinh sảnvị thành niên cho học sinh các cấp…Thông qua các đoàn thể ở địa phương, Trungtâm cũng phối hợp tổ chức các hoạt động phù hợp để thu hút các bạn trẻ thamgia, rồi lồng ghép tuyên truyền những vấn đề liên quan đến giới tính, KHHGÐ.Các trạm y tế cũng thường xuyên cung cấp các tài liệu về giới tính và cách chămsóc sức khỏe sinh sản, cũng như tổ chức tư vấn, khám, xét nghiệm cho vị thànhniên về viêm gan B, HIV…Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kỹ năng tuyêntruyền cho đội ngũ cộng tác viên dân số ở các thôn, bon, buôn về các kỹ năngchăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cũng được chú trọng.

Theo bà Nguyễn Hồng Hoa, Giám đốcTrung tâm DS-KHHGÐ huyện Chư Jút thì hàng năm, đơn vị đều có những chươngtrình, kế hoạch cụ thể nhằm đa đạng hóa các hình thức tuyên truyền để giới trẻ,nhất là lứa tuổi vị thành niên hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sứckhỏe sinh sản và KHHGÐ. Nhờ vậy, nhận thức của giới trẻ, vị thành niên ở cácthôn, bon, buôn về vấn đề dân số, KHHGÐ hay chăm sóc sức khỏe sinh sản ngàycàng được nâng cao. Ðiều dễ nhận thấy nhất là hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đềuáp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và thực hiện chỉ sinh từ 1-2 con. Nhiềubạn trẻ đã trở thành những cộng tác viên dân số, góp phần tích cực trong việcthực hiện mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Bài, ảnh: Nguyễn Hiền