Tiềm ẩn sự mất an toàn từ việc đào đất, san lấp mặt bằng
Đời sống - Ngày đăng : 09:36, 28/02/2013
Trong những năm qua,trong quá trình triển khai thi công các dự án hạ tầng, việc tiến hành san ủi,giải phóng mặt bằng đã làm thay đổi địa hình và cảnh quan tự nhiên ở nhiều khuvực trên địa bàn tỉnh, nhất là ở thị xã Gia Nghĩa. Nhiều nơi, việc đào đất, sanđồi, mở đường đã khoét sâu đến tận móng nhà, chân các cột điện, cột phát sóngđã đe dọa đến sự an toàn của các công trình cũng như cuộc sống người dân.
Mộtsố tuyến đường ở khu tái định cư Đắk Nia đã bị xói mòn, gây sạt lở |
Ðiển hình như trên con đường chính đi vàophường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) hiện có đến 5 cột điện cao khoảng 5m, với nhiềudây điện chằng chịt nằm trơ trọi trên một mô đất nhỏ chưa đầy 1m2 và có nguy cơsụp xuống bất cứ lúc nào.
Ông Nguyễn Văn Y, ở tổ4, phường Nghĩa Phú nói: “Hàng năm, cứ đến mùa mưa, việc sạt lở đất vẫn thườngxuyên xảy ra. Với việc chiếc cột điện bị đào bới và khoét sâu đến tận móng đã làmcho gia đình tôi và nhiều người dân sống gần khu vực này luôn thường trực nỗilo một ngày nào đó nó sẽ đổ sập xuống”.
Ông Phùng Hậu ở tổ 3,phường Nghĩa Trung cũng cho biết: “Khu tái định cư Ðắk Nia được san ủi mặt bằngđể xây dựng, nhưng hiện nay ở nhiều khu vực đất mới thường có nguy cơ sạt lởrất cao. Ðơn cử như cuối đường Y Jút, vừa được rải thảm nhựa và đưa vào sử dụngchưa lâu đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, làm hư hỏng mặt đường, tạora nỗi lo cho người tham gia giao thông”.
Theo đề tài: “Nghiêncứu tính toán và dự báo xói mòn bề mặt các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh ÐắkNông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường” của Trung tâmKhoa học công nghệ và quản lý môi trường(Ðại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) cùng Sở Khoa học -Công nghệ thựchiện cho thấy, đất bazan ở địa bàn tỉnh Ðắk Nông có những tính chất hóa lý khácvới nhiều loại đất khác.
Cụ thể, trong mùa khô,đất bazan rất cứng chắc, có độ liên kết cao, nhưng ngược lại, trong mùa mưa lạirất dễ ngấm nước, độ liên kết cơ học và chịu lực rất kém, dễ bị xói mòn khi mưaxuống. Phần lớn diện tích là đồi núi, có tầng bauxite phân bố trên diện rộng,không giữ được nước, nước chủ yếu chảy trên mặt đất nên độ xói mòn ở Ðắk Nôngđang có xu hướng tăng nhanh, có nơi mức độ xói mòn đã lên đến 20cm/năm.
Trong vài năm trở lạiđây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hiện tượng nứt đất kéo dài, tạo ra những rãnhnứt lớn ngay cạnh chân các công trình xây dựng, gây ảnh hưởng đến tài sản vàtính mạng của người dân.
Vì vậy, với việc đàobới, san ủi đất vô tội vạ, không những làm mất mỹ quan mà còn dẫn đến nguy cơgây ra sạt lở. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là các cơ quan chức năng cần tăngcường sự quản lý trong việc thiết kế, xây dựng để đảm bảo an toàn các côngtrình.
Trên cơ sở xem xéthiện trạng đất đai, ngành chức năng cần có những khuyến cáo, cảnh báo, hướngdẫn và kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng các công trình nhà ở của người dân,nhất là ở những nơi đang mở rộng, nâng cấp đường giao thông. Có như vậy mới bảođảm cảnh quan, xây dựng công trình bền vững, hạn chế được những rủi ro do tácđộng của điều kiện ngoại cảnh, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trườngsinh thái tự nhiên và đời sống của người dân.
Bài, ảnh:Phan Tuấn