Nỗi niềm cán bộ thú y cơ sở
Đời sống - Ngày đăng : 09:46, 12/06/2013
Công việc vất vả, thu nhập thấp, lại không được hưởng cácchính sách về bảo hiểm, nhưng bằng sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, thời gianqua, đội ngũ cán bộ thú y ở cơ sở đã góp phần rất lớn vào công tác phòng, chốngdịch bệnh, tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh pháttriển hơn.
ÔngNguyễn Hồng Sơn tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu, bò tại xã Nam Dong |
Những cán bộ tâm huyết với nghề
Hàng ngày, cứ 5 giờsáng, ông Lê Hữu Khanh, cán bộ thú y xã Đức Mạnh đã đi kiểm tra, tiêm phòng chohơn 100 con trâu, bò tại thôn Đức Lộc. Hôm nào nhanh cũng phải mất 2 tiếng. Khiđược hỏi về công việc của mình, ông Khanh bảo: “Làm nghề này phải thức khuya,dậy sớm quen rồi. Vì muốn tiêm phòng đồng loạt phải căn lúc người dân đang ởnhà thì mới tổ chức được. Hơn nữa, trước đây, chỉ cần tiêm phòng 2 đợt/năm,nhưng nay còn phải tiêm bổ sung hàng tháng. Do quy trình vẫn phải đầy đủ thủtục từ thống kê, xây dựng kế hoạch, đến thực hiện tiêm phòng, xong rồi lại tổnghợp báo cáo, giám sát, giao ban… nên khối lượng công việc rất lớn”.
Được biết, trước đây,tại địa bàn xã, do trình độ dân trí của bà con chưa cao nên nhiều người rất thờơ với công tác tiêm phòng. Khi đến vận động, có một số bà con viện đủ lý do nhưtrâu, bò đang khỏe nên không cần tiêm hoặc sợ tiêm vào vật nuôi bị gầy, yếu,sảy thai… Chỉ khi nào dịch bệnh xảy ra, người dân mới chịu lùa trâu, bò về đểtiêm.
Trước tình hình đó,ông Khanh đã thường xuyên đến tận từng nhà để tuyên truyền, vận động bà connâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hàngngày, cùng với việc xuống tận các hộ gia đìnhcó chăn nuôi để theo dõi tình hình dịch bệnh, ông còn tổ chức cấp phát các tàiliệu liên quan, hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của người dân trong quátrình phòng, chống dịch.
Hễ vật nuôi của giađình nào có biểu hiện dịch bệnh là ông có mặt tức thời để vừa tiêm phòng, theodõi, vừa trấn an tinh thần của người dân. Cũng nhờ thế, từ trước đến nay, trênđịa bàn xã chưa để xảy ra tình trạng vật nuôi bị bệnh kéo dài, cũng như các ổdịch xuất hiện nên người dân rất yên tâm.
Đã hơn 10 năm gắn bóvới nghề nên ông Nguyễn Hồng Sơn, cán bộ thú y xã Nam Dong luôn được người dântrên địa bàn tìm đến mỗi khi đàn vật nuôi có biểu hiện dịch bệnh. Với tráchnhiệm của mình, thời gian qua, để đàn vật nuôi trong xã phát triển thuận lợi,ngoài thực hiện tốt công tác tiêm phòng theo định kỳ, tiêm phòng bổ sung đầyđủ, hàng tuần, ông còn lên lịch rất cụ thể đến các thôn, bon hướng dẫn bà concách vệ sinh chuồng trại.
Không những vậy, nhằmgóp phần nâng cao nhận thức cho người dân, ngoài tài liệu được cấp trên phát,ông còn tìm đọc cách phòng bệnh qua sách, báo, mạng Internet để hướng dẫn, giớithiệu các mô hình chăn nuôi theo hướng vệ sinh, khoa học cho bà con. Bởi theoông Sơn thì để chống được dịch bệnh trên đàn vật nuôi một cách triệt để phảiphòng được dịch bệnh ngay tại từng hộ gia đình có chăn nuôi. Vì chỉ cần mộtchút lơ là, chủ quan trong phòng dịch sẽ rất dễ sinh ra ổ dịch.
Nhờ vậy, trong nhiềunăm liền, tình hình chăn nuôi tại địa bàn đều phát triển thuận lợi, góp phầnrất lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Ông Sơn bộc bạch: “Công việctuy có vất vả, nhưng miễn sao đàn vật nuôi của bà con luôn được an toàn, pháttriển tốt là động lực lớn để tôi luôn gắn bó với nghề”.
Còn đó nhiều trăn trở
Làm công tác thú y cơsở tưởng chừng đơn giản, thế nhưng cũng vất vả, thậm chí cả nguy hiểm. Chưa kể,trong quá trình đi tiêm phòng cho đàn gia súc, bị trâu, bò dữ húc, đá vào ngườilại phải lên viện nằm điều trị. Với nam giới đã vậy, nghề thú y đối với nữ giớicòn nhiều trăn trở hơn.
Bà Vũ Thị Miên, cán bộthú y xã Đắk Sin chia sẻ: “Làm công tác thú y cứ đi sớm, về khuya là chuyện thườngtình, nhưng không phải lúc nào chồng, con cũng dành cho mình sự cảm thông. Cólần đàn heo của bà con trong thôn bị nhiễm bệnh. Là người cán bộ thú y nên tôiphải đứng ra tổ chức đi tiêm phòng đến khuya, khi về nhà chồng con đề nghị ngủriêng để “cách ly”, sợ lây nguồn bệnh. Những lúc như vậy, tôi muốn nghỉ làm đểcó thời gian chăm sóc gia đình nhiều hơn, nhưng rồi vì cái “duyên” không nỡ bỏnên đành gắn bó tiếp”.
Bà Dương Thị Thảo,Trạm trưởng Trạm thú y huyện Đắk Mil chia sẻ: “Trước những khó khăn về đờisống, Trạm thú y huyện luôn động viên đội ngũ cán bộ thú y cơ sở gắn bó hơn vớicông việc của mình. Song, Trạm cũng rất mong các cấp thẩm quyền quan tâm, chămlo các chế độ, chính sách bảo hiểm cho đội ngũ này, vì công việc của họ luônsát dân và phải đối mặt với cả dịch bệnh nguy hiểm”.
Theo ông Ngô QuốcHưng, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh thì hiện tại trên địa bàn có gần 70 cánbộ thú y cơ sở. Họ chính là những “cánh tay nối dài” của ngành thú y, chịutrách nhiệm nắm bắt, tiêm phòng, kiểm tra, phát hiện và theo dõi tình hình dịchbệnh trên đàn vật nuôi ở các xã, phường, thị trấn.
Có thể khẳng địnhrằng, nếu không có sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ này thì ngành không thểhoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi, với chế độ phụ cấp ít ỏi như hiện nay,mà công việc đòi hỏi luôn bám sát cơ sở thì phụ cấp không đủ tiền xăng xe, chứchưa nói gì đến chi phí để trang trải cuộc sống. Cũng chính vì điều đó mà thờigian qua, để đội ngũ này yên tâm, gắn bó hơn với nghề, về phía ngành cũng đãtham mưu cho UBND tỉnh xin đề nghị tăng mức phụ cấp cho họ (dù đã tăng lênnhưng mức phụ cấp vẫn còn thấp).
Hơn nữa, nhằm giúp độingũ này dự phòng những lúc rủi ro trong quá trình công tác, Chi cục đã giao chocác bộ phận chức năng hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để thực hiện chế độ bảohiểm xã hội cho họ.
Tuy nhiên, do nhiềukhó khăn, vướng mắc về điều kiện đóng bảo hiểm nên đến nay vẫn chưa có cán bộnào được tham gia bảo hiểm xã hội. Song song với việc quan tâm đến chế độ phụcấp, các trang thiết bị, chuyên môn phục vụ cho quá trình công tác cũng đượcngành trang bị đầy đủ.
Thông qua các chươngtrình, dự án của Nhà nước, các cán bộ thú y xã đều được tổ chức tập huấn, đàotạo về chuyên môn, nghiệp vụ của công tác thú y. Qua đó, ngành không chỉ nângcao chuyên môn, mà còn nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của lực lượng cánbộ thú y, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu cho họ.
Nhờ vậy, mặc dù, điềukiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn, nhưng họ luôn nhiệt tình, làm tốt côngtác thú y ở cơ sở, góp phần rất lớn vào thành công của việc phòng, chống dịchbệnh, tạo môi trường thuận lợi cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ngày càng pháttriển hơn.
Bài, ảnh:Nguyên Lương