Nòng cốt từ “nhà nghiên cứu nhỏ tuổi”
Giáo dục - Đào tạo - Ngày đăng : 08:38, 28/07/2011
Lớp tập huấnvà trại hè doTrung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóathuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chứcvới sự tài trợ của UNESSCO, nhằm trang bị cho các em phương pháp học theo dựán, chia sẻ thông tin, cách tiếp cận văn hóa, cơ hội phát triển của văn hóatruyền thống. 7 học sinh của Trường THCS Lý Thường Kiệt (xã Đắk N‘Drung, ĐắkSong) đại diện cho tỉnh Đắk Nông tham gia thí điểm lớp tập huấn và trại hè trảinghiệm thực tế “nhà nghiên cứu nhỏ tuổi” diễn ra tại Đắk Nông và Hà Nội.
Vào vai nhữngnhà nghiên cứu thực thụ, được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp đểtìm cách giải quyết những vẫn đề đặt ra như thổ cẩm M’nông, rượu cần M’nông, càphê Đắk Song, rừng thông Đắk N’Drung, môi trường sông Tô Lịch… Tự mình xây dựngcác khâu thực hiện đề tài: từ đặt vấn đề, giải quyết vấn đề đến kết luận và rútra những đúc kết quan trọng. Đặc biệt, xây dựng cho mình một mô hình chung, tìmra phương pháp xử lý thông tin để áp dụng cho tất cả các vấn đề đặt ra. Việcđầu tiên để triển khai đề tài là xây dựng mô hình ý tưởng, qua sơ đồ tư duy,đặt vấn đề qua từng bộ câu hỏi để đi đến nắm bắt vấn đề chính được đặt ra. Mỗiđề tài được thực hiện theo các phần khác nhau: Xây dựng lý thuyết và tiến hànhthực địa vấn đề từ đó để quan sát, thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo đềtài nghiên cứu.
Kết thúc nhữngngày trại hè, các em đã thu được những bài học thiết thực. Em Vũ Đình Hoàng,học sinh lớp 8A cho biết: “Có những điều rất nhỏ mà trước đây chúng em ít quantâm như bảo vệ môi trường bằng việc bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn và bảo vệmôi trường tại các khu di tích lịch sử”. Còn em Vũ Thành Nhân, học sinh lớp 8chia sẻ:“Em thích nhất là đề tài nghiêncứu về rượu cần của người M’nông, vì đây là nét bản sắc riêng; khâu thực hiệncũng rất độc đáo, khác biệt với các loại rượu khác và dùng để đãi khách”.
Với Nguyễn ThịKiều Như, những kỷ niệm trong các hoạt động nhóm và những lần đi thực địa tạiĐắk N’Drung đã giúp em hiểu thêm về cây thông, cách bảo vệ và chăm sóc cây.Kiều Như tâm sự: “Lần đầu tiên em được làm quen với việc hoạt động nhóm, thựchiện công việc trong một nhóm, phân chia công việc giữa các thành viên trongnhóm. Điều quan trọng nữa là việc làm nhóm sẽ giúp em biết tôn trọng, lắng ngheý kiến các bạn khác”.
Dẫn đoàn thamgia hội trại, thầy giáo Đỗ Thành Đạo chia sẻ: “Qua trại trải nghiệm các em đượccung cấp những phương pháp nghiên cứu, thực hiện đề tài không chỉ dừng lại ởđó. Những phương pháp này các em có thể áp dụng vào trong các môn học của mình.Đặc biệt, những học sinh này sẽ là nòng cốt trong việc thực hiện các phươngpháp này tại trường, là những người đi đầu để nhân rộng mô hình trong việc thựchiện bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thốngtại địa phương”.
HưngNguyên