Hoạt động hành nghề y, dược tư nhân: Vẫn còn nhiều bất cập

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 09:52, 02/06/2010

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta đang có khoảng 220 điểm bán lẻ thuốc tây và hàng trăm cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Hệ thống phòng mạch và điểm cung cấp thuốc, vật tư y tế này đã góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân...

Hiệnnay, trên địa bàn tỉnh ta đang có khoảng 220 điểm bán lẻ thuốc tây và hàng trămcơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Hệ thống phòng mạch và điểm cung cấp thuốc, vậttư y tế này đã góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu củangười dân. Tuy nhiên, xét về mặt quản lý Nhà nước, lĩnh vực này hiện đang cókhá nhiều bất cập.

Phổ biến việc bán thuốckhông theo đơn

Chỉ cần nói sơ qua triệu chứng bệnh lýhoặc đọc tên thuốc theo nhu cầu,bất cứở điểm bán lẻ thuốc tây nào, chúng ta cũng có thể mua đuợc thuốc mà không cầnđơn thuốc của bác sỹ. Thậm chí, những loại biệt dược nằm trong danh mục khuyếncáo thận trọng khi sử dụng cũng mua không mấy khó khăn. Điều này phần nào chothấy đây là một dấu hiệu đáng mừng vì cơ chế cung ứng thuốc chữa bệnh cho ngườidân vô cùng phong phú, tiện lợi. Tuy nhiên, sâu xa hơn, từ sự quá dễ dãi trêncũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường cho chính bệnh nhân. Câuchuyện mới đây nhất về vụ việc một phụ nữ gửi đơn lên Sở Y tế kiện một hiệuthuốc ở Gia Nghĩa về tác dụng phụ vì uống thuốc mua ở tiệm. Chuyện là người nàyđến tiệm thuốc ở trung tâm Gia Nghĩa mua thuốc chữa bệnh dị ứng ngoài da. Chỉđến nói qua bệnh lý, người bán thuốc đã bán ngay, không cần hỏi đơn thuốc củabác sỹ. Mấy ngày sau khi uống thuốc vừa mua, bệnh của người này không thuyêngiảm mà còn bị dị ứng nặng hơn. Nhiều vết sưng tấy và lở loét trên người xuấthiện. Cuối cùng chị phải nhập viện. Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, người điềutrị trực tiếp cho bệnh nhân khẳng định nguyên nhân mắc bệnh là do uống khôngđúng thuốc. Tuy nhiên, khi giải quyết đơn kiện, Sở Y tế cũng không thể bảo vệđược quyền lợi cho chị vì chứng cứ pháp lý quan trọng là đơn thuốc để căn cứgiải quyết không có. Đây không chỉ lỗi riêng người bán thuốc mà còn là lỗi củachính người mua thuốc. Trong khi đó, lâu nay, Bộ Y tế đã có quy định các điểmbán buôn thuốc lẻ phải bán trên cơ sở đơn thuốc của bác sỹ kê. Quy định là vậynhưng thực tế hiện nay, không cần đơn của bác sỹ, người dân cũng có thể muathuốc ở bất cứ tiệm thuốc nào dễ như “mua khoai”. Điều đáng nói là không phảicác dược sỹ không biết nhưng vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do lợi nhuận màcác điểm bán lẻ thuốc phớt lờ quy định. Còn phía người dân, chỉ trừ trường hợpbệnh tình nghiêm trọng mới đến các cơ sở khám, chữa bệnh. Còn lại, đa phần họđều có thói quen trực tiếp ra tiệm thuốc, nói triệu chứng bệnh lý để dược sỹ tựđoán bệnh và bốc thuốc. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp trớ trêu xảy ra làcùng một bệnh lý, ở tiệm này thì dược sỹ bán cho loại thuốc này, ở tiệm khác, dượcsỹ lại bán loại thuốc khác. Dĩ nhiên, kiểu điều trị theo dạng đoán bệnh để“đánh bao vây” này thì yếu tố may, rủi là rất lớn. Tức dược sỹ đoán trúng bệnh,bốc đúng liều thì thuốc phát huy tác dụng. Ngược lại, nếu không đúng sẽ dẫn đếntình trạng nhờn thuốc hoặc gây ra những phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe,tính mạng người dân.


Người dân đến mua thuốctại một tiệm thuốc ở Gia Nghĩa

Những bác sỹ, dược sỹ“hai trong một”

Ông Ngô Minh Trực, Giám đốc Sở Y tế chobiết: “Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các tiệm thuốc bán thuốc không cầnđơn thuốc của bác sỹ như hiện nay một phần là do nhiều quy định trong hành nghềy dược chưa thực sự cụ thể, rõ ràng. Mặt khác, nếu có quy định thì nhiều bácsỹ, dược sỹ cũng phớt lờ hoặc “lách luật” để hành nghề với mục đích lợi nhuận.Để chấm dứt tình trạng mua thuốc không cần đơn thuốc thì trước hết chúng taphải giải quyết triệt để tình trạng các bác sỹ tư vừa khám bệnh, vừa bán thuốcnhư hiện nay. Bên cạnh đó, cũng nên giám sát chặt để xử lý tình trạng một sốdược sỹ tự ý bắt mạch, chẩn đoán bệnh để bán thuốc…”. Thông lệ quốc tế đã quyđịnh, bác sỹ chỉ có chức năng khám bệnh, kê đơn thuốc chứ không được trực tiếpbán thuốc. Mặt khác, dược sỹ có chức năng bán thuốc theo đơn bác sỹ kê chứkhông được bắt mạch, khám, chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khôngriêng gì địa bàn tỉnh ta mà các tỉnh thành khác trong cả nước đang phổ biến tồntại kiểu dược sỹ, bác sỹ “hai trong một”, tức là bác sỹ vừa khám bệnh, kê đơnvà bán luôn thuốc điều trị; dược sỹ thì tự chẩn đoán bệnh để bán thuốc. Vì thế,các bệnh nhân khi đã đến phòng mạch tư khám bệnh thường phải mua thuốc trựctiếp tại đây. Thậm chí, nhiều bác sỹ hiện nay đang mở phòng mạch tại nhà kiêmluôn việc bán thuốc, điều trị bệnh. Vì vừa khám bệnh vừa bán thuốc nên việcngười bệnh cầm đơn thuốc của bác sỹ ra các quầy thuốc để mua đúng như quy trìnhlà rất hiếm. Từ đây nảy sinh ra việc dược sỹ cũng đành “làm liều” là phải chấpnhận bán thuốc kể cả khi người dân không có đơn thuốc. Nhiều dược sỹ tâm sự:“Nếu phân tách trách nhiệm rạch ròi thì dược sỹ còn có thể bán thuốc theo đơnchứ như hiện nay, phần lớn người dân ra tiệm trực tiếp mua thuốc về tự điềutrị, không muốn qua phòng mạch nên nếu không bán thì chúng tôi cũng phải đóngtiệm mất…”. Ông Trực cho biết thêm: “Thời gian qua, Sở Y tế đã chỉ đạo phòngchức năng thường xuyên thanh, kiểm tra hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Thếnhưng các lỗi phát hiện để xử lý cũng chỉ là những lỗi thường gặp như dược sỹkhông đeo bảng tên, không mặc áo blu, không niêm yết giá thuốc trong lúc hànhnghề, còn việc dược sỹ có tự đoán bệnh để bán thuốc hay bán thuốc có theo đơnthuốc hay không thì rất khó xác định. Bên cạnh đó, những phòng mạch tư, nếuphát hiện trực tiếp bác sỹ dự trữ thuốc trong nhà để bán cho bệnh nhân thì cũngrất khó xác minh để xử lý. Bởi vì trong nhật ký khám chữa bệnh của các cơ sởnày họ không dại gì thể hiện các cơ số thuốc đã bán cho bệnh nhân. Muốn có cơsở thì phải tiến hành khám xét nhà riêng hay cơ sở hành nghề. Thế nhưng, theoluật, muốn khám nhà thì lại phải có quyết định của viện kiểm sát và có chứng cứtố giác…”.

“Trăm dâu đổ đầu... bệnhnhân”

Nhiều người bệnh hiện đã và đang chấpnhận khám bệnh dịch vụ với chi phí tương đối cao nhưng đổi lại có nhiều tiệnlợi về quy trình cũng như chất lượng phục vụ. Cũng chính vì điều này, nhiều bácsỹ, cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đã tìm nhiều cách để thu tiền bệnh nhân. TheoSở Y tế, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh ta, tình trạng các cơ sở khámchữa bệnh tư nâng giá thuốc khi bán cho bệnh nhân cao hơn giá thị trường đangdiễn ra khá phổ biến. Những loại thuốc thông thường thì trường hợp nâng giácũng có nhưng không đáng kể. Nhiều nhất là các nhóm thuốc đặc trị nhập ngoạinhư nhóm nội tiết tố nam, điều hòa đường huyết, nội tiết tố đặc dụng… thì hầu như khi đã vàocác cơ sở khám chữa bệnh, bán ra đều có giá thành cao hơn nhiều so với giá thịtrường. Vì vừa khám bệnh, kê đơn và kiêm luôn việc bán thuốc nên để kiểm soátgiá cũng như liều lượng thuốc là rất khó cho đơn vị quản lý. Đơn cử, cũng mộtloại bệnh, lẽ ra theo quy định thì người bệnh chỉ cần dùng 3 liều thuốc chẳnghạn, sau đó, nếu tình hình không tiến triển sẽ tái khám. Thế nhưng, để bán đượcthuốc, các bác sỹ không ngần ngại tăng lên 5 đến 7 liều. Chưakể đến giá thuốc ở các nơi này cũng “vôthưởng, vô phạt”. Tùy từng cơ sở, mỗi nơi một giá nhưng tất nhiên là cao hơngiá trần thị trường quy định. Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, các bácsỹ thường ghi trong đơn thuốc không rõ về liều lượng, chủng loại thuốc. Tiếpđến là các loại thuốc được xé lẻ, tách rời khỏi bao bì gốc để “phi tang” nhãnmác, cho vào túi ni lông nhỏ và bán cho bệnh nhân. Vì vậy, người dân rất khóbiết mình đang được điều trị loại thuốc gì, giá bao nhiêu để đối chiếu, sosánh. Cùng vì những kiểu cách này mà rất nhiều người dân phàn nàn là thuốc bácsỹ cho uống “no trừ bữa”. Có người dần dần rất ngại phải vào phòng khám tưtrong khi vào các cơ sở y tế công thì lại phải chờ đợi, mất thời gian nên cácbệnh lặt vặt, thông thường như cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu họ thường đi “tắt” ratiệm mua thuốc về tự điều trị. Điều đáng nói là việc mua thuốc không đơn nếubệnh tình khỏi thì không sao, nhưng nếu lỡ không may trong quá trình uống thuốccó xảy ra những chuyện như kháng thuốc, phản ứng phụ, uống thuốc quá liều… thìsẽ không ai chịu trách nhiệm ngoài bệnh nhân. Chưa kể đến hiện nay đang rộ lên phongtrào các bác sỹ chữa bệnh dịch vụ tại nhà. Theo quy định, các bác sỹ đã hànhnghề sau 3 năm tại cơ sở y tế Nhà nước sẽ được Sở Y tế cấp phép hành nghề tưnhân. Vì thế, rất nhiều bác sỹ hiện nay, vì chưa có điều kiện mở phòng mạch tưnên khám, chữa bệnh và bán thuốc ngay tại nhà riêng của mình. Cũng theo ôngTrực, việc cấp phép hành nghề thì theo quy định đã đành, còn các bác sỹ điềutrị, bán thuốc tại nhà hiện Sở không thể quản lý nổi. Vì điều trị tự phát,không có đăng ký nên không có bệnh án theo dõi. Trong quá trình điều trị, nếuxảy ra sự cố thì người thiệt thòi vẫn là phía bệnh nhân. Được biết, thời gianqua, không ít trường hợp bệnh nhân điều trị ngoài tại nhà bác sỹ bị gặp sự cố.Vì các bác sỹ này thường đang công tác tại bệnh viện công nên khi gặp sự cố xảyra trong quá trình điều trị, họ thường nhập viện cho bệnh nhân và bằng mối quenbiết để hợp thức hóa bệnh án. Từ đây, trách nhiệm lại thuộc về cơ sở y tế Nhànước và bệnh nhân, còn chính người gây nên hậu quả lại không phải chịu tráchnhiệm liên đới.

Xét cho cùng, những bất cập nêu trên một phần cũng donhận thức của chính người dân về quyền lợi của mình khi lựa chọn hình thức cũngnhư dịch vụ khám, chữa bệnh còn hạn chế. Mặt khác, phải chăng, nhiều cơ chếquản lý chúng ta chưa thực sự đồng bộ, thiếu tính thực tế dẫn đến một bộ phậndược sỹ, bác sỹ thừa cơ làm lợi. Để rồi, cuối cùng, mọi rủi ro (nếu có) trongquá trình khám, chữa bệnh ở hệ thống phòng mạch, điểm bán thuốc tư nhân đangchủ yếu “đổ” lên đầu bệnh nhân.

Bài, ảnh: Hà An