Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em: Ngành Y tế triển khai đồng bộ nhiều biện pháp
Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 08:37, 04/05/2011
Theo thống kê, từ năm 2005 đến nay, tỷ lệsuy dinh dưỡng (SDD) trẻ em trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷlệ SDD trẻ em thể nhẹ cân giảm từ 35,2% (năm 2005) xuống còn 26,9% (năm 2010);tỷ lệ trẻ thấp còi giảm 44% (năm 2005) xuống còn 38% (năm 2010). Từ kết quảtrên, để thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ X về phòng, chống SDDtrẻ em giai đoạn 2011-2015, ngành Y tế địa phương cũng đã kịp thời xây dựng kếhoạch triển khai chương trình cụ thể theo từng năm với nhiều giải pháp, hoạtđộng đồng bộ, toàn diện nhằm mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, tỷ lệ SDD trẻem của tỉnh sẽ giảm xuống dưới 20%.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là hoạt động được ngành Ytế chú trọng hàng đầu |
Năm 2011, với mục tiêu giảm so với năm2010 về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trẻ dưới 5 tuổi xuống 1,5% và tỷ lệ trẻ thấp còixuống 1,2%, ngành đã và đang tập trung triển khai thực hiện nhiều hoạt động từviệc củng cố mạng lưới cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đến các hoạt động chuyênmôn. Hiện, mạng lưới y tế cơ sở của tỉnh đã cơ bản được hoàn thiện, đội ngũ cánbộ cũng ngày càng tăng. Riêng đối với chương trình phòng, chống SDD trẻ em,toàn tỉnh có 19 chuyên trách cấp tỉnh, huyện, 72 chuyên trách tuyến xã và hơn790 cộng tác viên dinh dưỡng thôn, bon. Đội ngũ này thường xuyên được tập huấnnhằm nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầuđặt ra trong giai đoạn mới. Thông qua mạng lưới y tế cơ sở này, việc tuyêntruyền, tư vấn, hướng dẫn nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho phụ nữ có thaivà các bà mẹ nuôi con nhỏ được thực hiện thường xuyên. Trẻ em trên địa bàn cũngthường xuyên được theo dõi cân nặng hàng tháng để kịp thời phát hiện và hỗ trợkhi có biểu hiện SDD. Bên cạnh đó, ngành cũng đang tập trung thực hiện có hiệuquả nhiều hoạt động chuyên môn. Trong đó, công tác truyền thông vẫn được ngànhquan tâm hàng đầu với nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp về kiến thứcdinh dưỡng cho các đối tượng là phụ nữ có thai và bà mẹ có con nhỏ, tổ chứcthực hành dinh dưỡng ngay tại các thôn, bon với nội dung bám sát tình hình thựctế của từng địa phương, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng…Tại các xã trọng điểm, phụ nữ có thai đến khám thai tại các cơ sở y tế ngoàiviệc được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, còn được bổ sungdinh dưỡng cần thiết như uống viên sắt, đa vi chất để phòng, chống thiếu dinhdưỡng trong thời kỳ mang thai… Ngoài ra, với các chỉ tiêu cụ thể như hỗ trợ sảnphẩm dinh dưỡng tại cộng đồng cho 90% trẻ SDD, phục hồi và chuyển độ SDD cho30% trẻ, tư vấn và bổ sung dinh dưỡng cho 90% trẻ SDD nặng đang được điều trịtại các cơ sở y tế... ngành Y tế cũng đang tích triển khai nhiều biện pháp canthiệp có hiệu quả và kịp thời cho bà mẹ và trẻ em có dấu hiệu SDD. Cùng vớiviệc tăng cường quản lý, giám sát trẻ SDD nặng, thì tại các cơ sở điều trị nhikhoa và trong cộng đồng, ngành đều tiến hành xây dựng các phác đồ điều trị SDDnặng để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ. Được biết, phác đồ điều trị này bao gồm cảphần khám, hướng dẫn điều trị, tư vấn dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, theo dõitái khám... Song song đó, ngành cũng tổ chức cấp, phát sản phẩm dinh dưỡng chotrẻ SDD, nhất là tại các địa bàn khó khăn, trọng điểm. Đặc biệt, trong năm2011, ngành cũng đang xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Dự án “Cảithiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em”. Có thể nói, Dự án này cũng sẽ góp phầnkhông nhỏ trong việc làm giảm thiểu tỷ lệ SDD trẻ em của tỉnh ta trong thờigian tới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để thực hiệncó hiệu quả chương trình phòng, chống SDD trẻ em, trách nhiệm không chỉ thuộcriêng ngành Y tế, mà cần huy động mọi nguồn lực cùng tham gia, đưa công tác nàytrở thành một hoạt động xã hội với sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
Bài, ảnh:Vũ Trang