Cần phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tâm thần
Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 08:16, 28/10/2011
Theosố liệu thống kê của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội (TTPCBXH), 9 tháng đầunăm 2011, toàn tỉnh đã phát hiện 206 bệnh nhân tâm thần mới, nâng tổng số bệnhnhân tâm thần đang được quản lý và điều trị trên địa bản tỉnh lên 1.892 trườnghợp. Do tổ chức tốt các đợt giám sát, kịp thời phát hiện những sai sót để cóbiện pháp điều chỉnh kịp thời, nên thời gian qua, công tác bảo vệ sức khỏe tâmthần cộng đồng luôn đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay 71/71 xã, phườngđã triển khai Dự án “Bảo vệ tâm thần cộng đồng”, mạng lưới chuyên trách đượccủng cố ngày càng hoạt động có hiệu quả. Năm 2010, Trung tâm Phòng chống bệnhxã hội đã triển khai mô hình điểm bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng tại phườngNghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa. Sau hơn 1 năm triển khai hoạt động, đến nay môhình điểm trên đã thu được kết quả cao, là kinh nghiệm tốt để nhân rộng ra cácxã, phường khác. Với sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ thầy thuốc 1816 từ Bệnh việntâm thần Trung ương II, hiện nay cán bộ y tế tuyến huyện, xã và y tế thôn bảnđã nắm vững những kiến thức khám sàng lọc, cách chẩn đoán và hướng dẫn phác đồđiều trị, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng.
Theo bác sỹ Y’Laly Ayun – Phó Giám đốc,Trưởng Khoa Tâm thần – TTPCBXH thì một trong những khó khăn trong công tác khámphát hiện bệnh tâm thần chính là tâm lý e ngại, giấu bệnh của chính người bệnhvà gia đình. Khi phát hiện người thân trong gia đình mắc bệnh, gia đình thườngxấu hổ và không đưa đi khám ngay, nên khi được phát hiện, bệnh nhân thường ởgiai đoạn nặng. Thời gian chữa trị bệnh tâm thần thường kéo dài nên rất cần sựkiên trì của bệnh nhân và sự nhắc nhở, động viên của gia đình người bệnh. Mỗicá nhân, mỗi thành viên trong gia đình và xã hội cần giúp đỡ, động viên ngườibệnh tham gia sinh hoạt bình thường, tránh giễu cợt và trêu chọc người bệnh vìbệnh nhân tâm thần rất cần sự cảm thông, chia sẻ của cả gia đình và cộng đồngđể vượt qua bệnh tật, sớm trở về cuộc sống đời thường. Nhằm đánh giá chất lượngquản lý, điều trị bệnh tâm thần tại địa phương, mỗi năm, Khoa Tâm thần củatrung tâm thường tổ chức 4 đợt giám sát hoạt động của tuyến huyện và tuyến xã.Nội dung giám sát bao gồm kiểm tra sổ sách, báo cáo, bệnh án, danh sách bệnhnhân, tỷ lệ điều trị khỏi và kiểm tra giám sát tình hình bệnh nhân tại nhà. Khiđi kiểm tra, giám sát tại nhà, nhân viên y tế thường kết hợp phát tờ rơi, tuyêntruyền những kiến thức cơ bản để người dân nâng cao nhận thức về cách phòngchống bệnh tâm thần, từ đó hiểu và có cái nhìn đúng hơn về bệnh.
Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng là mộttrong những chương trình mục tiêu y tế quốc gia, đặc biệt là tâm thần phânliệt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được cấp phát thuốc và tư vấn miễn phí tạitrạm y tế xã, phường. Để công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần đạt kết quả cao, độingũ y tế là những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và theodõi bệnh nhân. Vì vậy cần phát huy tốt hiệu quả của việc tư vấn, khám phát hiệnbệnh. Cấp thuốc đầy đủ cho người bệnh, hướng dẫn gia đình quản lý và cho ngườibệnh uống thuốc đều đặn, đúng liều, phát hiện sớm các triệu chứng tái phát đểkịp thời xử trí các biểu hiện tái phát của bệnh. Khi có người thân có các dấuhiệu của bệnh tâm thần, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế nhưbệnh viện tâm thần tuyến tỉnh, thành phố; TTPCBXH tỉnh, trạm y tế xã, phường đểcó chẩn đoán và hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian tới, TTPCBXH tỉnh sẽtiếp tục tăng cường công tác kiểm tra giám sát chương trình và giám sát bệnhnhân tại nhà, cấp phát đầy đủ thuốc để tránh tình trạng bệnh nhân thiếu thuốcảnh hưởng đến quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh.
Trung tâmTT-GDSK