Phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em: Chú trọng nâng cao kiến thức về dinh dưỡng

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 10:03, 30/08/2013

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em, nhưng so với toàn quốc, tỷ lệ trẻ em bị SDD ở tỉnh ta vẫn ở mức cao (24,8%). Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng trước hết phải kể đến đó là do nhận thức, kiến thức của cộng đồng về dinh dưỡng vẫn còn nhiều hạn chế...

Mặc dù đã có nhiều nỗlực trong công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em, nhưng so vớitoàn quốc, tỷ lệ trẻ em bị SDD ở tỉnh ta vẫn ở mức cao (24,8%). Nguyên nhân thìcó nhiều, nhưng trước hết phải kể đến đó là do nhận thức, kiến thức của cộngđồng về dinh dưỡng vẫn còn nhiều hạn chế.

Vẫn còn “đói” kiến thức về dinh dưỡng

Tại Hội nghị phòng, chốngSDD trẻ em do tỉnh tổ chức mới đây, lãnh đạo một số xã như Nâm N’Jang (ĐắkSong); Tâm Thắng (Chư Jút) cho biết kinh tế- xã hội của các địa phương này cóbước phát trển mạnh, đời sống phần lớn các hộ dân ổn định, khấm khá; nhưng tìnhtrạng SDD ở trẻ em vẫn đang là một vấn đề rất đáng lo ngại. Lãnh đạo các xãQuảng Sơn (Đắk Glong), Thuận An (Đắk Mil) thì nêu rõ nguyên nhân là do ngườidân còn thiếu hiểu biết về dinh dưỡng.

Phát biểu về vấn đềnày, bác sỹ Trần Quang Hào, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban thường trựcBan Chỉ đạo phòng, chống SDD trẻ em tỉnh cũng khẳng định, đây là một thực tế,vấn đề SDD ở trẻ em bây giờ không chỉ là do thiếu ăn mà còn do thiếu kiến thứcchăm sóc hợp lý của các gia đình.

Không riêng gì ở cácgia đình còn khó khăn mà có cả những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả,nhưng do việc chăm sóc trẻ không đúng cách, bữa ăn không đủ những chất dinhdưỡng cần thiết, nên con cái bị SDD là điều không tránh khỏi.

Tình trạng các bà mẹkhi sinh con mà không cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng sẽ dẫnđến nhiều vấn đề không tốt cho đứa con về sau này. Không những trẻ có nguy cơbị SDD cao mà còn thiếu sức đề kháng đối với một số bệnh thông thường, nên dẫnđến còi cọc, chậm phát triển.

Về truyền thông, trongkhuôn khổ Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thời gian qua, ngành chức năngcũng đã tập trung vào việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng tới tậnthôn, bon cũng như tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho ngườidân.

Cụ thể, trong năm 2012và 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã tổ chức được 10 lớp tập huấn, nâng caonăng lực cho cán bộ phụ trách dinh dưỡng từ huyện đến cơ sở. Đồng thời, nhiềulớp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng cho người dân tạicác thôn, bon…cũng được thường xuyên tổ chức.

Tuy nhiên, hiện côngtác tư vấn trực tiếp cho các đối tượng trong cộng đồng chưa được triển khairộng rãi. Hoạt động truyền thông, giáo dục mới được thực hiện qua các kênhthông tin đại chúng nên hiệu quả thay đổi hành vi chưa cao. Các sản phẩm truyềnthông thiết kế chưa phù hợp với trình độ và điều kiện của cộng đồng. Công tácgiám sát, đánh giá hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng chưa được thựchiện độc lập nên chưa phản ánh chính xác hiệu quả của nó…

Cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về dinh dưỡng

Cũng theo ông TrầnQuang Hào thì trước thực tế nói trên, công tác tư vấn, truyền thông, giáo dụcnâng cao nhận thức cho người dân để thay đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý làrất quan trọng và cần được duy trì thường xuyên. Chính quyền các cấp, các ngànhchức năng, nhất là các tầng lớp nhân dân cần phải có sự nhận thức đầy đủ về tầmquan trọng của vấn đề dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc,thể chất và trí tuệ trẻ em.

Theo đó, để người dâncó thái độ tích cực và kỹ năng trong việc thực hiện hành vi mới có lợi cho sứckhỏe, xóa bỏ những tập tục lạc hậu thì cần phải triển khai đồng bộ các hoạtđộng truyền thông gián tiếp và trực tiếp với nhiều hình thức.

Các địa phương còn khókhăn cần được ưu tiên đầu tư nguồn lực để tập trung cung cấp thông tin về dinhdưỡng tại tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bằngviệc sản xuất các loại tài liệu, các thông điệp phát thanh dưới dạng băng đĩa,dịch ra tiếng đồng bào và tranh gấp, áp phích có nội dung phù hợp với đặc điểmcủa từng vùng miền, địa phương.

Hoạt động tư vấn trựctiếp tại các cơ sở y tế cũng cần được đẩy mạnh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng,hoàn cảnh của từng đối tượng, qua đó hướng dẫn người nuôi dưỡng trẻ thực hànhdinh dưỡng hợp lý theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngành y tế, các cấp chính quyền,đoàn thể cần phối hợp để triển khai thường xuyên, liên tục các hình thức truyềnthông trực tiếp tại cộng đồng như thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, trình diễnbữa ăn mẫu.

Thông qua các hoạtđộng của các ban ngành, đoàn thể để lồng ghép phổ biến các kiến thức, kỹ năngchăm sóc trẻ em, thực hành dinh dưỡng, làm chuyển biến dần nhận thức, tiến tớixóa bỏ những định kiến, tập tục đã tồn tại lâu đời trong cộng đồng dân cư…

Tường Mạnh