Hài hòa lợi ích giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển

Kinh tế - Ngày đăng : 14:47, 14/06/2010

Bảo vệ đa dạng sinh học để phát triển thịnh vượng và bền vững xã hội loài người là quy luật tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số không ngừng gia tăng, biến đổi khí hậu... thì vấn đề bảo tồn và phát triển lại càng trở nên mâu thuẫn hơn bao giờ hết...

Bảovệ đa dạng sinh học để phát triển thịnh vượng và bền vững xã hội loài người làquy luật tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số không ngừnggia tăng, biến đổi khí hậu... thì vấn đề bảo tồn và phát triển lại càng trở nênmâu thuẫn hơn bao giờ hết.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nước ta có đadạng sinh học (ĐDSH) cao, xếp thứ 16 trên thế giới với nhiều hệ sinh thái quantrọng, nhiều động thực vật hoang dã quý hiếm và đặc hữu. Đây chính là nguồn tàinguyên thiên nhiên vô giá góp phần đảm bảo cân bằng môi trường và duy trì sựphát triển bền vững của đất nước. Đến nay, nước ta đã thiết lập được một hệthống rừng đặc dụng với tổng diện tích khoảng 2,2 triệu hecta, bao gồm 164 khurừng nguyên sinh đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng: trên cạn,đất ngập nước và trên biển.

Với quan điểm bảo vệ đa dạng sinh họctheo nguyên tắc bền vững trong việc bảo tồn và sử dụng các nguồn tài nguyênthiên nhiên vô giá, những năm qua, ngành lâm nghiệp đã có nhiều nỗ lực trongcông tác bảo tồn ĐDSH như thành lập Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF), xây nghị địnhvề tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng, Nghị định về Chi trả dịch vụ môitrường rừng…Theo đó, diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đã được phục hồi khôngngừng phát triển và đã phát huy tác dụng bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cảnhquan, bảo vệ môi trường và cung cấp lâm sản cho xã hội. Nhiều chương trình, dựán trong và ngoài nước đã được đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng và các vườnquốc gia.

Tuy nhiên, việc quy hoạch, quản lý và tổchức bảo vệ ở các khu rừng vẫn đang gặp phải vô vàn khó khăn. Công tác quản lýtài nguyên thiên nhiên cũng đã bộc lộ một số bất cập, chồng chéo trong quản lý,thiếu sự tham gia của các bên liên quan, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, tráchnhiệm chưa được phân định rõ ràng, chưa được thực hiện theo phương pháp tiếpcận đa ngành, đa lĩnh vực. Tình trạng phá rừng, khai thác bất hợp pháp tàinguyên rừng, săn bắn động vật quý, đốt nương và sử dụng đất vào mục đích kháccòn diễn ra ở nhiều nơi. Những tồn tại này là do hệ thống tổ chức quản lý cũngnhư cơ chế chính sách và sự quan tâm chỉ đạo về bảo vệ, phát triển rừng cònchưa phù hợp và chưa đầy đủ.. Bởi vậy, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh tháirừng nhiệt đới - hệ sinh thái có ĐDSH cao bị suy thoái trầm trọng trong thờigian qua. Sự gia tăng dân số, sự du nhập các giống mới và các sinh vật ngoạilai, ô nhiễm môi trường và khí hậu… đã làm nhiều hệ sinh thái, trong đó rõ rệtnhất là rừng, hệ sinh thái giàu ĐDSH nhất của nước ta đã bị suy giảm, đặc biệtrừng nguyên sinh, nơi tập trung nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu củaViệt Nam đã và đang bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Kéo theo sự suygiảm của rừng là suy giảm về thành phần và số lượng các loài động thực vật.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, tác động củacon người ảnh hưởng đến mất ĐDSH cao hơn 1.000 lần so với sự suy giảm do tácđộng tự nhiên. Hiện, có tới 80% các khu rừng đa dạng (RĐD) có dân sinh sống bêntrong. Việc họ săn bắn, khai thác gỗ... hàng ngày đã gây suy giảm ĐDSH và mấtrừng. Việc di dời dân ra khỏi các khu RĐD gặp khó khăn và chưa đạt kết quả cao,phần vì người dân không muốn tái định cư, phần vì không đủ kinh phí và quỹ đấtđể thực hiện việc này.

Để bảo tồn đa dạng sinh học rừng, nhiềuchuyên gia về lâm nghiệp cho rằng, chúng ta phải vừa giữ rừng, vừa cho dân làmkinh tế từ rừng, đó mới chính là cách thức bảo tồn hữu ích nhất. Hai mục tiêunày vốn rất mâu thuẫn với nhau, nhưng lại là cách tốt nhất để bảo tồn được.Điều này cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển phảiđược đảm bảo hài hòa lợi ích. Cùng với đó, ngành lâm nghiệp cần phải thực hiệnđồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền đểcác cấp, các ngành nhận thức rõ hơn về việc trồng cây, trồng rừng và bảo vệrừng. Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trồng mới 5 triệu harừng, bảo vệ tốt diện tích hiện có, nâng cao độ che phủ của rừng; đẩy mạnh việcáp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khuyến lâm đến tận cấp xã, tăng cườngtuyển chọn giống tốt... Đồng thời, hàng năm cần tổ chức các hoạt động kỷ niệmnhân ngày đa dạng sinh học quốc tế (22-5).

Lan Hương (t.h)