Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 12-2010: Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát

Kinh tế - Ngày đăng : 20:58, 29/12/2010

Ngày 29/12 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.

Ngày 29/12 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngchủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.

Đây là phiên họp cuốinăm nhằm đánh giá tình hình kinh tế xã hội, công tác cải cách hành chính, thanhtra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, kiểm điểm công tácchỉ đạo điều hành, xây dựng chương trình công tác của Chính phủ và tình hìnhthực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong năm 2010.

Một trong những vấn đềđáng chú ý tại phiên họp, đó là tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm 2010ước đạt 6,78 %, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tất cả các ngành, lĩnh vực đềuđạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm ngoái. Kết quả này là tiền đề quantrọng để Chính phủ tiếp tục quản lý, chỉ đạo và điều hành hiệu quả nền kinh tếtheo hướng phát triển nhanh, bền vững.

Tăng trưởng kinh tế năm2010 ước đạt 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra là minh chứng cụ thể nhấtvề kết quả một năm Chính phủ đoàn kết, trách nhiệm, bình tĩnh, thống nhất ý chívà hành động điều hành nền kinh tế vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoáitoàn cầu; thiên tai, dịch bệnh tàn phá nặng nề và sự chống phá của các thế lựcthù địch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trọng tâm là nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát

Trên cơ sở bám sát chứcnăng nhiệm vụ, Chính phủ đã nhạy bén, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm trongđiều hành cơ chế, chính sách; nhất quán, kiên định và quyết liệt thực hiện mụctiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát gắn với bảo đảm an sinh xã hội vàduy trì tăng trưởng hợp lý… nền kinh tế nước ta với độ mở lớn mới có thể phụchồi nhanh và tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn sovới năm 2009.

Các mục tiêu ổn địnhkinh tế vĩ mô đề ra trong năm 2010 được thực hiện hiệu quả, đảm bảo các cân đốilớn của nền kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng cao; kimngạch xuất khẩu tăng hơn 40%, nhập siêu kiểm soát chỉ bằng hơn 17% so với kimngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên trên 830.000 tỷ đồng,chiếm gần 42% GDP…

Các lĩnh vực văn hóa, xãhội, giáo dục, y tế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng có nhiều tiếntriển tích cực; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; đời sống của nhân dânngày càng được cải thiện; an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia được giữvững.

Năm 2010 còn là năm ViệtNamgặt hái được nhiều thành công lớn trong công tác đối ngoại, tạo thế và lực mớicho đất nước hội nhập sâu rộng với quốc tế.


Thủ tướng và các thànhviên Chính phủ cũng phân tích rõ những tồn tại, khó khăn và thách thức, nổi lênlà ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,19%, lãisuất cho vay còn khá cao, bất cập trong quản lý các tập đoàn kinh tế, chỉ tiêuvề môi trường chưa đạt kế hoạch đề ra

Nhiệm vụ đặt ra trongnăm 2011 và những năm tiếp theo với thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thứcrất lớn và đan xen nhau, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ trước hếttập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, coi đây là nhiệmvụ trọng tâm trong năm 2011, trong đó phải điều hành linh hoạt, hiệu quả chínhsách tài khóa.

Trước mắt bằng các giảipháp tổng hợp tập trung kiểm soát giá trong dịp Tết Nguyên Đán. Thủ tướng khẳngđịnh: Năm 2011 Chính phủ sẽ giảm đầu tư từ ngân sách Nhà nước và chỉ tập trungvào các công trình thiết yếu, đồng thời Chính phủ sẽ có cơ chế chính sáchkhuyến khích để huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu cácbộ, ngành và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hànhchính gắn với cơ chế kiểm tra, đôn đốc cụ thể; từng thành viên Chính phủ phảichủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền định hướng đúng dư luận; tậptrung nâng cao năng lực dự báo tình hình mới có thể xác định đúng nhiệm vụ trọngtâm trong từng lĩnh vực, từng thời gian và đưa ra giải pháp sát thực.

Thủ tướng lưu ý cácthành viên Chính phủ tăng cường chức năng giám sát kiểm tra để kịp thời uốnnắn, chấn chỉnh các vấn đề nảy sinh. Cùng với yêu cầu phát hiện nhanh nhạynhững vấn đề mới phát sinh để chủ động xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả, cácthành viên Chính phủ cần quan tâm đến công tác xây dựng thể chế, cơ chế, chínhsách, đặc biệt là hoàn thiện ngay cơ chế chính sách trong những lĩnh vực nóng,nổi cộm dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng liên quan đến quản lý đất đai, khoángsản, quản lý doanh nghiệp nhà nước và đầu tư xây dựng...

 Q.S (Theo VOV)