Từ kinh doanh thương mại chuyển sang trồng cây ăn trái
Kinh tế - Ngày đăng : 08:43, 04/05/2011
Từ một tiểuthương kinh doanh nông sản ở Đắk Lắk, năm 2009, ông Nguyễn Ngọc Vân đã “giảinghệ”, dùng tiền mua gần 4 ha đất nông nghiệp tại địa bàn tổ dân phố 8, phườngNghĩa Phú (Gia Nghĩa) để thực hiện ước mơ làm giàu từ trồng cây ăn trái.
Một số loại cây trongtrang trại ông Vân bắt đầu cho lứa trái đầu tiên |
Trên diện tíchhơn 4 ha đất, ông Vân bố trí trồng gần 2 ha quýt đường, 400 cây mít nghệ, 300cây bưởi da xanh… Ngoài ra, ông còn trồng măng cụt, bơ, sầu riêng… Điều đángnói là mặc dù trồng nhiều loại cây nhưng nhờ cách bố trí vườn khoa học nên ôngđã tận dụng được quỹ đất cũng như phát huy vai trò tương trợ của các loại câytrong quá trình sinh trưởng. Để lấy ngắn nuôi dài, dưới tán các cây ăn trái lâunăm, ông trồng xen cây ớt cay. Từ cây ớt cay, mỗi năm gia đình ông cũng đã thuvề khoảng 50 triệu đồng. Số tiền này ông đã đầu tư mua phân bón, thuốc bảo vệthực vật để chăm sóc cây trồng các loại và đầu tư thiết kế hệ thống phun nướctự động cho trang trại. Đến nay, sau hai năm triển khai mô hình, ngoài cây ớt thìmột số giống cây như quýt, mít nghệ, bơ đã bắt đầu cho lứa trái đầu tiên. Vìloại cây có múi rất dễ bị một số côn trùng như ruồi, nhặng phá hoại nên dướigốc cây, ông đã trồng loại cây đậu ma, một loại cỏ có tác dụng xua đuổi côntrùng như ruồi, nhặng rất hiệu quả, ngoài ra, còn có khả năng giữ độ ẩm chođất, làm đất tơi xốp. Nhờ cách trồng, chăm sóc có bài bản, khoa học nên chỉ saugần hai năm triển khai, mô hình trang trại cây ăn trái của ông Vân đang pháttriển tốt và hứa hẹn sẽ cho năng suất cao. Ngoài ra, ông còn thường xuyên phunloại phân vi sinh AMI AMI để tăng dinh dưỡng cho cây, hạn chế được việc bón cácloại phân hóa học.
Theo ông Vânthì khó khăn hiện nay vẫn là vấn đề về kỹ thuật, vốn đầu tư dài hơi để pháttriển mô hình theo hướng bền vững. Bởi vì, khi thực hiện dự án đến nay, bảnthân ông tự mày mò, học hỏi, tự bỏ kinh phí đầu tư chứ chưa nhận được sự hỗ trợnào từ phía Nhà nước. Trong khi đó, nếu không được vay vốn ưu đãi lãi suất thìsẽ rất khó khăn cho nông dân, nhất là hiện nay lãi suất ở các ngân hàng thươngmại lại quá cao, tài sản thế chấp hạn chế…
Bài, ảnh: Hà An