Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên ở Đắk Glong: Tiếp sức kịp thời cho sinh viên nghèo

Kinh tế - Ngày đăng : 08:17, 06/07/2011

Thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV), những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) Đắk Glong đã tích cực triển khai trên toàn địa bàn, góp phần hỗ trợ cho HSSV vững bước đến trường...

Thực hiện Quyết định157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chương trình tín dụng đốivới học sinh, sinh viên (HSSV), những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội(CSXH) Đắk Glong đã tích cực triển khai trên toàn địa bàn, góp phần hỗ trợ choHSSV vững bước đến trường.

Gia đình anh K’Krâng ở thôn 1, xã Đắk Hanhững năm qua đã có điều kiện lo cho con theo học tại Trường Đại học Đà Lạt(Lâm Đồng) nhờ vốn vay từ Chương trình tín dụng HSSV. Anh K’Krâng cho biết:“Khi con thi đậu vào đại học, gia đình tôi vừa mừng lại vừa lo, mừng vì con đượcđi học có cái nghề, lo vì nhà nghèo không có tiền để cho con ăn học. Thế rồi,nghe thông tin tuyên truyền từ các tổ tín dụng về chủ trương cho sinh viênnghèo vay vốn của Nhà nước, tôi mừng lắm. Gia đình tôi về làm thủ tục và đãđược bình xét là đối tượng được vay vốn theo chương trình. Với số tiền cho vayhiện tại là 4,5 triệu đồng/kỳ, gia đình tôi đỡ vất vả đi nhiều”. Còn với giađình ông Dương Hữu Mên, thôn 1 xã Đắk R’măng thì nguồn vốn tín dụng từ chươngtrình thực sự đã đem lại cho gia đình ông chiếc “phao cứu sinh” hữu hiệu. ÔngMên cho biết: “Gia đình tôi vào đây lập nghiệp được hơn chục năm, kinh tế giađình chủ yếu trông chờ vào một ha rẫy trồng mì nên việc lo chi phí cho 2 con cóđủ tiền hàng tháng theo học trung cấp là rất khó khăn. Nếu không có khoản vaytừ NHCSXH huyện Đắk Glong, tôi không biết phải xoay xở thế nào”. Chia sẻ niềmvui vì được cho vay tiền để tiếp tục đến trường, em H’Lôm, sinh viên năm thứ 2khoa Sư phạm, Trường Đại học Đà Lạt, cho biết: “Nhờ có nguồn vốn ưu đãi, em đãmua sắm được các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập và trang trải học phí.Em không phải đi làm thêm mà dành thời gian nhiều hơn cho việc học, từ đó kếtquả học tập của em cũng cao hơn. Chương trình đã động viên và giúp em cũng nhưrất nhiều sinh viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện được tiếptục học tập, xây dựng tương lai”. Theo chị Hoàng Thị Thu Nga, Phó Chủ tịch HộiPhụ nữ xã Đắk R’măng thì ngay khi chương trình được triển khai, Hội Phụ nữ xãđã phối hợp với các tổ tín dụng tuyên truyền đến đông đảo người dân và tiếnhành bình xét công khai, dân chủ, đúng quy định của Nhà nước nên đã tránh đượctình trạng cho vay sai đối tượng... Nhờ nguồn vốn này mà nhiều HSSV có hoàncảnh khó khăn đã có cơ hội học tập, nâng cao tay nghề để lập thân, lập nghiệp.Điều này càng có ý nghĩa hơn khi đã tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộcthiểu số vươn lên trong cuộc sống, tạo ra một đội ngũ trí thức, lao động có taynghề cao, đáp ứng nhu cầu lao động tại địa phương.

Theo Ngân hàng CSXH huyện, sau 3 nămtriển khai đến nay, toàn huyện đã có 206 sinh viên được vay vốn với tổng sốtiền hơn 1,9 tỉ đồng. Cũng theo Ngân hàng CSXH huyện thì cùng với việc giảingân đúng đối tượng, đơn vị cũng đã cải tiến nhiều quy trình, thủ tục cho vayđối với HSSV như chuyển từ cho vay trực tiếp sang cho vay qua hộ gia đình, giảingân qua thẻ ATM, giải ngân hoặc thu nợ tại các điểm giao dịch xã. Đến nay, đơnvị đã phát hành được 130 thẻ ATM/206 HSSV vay vốn, chiếm 63%. Qua kiểm tra giámsát, số tiền cho vay đã được các hộ gia đình sử dụng đúng mục đích, cơ bản đápứng được chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của sinh viên, giúp HSSV yên tâmhọc tập, qua đó chất lượng đào tạo cũng được nâng lên rõ rệt.

Để nâng cao hiệu quả chương trình tíndụng cho HSSV, trong năm học tới đây, Ngân hàng CSXH huyện Đắk Glong sẽ cùngvới chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương tiến hành xác nhận gia đìnhHSSV thuộc đối tượng được vay vốn, kịp thời thống kê số lượng HSSV có nhu cầuvay vốn để xét duyệt, bổ sung kế hoạch cho vay.

Thùy Dương