Phát triển CN-TTCN: Đang rất cần những doanh nghiệp “đầu tàu”
Kinh tế - Ngày đăng : 08:56, 08/07/2011
Ngày 23-10-2006, Tỉnh ủyđã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp (CN-TTCN) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Triển khaithực hiện tinh thần Nghị quyết đó, trong những năm qua, tỉnh ta đã huy độngđược các nguồn lực, tạo điều kiện thúc đẩy CN-TTCN củatỉnh phát triển đúng định hướng. Các cơ sởsản xuất công nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ và sảnxuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, với năng suất, chất lượng ngày càng cao,làm tăng giá trị hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu. Hạ tầng cơ sở công nghiệp cũngđược tăng cường, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất củangành, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, theo đánh giáchung, tình hình phát triển CN-TTCN của tỉnh chỉ mới đi được hơn nửa chặngđường so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
Dây chuyềnsản xuất cà phê hòa tan của Công ty TNHH MTV Đắk Tín (Đắk Mil) Ảnh:Q.S |
Theo UBND tỉnh thì tốc độ tăng trưởngbình quân trong lĩnh vực CN-TTCN giai đoạn 2006-2010 là 32,11%, trong khi mụctiêu của nghị quyết đặt ra là 60,6%; còn giá trị sản xuất công nghiệp cũng chỉmới tăng từ 9,4% năm 2006 lên 11,92% năm 2010, đạt khá thấp so với dự báo. Chỉtính trong năm 2010, mục tiêu đề ra là tỷ trọng ngành CN-TTCN phải đạt mức37,5%, nhưng chỉ thực hiện được 13,3%. Lĩnh vực chế biến, khai thác được xem là“mũi nhọn”, có thế mạnh của tỉnh cũng chỉ phát triển với tốc độ khá khiêm tốn.Cụ thể, năm 2010, năng lực sản xuất công nghiệp chế biến tăng gần 3 lần; sảnxuất vật liệu tăng 2,5 lần so với năm 2006. Giá trị sản xuất công nghiệp khaithác, chế biến khoáng sản năm 2010 đạt 13,8% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra.Một số lĩnh vực như phát triển hệ thống điện lưới, đầu tư thủy điện… cơ bản đạtchỉ tiêu đề ra. Nhiều ý kiến cho rằng, tốc độ phát triển CN-TTCN của tỉnh tathời gian qua tuy chưa có bước đột phá, nhưng cũng không đến nỗi ảm đạm. Khôngnhững vậy, chỉ tiêu trên cũng có thể đạt đích nếu một số ngành công nghiệp đượcxem là “đầu tàu” đi vào hoạt động theo như dự kiến trước đó. Khi xây dựng nghịquyết, tỉnh đã tính đến việc Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ và Nhà máy sảnxuất sản phẩm cao su cao cấp của Công ty TNHH Mỹ Thịnh Phát sẽ đi vào hoạtđộng. Nếu không chậm tiến độ thì với sự góp mặt của hai nhà máy này, việc thựchiện mục tiêu đề ra là không mấy khó khăn. Thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân màhai dự án này lại chưa đi vào hoạt động theo kế hoạch nên khoảng 53,3% tỷ trọngcủa ngành CN-TTCN theo dự báo đã không thực hiện được. Từ đây cho thấy, ngoàiviệc phát triển về số lượng thì vấn đề quy mô, chất lượng của các dự án đang làyếu tố quan trọng để nâng tỷ trọng ngành CN-TTCN của tỉnh. Bởi vì, có một thựctế là mặc dù tăng về số lượng, nhưng quy mô các doanh nghiệp, cơ sở sản xuấtkinh doanh trên địa bàn tỉnh hiện nay quá nhỏ, vốn liếng, năng lực sản xuất còn“khiêm tốn”, nên dễ bị ảnh hưởng do những biến động bất lợi của nền kinh tế thếgiới và trong nước thời gian qua. Chỉ tính trong lĩnh vực công nghiệp chế biến,hiện toàn tỉnh có tới 1.986 cơ sở hoạt động, nhưng giá trị sản xuất trong năm2010 cũng chỉ đạt 1.305 tỷ đồng. Đồng thời, 45 đơn vị hoạt động trong lĩnh vựckhai thác, chế biến khoáng sản, nhưng giá trịsản xuất năm 2010 chỉ đạt 165 tỷ đồng. Rõ ràng, mặc dù phát triển về sốlượng, nhưng hoạt động sản xuất CN-TTCN của tỉnh vẫn chưa đủ tầm để tạo sự bứtphá cần thiết.
Sản xuất gỗxuất khẩu tại Công ty Hưng Thịnh (Chư Jút). Ảnh: Ngọc Tâm |
Mục tiêu phát triển CN-TTCN của tỉnh làđến năm 2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt khoảng 3.962 tỷ đồng; tăngtrưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 là 21,87%/năm; cơ cấu giá trị tăngthêm trong GDP của tỉnh đạt 10,56%; tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP ởmức 39,57%... Để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc tiếp tục thực hiện đồng bộcác chủ trương, giải pháp đã đề ra thì thực tế đang rất cần có những doanhnghiệp “đầu tàu”, tạo được sự bứt phá cho ngành CN-TTCN của tỉnh. Trong một cuộchọp của tỉnh mới đây, đồng chí Lê Diễn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnhcho rằng, các cấp, các ngành cần tham mưu, đề xuất những giải pháp thiết thựctrong thu hút đầu tư, nhất là làm sao để “giữ chân” được những nhà đầu tư tiềmnăng, mạnh về năng lực tài chính lẫn chiến lược kinh doanh. Qua đó, trong quátrình cạnh tranh công bằng sẽ xuất hiện những doanh nghiệp “đầu tàu” để đảmnhận vai trò chủ lực thúc đẩy lĩnh vực CN-TTCN phát triển theo hướng nhanh vàbền vững.
Đức Diệu