Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp ngao ngán vì... thủ tục

Kinh tế - Ngày đăng : 10:07, 01/08/2011

Theo các doanh nghiệp hiện đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao thì nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi của tỉnh trong lĩnh vực này mặc dù luôn được đánh giá cao, nhưng khi áp dụng vào thực tế lại thường “tắc” ở cấp cơ sở...

Theo các doanh nghiệphiện đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao thì nhiều chính sách,cơ chế ưu đãi của tỉnh trong lĩnh vực này mặc dù luôn được đánh giá cao, nhưngkhi áp dụng vào thực tế lại thường “tắc” ở cấp cơ sở. Nguyên nhân là do cácloại thủ tục hành chính ở nhiều cấp, ngành liên quan còn rườm rà, phức tạp.

Khổ bởi thủ tục

Ông Đoàn Anh Tài, Giám đốc Công ty Cổphần, Đầu tư, Xây dựng, Dịch vụ-Thương mại Đức Thành (Gia Nghĩa) cho biết: “Đơnvị có xin đầu tư vào một dự án nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái ở huyệnĐắk Glong. Dự án triển khai một thời gian và nhận được nhiều sự hỗ trợ của cáccấp, ngành để hoàn thành các thủ tục cần thiết, nhưng khi đến “công đoạn” trưngcầu ý kiến thì mất rất nhiều thời gian. Bởi lẽ, ở cấp Sở đã xong, nhưng khi chờý kiến địa phương đánh giá thì đến nay, đã qua 7 tháng rồi mà doanh nghiệp vẫnchưa thấy hồi âm. Dự án chậm thì có lẽ khó khăn đến với doanh nghiệp sẽ lạinhiều hơn...”. Cũng vì thủ tục mà một doanh nghiệp khác, dù được tỉnh cho thuê700 ha đất để đầu tư dự án sản xuất nông, lâm nghiệp, chỉ qua một thời gianngắn, nhiều diện tích đất đã bị dân lấn chiếm. Vị giám đốc doanh nghiệp này tâmsự, với nỗ lực đi “gõ cửa” các cơ quan Nhà nước, nên hiện đơn vị ông đã nhậnđược 30 văn bản có con dấu đỏ của các cấp hướng dẫn đi làm thủ tục này, chínhsách nọ. Còn riêng đơn vị ông cũng đã làm đến hơn 20 tờ trình để “xin” chủtrương này, chủ trương kia... nhưng đến nay dự án vẫn chưa xong.


Người dân thường chịu rủi ro về giá cả đầu ra hàng nông sản

Ngoài những cái “vướng” ở cơ sở thì việctriển khai không sát, thiếu rõ ràng đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp “mù tịt” vềcác chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.Ông Hoàng Nam Thiên, Chủ doanh nghiệp chuyên cung cấp cây giống, chăn nuôi độngvật hoang dã nói: “Doanh nghiệp tôi đến làm ăn ở Đắk Nông hơn 2 năm trời thìthấy cơ chế ưu đãi ở đây tốt hơn nhiều so với các địa phương khác trong khuvực. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thì đơn vị cũng gặp không ít khó khăn.Hiện doanh nghiệp đang chăn nuôi heo rừng, đà điểu, nhím đều “sạch”, nhưng vẫnkhông được đơn vị nào thừa nhận để cấp chứng chỉ xuất bán. Trong khi đó, doanhnghiệp cũng không biết tìm đâu để hỏi những hướng dẫn, quy định cụ thể của tỉnhvề vấn đề này”. “Mù mờ” về thủ tục, nên bà Phạm Hương Quê, Chủ nhiệm HTX TiaSáng (Chư Jút) cũng không biết hỏi ở đâu để giải quyết thắc mắc trong việc làmthủ tục tìm mặt bằng xây dựng khu trưng bày, bán các sản phẩm nông nghiệp củađơn vị. Bà Quê cho rằng, hiện đơn vị đã tìm được một khu đất công ở thị xã GiaNghĩa để làm dự án, nhưng không biết “gõ cửa” ở nơi nào cho đúng.

Và cần có sự “lắng nghe”

Cũng theocác doanh nghiệp, thông thường khi mà cơ chế, chính sách đã rõ rồi thì việctriển khai vào thực tế sẽ dễ dàng, nhưng ở Đắk Nông lại hay “tắc”. Trước hết làở không ít địa phương, đơn vị hiện áp dụng quá “máy móc” quy định của Nhà nướcvào thực tế. Trong khi đó, quy định thì có những cái chung, khái quát ở từng lĩnhvực nên việc vận dụng phải linh hoạt. Dẫn chứng trường hợp này, ông Nguyễn XuânHòa, Chủ doanh nghiệp chăn nuôi cho biết: “Trong dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnhvực nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Chư Jút có ghi cả chăn nuôi gia súc, lẫngia cầm. Thú thật, chúng tôi thấy dự án này “rất hợp”, nhưng với thực lực hiệntại thì chỉ cần chăn nuôi gia súc là được. Còn riêng lĩnh vực gia cầm thì cáccơ quan chức năng, địa phương không nhất thiết phải áp “cứng” vào dự án để kêugọi đầu tư”.Cũng bàn về vấn đề này, theo các doanh nghiệp, điều quantrọng nhất là cần sự đối thoại, trao đổi giữa doanh nghiệp với ngành chức năngđể cùng nhau “gỡ rối”. Chỉ có đối thoại, rồi “lắng nghe” thì nhà quản lý, doanhnghiệp mới hiểu nhau hơn. Ở góc độ này, các doanh nghiệp cho rằng tỉnh ta làmchưa được… thường xuyên.

Qua giải đáp những thắc mắc của doanhnghiệp, ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận: “Chỉcó thông qua những cuộc trao đổi cởi mở như thế này thì những nhà quản lý mớidễ dàng nắm bắt kịp thời tâm tư, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình đầutư. Cũng từ đối thoại thì chính doanh nghiệp mới hiểu và chia sẽ được những khókhăn với tỉnh. Điển hình như để giải phóng mặt bằng nhanh thì doanh nghiệp cóthể ứng trước vốn và rồi các ngành đứng ra làm, sau đó tỉnh sẽ trừ vào cáckhoản thuế… “ Ông Hải cho biết thêm, những vướng mắc của từng doanh nghiệptrong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao khi đưa ra diễn đàn sẽ được Sở cùngcác ngành chức năng, tổng hợp, xây dựng thành văn bản để kiến nghị tỉnh, cácđịa phương kịp thời giải quyết.

Bài, ảnh:Đỗ Công