Cần tìm nguyên nhân và giải pháp phòng, chữa bệnh lạ trên cây cao su ở Tuy Đức

Kinh tế - Ngày đăng : 09:03, 17/08/2011

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Tuy Đức, từ đầu tháng 3-2011 đến nay, nhiều diện tích cây cao su bước vào mùa cạo mới trên địa bàn đã xuất hiện một loại bệnh lạ, làm lá cây bị quăn lại, rồi trở nên dị dạng khiến cho sản lượng mủ thu hoạch được bị giảm mạnh...

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Tuy Đức, từ đầutháng 3-2011 đến nay, nhiều diện tích cây cao su bước vào mùa cạo mới trên địabàn đã xuất hiện một loại bệnh lạ, làm lá cây bị quăn lại, rồi trở nên dị dạngkhiến cho sản lượng mủ thu hoạch được bị giảm mạnh. Toàn huyện hiện nay đã cótới gần 1.500 ha cao su đang trong thời kỳ cho thu hoạch mủ bị nhiễm loại bệnhnày; trong đó Đắk R’tíh là địa phương có nhiều diện tích bệnh lạ này nhất với710 ha. Ông Nguyễn Văn Anh, ở thôn 3, xã Đắk R’tíh cho biết: “Gia đình tôitrồng được trên 4 ha cao su thì đã có hơn 1,8ha bị nhiễm bệnh. Những cây bị bệnh thì năng suất mủ chỉ còn bằng 1 phần2 so với cây bình thường”.



Nhiều vườn cao su của các hộ dân tại xã Đắk R’tíh bị nhiễm bệnh


Theo ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Tuy Đức thì trước diễn biến của bệnh xuất hiện trên cây cao su vàlây lan nhanh tại địa bàn, thời gian qua, huyện đã phối hợp với chính quyền cácđịa phương xuống kiểm tra trực tiếp tại các vườn cao su để xem xét tình hình.Đồng thời, Phòng cũng đã thực hiện các buổi tuyên truyền để cảnh báo bà conkhông nên dùng thuốc tràn lan, tùy tiện khi chưa xác định được bệnh hại cây đểtránh tình trạng tiền mất, thuốc phun mà vườn cây càng nhiễm bệnh nặng hơn. Cònvề giải pháp phòng bệnh thì Phòng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ là tuyêntruyền cho bà con ra sức bón phân, chăm sóc để tạo sức đề kháng cho cây màthôi. Vừa qua, Phòng cũng đã làm công văn gửi lên Chi cục Bảo vệ thực vật vàTrồng trọt tỉnh để cùng phối hợp, kiểm tra sát thực hơn. Hi vọng rằng, với sựhỗ trợ của các cấp cao hơn, trong thời gian ngắn nữa, địa phương sẽ sớm xácđịnh được nguồn bệnh và hướng dẫn cho người dân biện pháp phòng trị kịp thời,nhằm tránh tâm trạng hoang mang, lo lắng trong bà con.

Như vậy, để vườn cây cao su mang lại nguồn “vàngtrắng” cho người dân, ngay bây giờ, các cơ quan chức năng cũng như chính quyềnđịa phương cần nhanh chóng xác định nguồn bệnh để có giải pháp hữu hiệu hơngiúp người dân phòng, trừ dịch bệnh gây hại trên cây cao su.

Bài, ảnh:Nguyễn Lương