Một số vấn đề then chốt trong kỹ thuật nuôi cá tầm

Kinh tế - Ngày đăng : 09:33, 23/02/2012

Phân biệt đực cái có ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá tầm. Người ta thường phải nuôi riêng cá đực và cá cái để có chế độ chăm sóc khác nhau. Mặt khác kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hiện nay không cần phải có nhiều cá đực...

Phân biệt đực cái

Phân biệt đực cái có ý nghĩa rất quantrọng trong kỹ thuật nuôi cá tầm. Người ta thường phải nuôi riêng cá đực và cácái để có chế độ chăm sóc khác nhau. Mặt khác kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hiệnnay không cần phải có nhiều cá đực. Do tuổi phát dục cá tầm rất muộn nên phântách sớm cá đực và cá cái giúp giảm chi phí nuôi vỗ, trong khâu sinh sản nhântạo tránh được lãng phí thuốc khi tiêm nhầm cá. Người nuôi chuyên nghiệp ở Ngacó thể căn cứ vào mầu sắc cá trưởng thành để phân biệt.

Chỉ số cực hóa của trứng(PI) 

Xác định thời điểm thích hợp để tiêm kíchthích tố kích thích cá rụng trứng là khâu quan trọng quyết định kết quả củacông tác sinh sản nhân tạo. Nếu xác định sai cá sẽ không đẻ hoặc chỉ đẻ mộtphần, thậm chí làm cho cá chết mà không thu được kết quả. Chỉ số PI được tínhbằng tỷ số khoảng cách từ mép ngoài nhân đến vỏ trứng phía cực động vật so vớikhoảng cách giữa 2 cực động và thực vật. Người ta chọn cá cái để tiêm cho đẻkhi chỉ số PI dưới 0,10, tốt nhất là trong khoảng 0,06-0,08.

Hormon kích thích rụngtrứng

Hormon thường dùng trong sinh sản nhântạo cá tầm trước đây là hypophis của cá chép hoặc cá tầm. Liều lượng dùng vớicá steliat (Acipenser ruthenus) là 2 mg/kg đối với cá đực và 5 mg/kg đốivới cá cái. Tỷ lệ cá cái rụng trứng sau khi tiêm dao động trong khoảng 39 -86%.Tỷ lệ cá cái sau 1 năm thành thục trở lại là 40-50%; sau 2 năm là 27-34%. Hiệnnay hoạt tính kích thích tố của hypophis được chiết xuất bằng glycerine để loạitrừ tạp chất và làm cho liều lượng được chuẩn hóa.

Ngoài hypophis ra người ta đã tìm đượcnhiều loại kích thích tố thay thế, kết quả cũng khá ổn định. Loại kích thích tốdùng phổ biến hơn cả là GnRH (Gonadotropin-releasing hormone) trước đây thườnggọi là Luteinising-hormone releasing hormone (LHRH).

Q.S (t.h)