HSBC công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam

Kinh tế - Ngày đăng : 09:22, 05/12/2012

Ngày 4/12, Tập đoàn HSBC đã công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam – Triển vọng thị trường Việt Nam...

Ngày 4/12, Tập đoàn HSBC đã công bốbáo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam– Triển vọng thị trường Việt Nam.


Báo cáo nhận định:Nhìn thoáng qua, Việt Nam trong năm 2012 có vẻ như là một đất nước hoàn toànkhác so với năm 2011 khi để ý đến một vài con số thống kê như: cán cân thươngmại từ đầu năm đến nay đang thặng dư (năm 2011 thâm hụt 9,8 tỷ USD), lạm phátđã giảm xuống một con số (năm 2011 lạm phát trung bình là 18,6%) và đồng nội tệtăng nhẹ so với đồng USD 0,8% (năm 2011 bị giảm 7,9%). Đây thực sự là một sựthay đổi lớn. Một quyết định đầy khó khăn nhưng đáng khen ngợi là Chính phủ đãđặt sự ổn định kinh tế vĩ mô lên trên, tăng trưởng có thể chậm lại còn 5%, sovới mức 5,9% trong năm 2011. HSBC tin rằng điều này là cần thiết để kiểm soátmột nền kinh tế quá nóng.


Báo cáo đánh giá: Những lợi thế cơ bản của Việt Nam vẫn ở đó. Người Việt Nam năng động và kiên định, năng lực cạnh tranhvề lương nhân công của Việt Namvẫn còn. Thị trường nội địa của Việt Nam cũng đang phát triển nhờ vàothu nhập tăng và dân số đông, các nguồn lực tự nhiên vẫn là một tài sản quantrọng.


Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) đã cho thấy sự phục hồi khi những chính sách giảmgiá cùng với việc làm dịu áp lực giá cả đã làm lợi nhuận và đơn đặt hàng tăng,dẫn đến sản lượng tăng cao nhất so với thời điểm khảo sát bắt đầu được thựchiện. Tuy nhiên, để nhận biết được đầy đủ tiềm lực của Việt Nam, cần phảicó những kế hoạch cụ thể với mục tiêu làm thế nào để quốc gia khẳng định vị thếtrên bản đồ toàn cầu. Tăng cường hiệu quả đầu tư cũng như thực hiện những bướccải thiện môi trường kinh doanh sẽ là một sự khởi đầu tốt.


HSBC hy vọng có một sự phục hồi về nhu cầu trong quý IV/2012, đặc biệt là saukhi các điều kiện tín dụng đã được nới lỏng cũng như lãi suất đang được kéothấp. Tóm lại, có hai sự phát triển tích cực đáng khen ngợi: Việc làm tăngtháng thứ hai liên tiếp cũng như sự gia tăng đáng kể về sản lượng và đơn đặthàng mới. Do đó, tháng 11 với tất cả những lý do trên là một trong những"tháng ngọt ngào" nhất của năm. Điều này thực sự cần thiết trong bốicảnh những thách thức mà Việt Namvà đặc biệt là những chủ doanh nghiệp đang phải đối mặt. Người Việt Nam rất linhhoạt trong các chiến lược kinh doanh để sản sinh ra những nhu cầu mới và nguồntài nguyên thiên nhiên quốc gia tiếp tục hỗ trợ quá trình phát triển của đấtnước. Do đó, câu hỏi không phải là liệu Việt Nam có thể phát triển được không màlà bằng cách nào và khi nào nền kinh tế sẽ cất cánh.

V.D (Theo Dangcongsan)