Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
Kinh tế - Ngày đăng : 10:01, 22/02/2013
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũngvừa phêduyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăngtrưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giaiđoạn 2013 - 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tíndụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Mục tiêu của Đề án nhằm hoàn thiệnthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đònbẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và cácbiện pháp khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xãhội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnhtranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lựccạnh tranh.
Bên cạnh đó, hình thành và pháttriển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triểncác ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụngcông nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành côngnghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực.
Thực hiện chính sách tiền tệ thậntrọng, hiệu quả
Về định hướng tái cơ cấu một số lĩnhvực chủ yếu, Quyết định nêu rõ, duy trì môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổnđịnh, trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linhhoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ, đồng bộvới chính sách tài khóa nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổnđịnh vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiệnkinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sáchtài khóa chặt chẽ, hiệu quả, triệt để tiết kiệm. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soátchặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không khuyến khích, các mặt hàng trong nước đãsản xuất được. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuấthàng tiêu dùng trong nước.
Đồng thời, tăng cường kiểm soát giácả, thị trường; bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Thực hiện nhấtquán chủ trương quản lý giá theo cơ chế có sự điều tiết của Nhà nước đối vớiđiện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình với mức độ và thời gian điềuchỉnh phù hợp bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Đổi mới cơ chế phân bố và quản lý sửdụng vốn
Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm làđầu tư công, sẽ huy động hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảođảm tổng đầu tư xã hội khoảng 30 - 35% GDP, duy trì ở mức hợp lý các cân đốilớn của nền kinh tế như: tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, ngân sách nhà nước,cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ công và nợ nước ngoài quốcgia,...
Duy trì tỷ trọng đầu tư nhà nước hợplý, khoảng 35 - 40% tổng đầu tư xã hội; dành khoảng 20 - 25% tổng chi ngân sáchcho đầu tư phát triển. Đổi mới cơ chế phân bố và quản lý sử dụng vốn, khắc phụctình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư nhànước.
Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội chođầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước. Khuyến khích và tạo điều kiện thuậnlợi cho đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sảnphẩm có lợi thế, tiềm năng phát triển và các vùng kinh tế động lực.
Tập trung xử lý nợ xấu
Về tái cơ cấu hệ thống tài chính -ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng, trong giai đoạn 2013 - 2015, sẽtập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các tổ chức tín dụng, trướchết tập trung xử lý nợ xấu của cả hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chứctín dụng, tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh chính, bảo đảm khả năngthanh toán, chi trả và phát triển ổn định, bền vững, tập trung xử lý tình trạngsở hữu chéo và tăng tính minh bạch trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, cơ cấu lại căn bản,triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triểnđược hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động antoàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sử hữu, quy mô và loạihình,...
Không để xảy ra đổ vỡ và mất an toànhoạt động tín dụng, ngân hàng; đảm bảo chi trả đầy đủ và kịp thời cho người gửitiền; giảm thiểu tổn thất, chi phí xử lý những vấn đề rủi ro phát sinh của hệthống các tổ chức tín dụng.
Rà soát, đánh giá, phân loại để cóphương án xử lý thích hợp đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tàichính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng khác, tập trung trướchết vào các tổ chức tín dụng yếu kém hoặc vi phạm nghiêm trọng quy địnhcủa pháp luật; giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng và triển khai thực hiệnphương án tái cơ cấu đã được phê duyệt tại các tổ chức tín dụng.
Phân loại, sắp xếp lại các doanhnghiệp nhà nước
Về tái cơ cấu doanh nghiệp, trọngtâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sẽ thực hiện phân loại, sắp xếp lạicác doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực chính gồm công nghiệpquốc phòng, các ngành, lĩnh vực công nghiệp độc quyền tự nhiên hoặc cung cấphàng hóa, dịch vụ thiết yếu và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ caocó sức lan tỏa lớn; đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanhnghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu.
Đối với từng tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinhdoanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính; đẩy nhanh thực hiện theonguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào các ngành khôngphải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan đến ngành kinh doanh chínhvà vốn nhà nước ở các công ty cổ phần mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chiphối.
Thực hiện nghiêm pháp luật, kỷ cươnghành chính nhà nước và kỷ luật thị trường, đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyếnkhích bảo đảm doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường vàcạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nângcao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân;khuyến khích hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lựcmạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm khẩn trương xây dựng và triển khai ngaytrong nửa đầu năm 2013 Chương trình hành động tái cơ cấu theo lĩnh vực, ngànhhoặc vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được giao.
Nguồn Chinhphu.vn