Phổ biến tình trạng “lách” thuế VAT trong mua bán hàng hóa

Kinh tế - Ngày đăng : 09:16, 07/06/2013

Mua, bán hàng hóa thuộc danh mục quy định mà không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng (VAT) được xem là hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh, hành vi “lách” loại thuế này vẫn đang diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa...

Mua, bán hàng hóa thuộc danh mục quy định mà không xuất hóađơn thuế giá trị gia tăng (VAT) được xem là hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, hiệnnay trên địa bàn tỉnh, hành vi “lách” loại thuế này vẫn đang diễn ra khá phổbiến tại các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa.



Nhiềukhách hàng vẫn chưa có thói quen sử dụng hóa đơn khi mua hàng


Để đảm bảo quyền lợicho người tiêu dùng và tránh nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng,Nghị định 51 và Thông tư 153 của Chính phủ quy định: Một mặt hàng có giá trịthanh toán trên 200 nghìn đồng, người bán phải có trách nhiệm xuất hóa đơn VATcho khách hàng.

Bán hàng không xuấthóa đơn được xem là hành vi trốn thuế. Các doanh nghiệp (DN) bị phát hiện sẽchịu mức phạt từ 1 - 3 lần giá trị trốn thuế. Quy định là vậy nhưng hiện nayrất nhiều khách hàng, cửa hàng hầu như không đếm xỉa đến vấn đề này.

Thực tế tại một số DN,cửa hàng, siêu thị... trên địa bàn tỉnh, việc bán hàng đều được thực hiện theokiểu “tiền trao cháo múc”. Thậm chí, một số mặt hàng có giá trị lớn như tivi,tủ lạnh, máy giặt… khách hàng chỉ cần gật đầu đồng ý là chủ cửa hàng sẽ chonhân viên vận chuyển đến tận nhà.

Giao dịch thành côngtrong khi bên bán, người mua chẳng hề đề cập tới hóa đơn VAT. Ngoài ra, ở mộtsố mặt hàng mặc dù đã được niêm yết giá (bao gồm cả thuế VAT) nhưng khi kháchhàng yêu cầu hóa đơn, chủ cửa hàng kinh doanh lại yêu cầu khách hàng phải đóngthêm 10%, gọi là tiền thuế mới được nhận.

Chị Nguyễn HoàiPhương, người vừa mua nồi cơm điện trị giá hơn 500.000 đồng tại một DN điện máyở phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) cho biết: “Tôi mua hàng là để phục vụ nhu cầusinh hoạt nên chỉ cần hàng hóa đảm bảo chất lượng là được. Siêu thị, cửa hàngcó xuất hóa đơn hay không, không quan trọng. Vả lại, nếu có lấy hóa đơn, tôi sợlại phải chịu thêm tiền thuế nên không dại gì”.

Qua tìm hiểu thực tếcho thấy, đa số khách hàng cá nhân từ nông thôn cho đến thành thị khi đi muasắm đều không đề nghị xuất hóa đơn. Những khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn muahàng thường là đại diện các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức tập thể... để vềthanh toán với đơn vị.

Vì rất ít khách hàngyêu cầu sử dụng hóa đơn VAT nên phần lớn bảng báo giá của các DN, siêu thị...thường không bao gồm thuế VAT. Do đó, người bán có thể hạn chế việc xuất hóađơn, giảm giá bán cho khách hàng và tăng thêm lợi nhuận. Đây là cách thức màrất nhiều doanh nghiệp (DN) hiện đang áp dụng để “lách” thuế VAT.

Theo ông Lê MinhThiện, Trưởng Phòng tuyên truyền - hỗ trợ và ấn chỉ, Cục thuế tỉnh Đắk Nông,hiện nay, khoảng 80% các cửa hàng, công ty, siêu thị... trên địa bàn tỉnh códấu hiệu vi phạm bán hàng không xuất hóa đơn VAT từ đây, hàng năm, số tiền thuếVAT Nhà nước thất thu là rất lớn. Không những vậy, việc buôn bán không xuất hóađơn còn tạo điều kiện cho các mặt hàng không rõ nguồn gốc “len lỏi” vào thịtrường.

Bên cạnh đó, tìnhtrạng trên còn là điều kiện để các công ty mua bán hóa đơn để hợp thức hóa sốmặt hàng đầu ra. Cũng theo ông Thiện, do lực lượng ngành Thuế quá mỏng so vớihệ thống thương mại dịch vụ trên toàn tỉnh nên việc kiểm tra các DN, siêu thịgian lận hóa đơn VAT là rất khó kiểm soát.

Đơn cử như ở phườngNghĩa Thành hiện có hơn 1000 hộ kinh doanh nhưng chỉ có 5 cán bộ ngành Thuếchuyên trách quản lý. Vì vậy, để hạn chế tối đa việc lách thuế, ngành Thuế tỉnhsẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nguồn thu, chống thất thuvà gian lận thuế cũng như đẩy mạnh tuyên truyền người tiêu dùng trong việc quantâm hơn đến việc sử dụng hóa đơn VAT.

Bài, ảnh:Phan Tuấn