Khuyến nông viên cơ sở ở Đắk Mil: Người bạn đồng hành của nông dân

Kinh tế - Ngày đăng : 09:39, 10/06/2013

Thời gian qua, các khuyến nông viên cơ sở ở huyện Đắk Mil đã trở thành lực lượng quan trọng trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng cây con giống mới vào sản xuất...

Thời gian qua, các khuyến nông viên cơ sở ở huyện Đắk Mil đãtrở thành lực lượng quan trọng trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng cây con giống mớivào sản xuất. Họ được xem như là nhữngngười bạn đồng hành tin cậy củanông dân trong đời sống lao động, sản xuất.

Theo Trạm Khuyến nông– Khuyến ngư (KN-KN) huyện Đắk Mil thì hiện nay, toàn huyện có 10 khuyến nôngviên cấp xã, thị trấn và 129 cộng tác viên là khuyến nông thôn, bon, buôn. Hàngnăm, để tăng cường năng lực hoạt động, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở đã đượctham gia đầy đủ các khóa tập huấn do Trung tâm KN-KN tỉnh và Trạm KN-KN huyệntổ chức để trang bị các nội dung nghiệp vụ cũng như kỹ thuật trong trồng trọt,chăn nuôi.

Ngoài ra, đội ngũkhuyến nông cơ sở còn tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về ủ phân vi sinh, sửdụng thuốc bảo vệ thực vật, canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C… do cácdoanh nghiệp tổ chức. Từ những khóa tập huấn căn bản này, đội ngũ khuyến nôngcơ sở đã phối hợp với Trạm KN-KN huyện tổ chức được 35 lớp tập huấn về kỹ thuậtchăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón… cho người dân có nhucầu tại địa phương, với tổng số 1.400 lượt người tham gia.

Bên cạnh đó, ngoàicông tác hội thảo tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật, đội ngũ khuyến nôngcơ sở còn thường xuyên hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp cho nông dân về kỹthuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho cây trồng và vật nuôi.

Điển hình như năm2012, khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn huyện đã tổ chức được 2 cuộc hội thảovề mô hình trồng trọt và chăn nuôi giúp người dân học tập, nhân rộng các môhình ở các nông hộ. Trong đó, đối với mô hình hoa ly ly, các khuyến nông viênđã phối hợp với 2 hộ là cộng tác viên khuyên nông thực hiện thành công mô hìnhđạt kết quả cao.

Khi đưa vườn hoa vàokinh doanh, hoa nở đúng thời vụ, với tỷ lệ sống đạt 95% và giá bán dịp tết là35.000 đồng/cây. Sau khi trừ toàn bộ chi phí đầu tư và công lao động, mô hìnhđã mang lại lợi nhuận 35 triệu đồng/1 sào.

Còn đối với mô hìnhchăn nuôi, các khuyến nông cơ sở đã tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi gàJ-Dabaco với số lượng 800 con cho 16 hộ nông dân tham gia. Sau 90 ngày nuôi, tỷlệ sống đạt 97%, trọng lượng xuất chuồng bình quân 2 kg/con. Sau khi trừ chiphí đầu tư, người chăn nuôi thu lợi 41.000 đồng/con.

Để giúp nông dân ápdụng mô hình sản xuất hiệu quả, đội ngũ khuyến nông cơ sở cũng đã phối hợp vớiCông ty Syngenta và Công ty Pioneer tổ chức 3 cuộc hội thảo về mô hình trồngcác giống ngô lai ở các xã Đắk N’drot, Đức Mạnh, Đăk R’la… với 300 lượt nôngdân tham gia. Ngoài ra, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở còn tham gia theo dõi,tư vấn kỹ thuật các mô hình tại địa phương như: mô hình trồng cà chua ghép;ghép cải tạo cà phê; cải tạo giống lúa thuần địa phương; chăn nuôi heo rừng;nuôi hươu, nai…

Có thể nói, qua quátrình thực hiện mô hình, các hộ dân tham gia có cơ hội tiếp cận khoa học kỹthuật, có thêm thông tin về một số giống cây, con mới mang lại hiệu quả kinh tếcao, đồng thời tạo điều kiện cho người trồng trọt, chăn nuôi rút ra bài họckinh nghiệm trong quá trình sản xuất.

Với chức năng, nhiệmvụ được giao, đội ngũ khuyến nông cơ sở đã làm tốt công tác tham mưu cho chínhquyền địa phương, Trạm KN-KN huyện trong công tác triển khai các hoạt độngkhuyến nông, chỉ đạo và điều hành sản xuất nông nghiệp trên từng địa bàn thôngqua báo cáo tình hình hoạt động cũng như các phát sinh về hạn hán, dịch bệnh…để huyện có biện pháp xử lý kịp thời.

Đặc biệt, với các môhình sản xuất, tài liệu hướng dẫn kỷ thuật trồng trọt chăn nuôi thiết thực dokhuyến nông cơ sở cung cấp đã giúp cho bà con dễ dàng tiếp thu, áp dụng vàothực tế đồng ruộng, góp phần nâng cao năng suất, thu nhập.

Văn Tâm