Sáng chế của nông dân không dễ thương mại hóa

Kinh tế - Ngày đăng : 09:36, 04/07/2013

Được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ nhiều năm, nhưng hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh vẫn đang loay hoay trong việc mở rộng và phát triển các sáng chế của mình trên thị trường. Trong đó, vốn và kỹ thuật là những điều đang khiến họ trăn trở nhất...

Được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ nhiều năm, nhưnghiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh vẫn đang loay hoay trong việc mởrộng và phát triển các sáng chế của mình trên thị trường. Trong đó, vốn và kỹthuật là những điều đang khiến họ trăn trở nhất.



Nôngdân Nguyễn Đức Thống, xã Đắk Wer (Đắk R'lấp) với máy hái cà phê do mình sángchế


Những sáng chế không… bằng cấp

Theo Sở Khoa học &Công nghệ thì hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 sáng chế đã được Cục Sở hữu trítuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu trítuệ. Đó là “Hệ thống kết nối cầu sau cho máy cày tay” của ông Ngô Viết Hường ởxã Đức Minh (Đắk Mil); "Máy hái cà phê bằng tay" của anh Nguyễn ĐứcThống ở xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) và "Tua bin phát điện bằng thủy lực"của ông Ngô Văn Quýnh ở xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa).

Trong thời gian qua,những sáng chế này đã được ứng dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả kinh tếthiết thực cho nông dân trong và ngoài tỉnh. Trong đó, "Hệ thống kết nốicầu sau cho máy cày tay" của ông Hường đã giúp cho việc vận chuyển nôngsản, phân bón của bà con được thuận tiện hơn, nhất là khi mùa mưa tới.

Chiếc “Máy hái cà phêbằng tay" của anh Thống cũng đã giảm được rất nhiều công lao động và thờigian thu hoạch của nông dân khi vào mùa hái cà phê. Hay như “Tua bin phát điệnbằng thủy lực” của ông Quýnh cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề thiếu điệnthắp sáng, sinh hoạt cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có điện lướiquốc gia vươn tới…

Đặc biệt là tất cảnhững sáng chế này đều đã được hình thành trên sự mày mò, tìm tòi và tự nghiêncứu của những nông dân chân đất. Các tác giả đều chưa hề trải qua một trườnglớp đào tạo nào về chuyên môn, nhưng những sáng chế của họ đã được thực tiễncông nhận và các nhà khoa học đánh giá cao khi tham gia tại các hội chợ, triểnlãm ở khu vực và cả nước…

Khó khăn khi thương mại hóa

Tính mới, sáng tạo vàhiệu quả kinh tế của các sáng chế đã được mọi người thừa nhận, nhưng hiện nay,để những sáng chế này phát triển sâu rộng trên thị trường thì đang còn gặp rấtnhiều khó khăn.

Đơn cử như “Tua binphát điện bằng thủy lực” do ông Quýnh chế tạo. Biết là có nhiều rủi ro và mạohiểm, nhưng ông Quýnh vẫn quyết tâm dồn hết mọi vốn liếng, tài sản của gia đìnhcho việc làm nhà xưởng và mua sắm máy móc, thiết bị để xây dựng dây chuyền sảnxuất các tua bin. Được biết, số vốn đầu tư sẽ lên tới trên 5 tỷ đồng, nhưng ôngchỉ có thể huy động được gần một nửa, số còn lại thì đang chờ vào việc bảo vệthành công đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tua bin “thủy lựcxanh”.

Theo ông Quýnh thì nếuđề tài này bảo vệ thành công sẽ được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốcgia (Bộ Khoa học & Công nghệ) hỗ trợ 30% số vốn để chế tạo và hoàn thiệnsản phẩm. Còn lại 70% trong tổng số tiền đầu tư cho thiết bị sẽ được Quỹ đứngra tín chấp để vay vốn phục vụ cho việc sản xuất từ các ngân hàng thương mại…

Hiện tại, doanh nghiệpcủa ông đã có nhiều nơi đến đặt hàng, nhưng do thiếu vốn đầu tư nên ông mới chỉdám nhận làm 1 tua bin phát điện 1,5MW cho một công ty thủy điện tư nhân ở LâmĐồng. Cũng vì không thiếu vốn nên doanh nghiệp cũng chưa có điều kiện để tuyểnthêm nhân công, mà tất cả các công đoạn chế tạo sản phẩm phần lớn đều do mộtmình ông đảm nhận.

Hoặc “Máy hái cà phêbằng tay” của anh Thống cũng không ngoại lệ. Mặc dù bà con trong vùng đến đặthàng rất nhiều, nhưng anh cũng chỉ nhận làm với số lượng ít. Vì làm theo kiểudáng, mẫu mã của bà con đặt nên mỗi lần chế tạo lại phải thay đổi dây chuyềnsản xuất. Điều này không chỉ mất nhiều thời gian, mà còn phải chịu thêm mộtkhoản chi phí khác.

Hơn nữa, do chưa quamột khóa đào tạo nào nên những kiến thức của anh về điện hay về thị trường kinhdoanh chưa được trang bị đầy đủ, nên khó giúp sáng chế của mình ngày một hoànthiện hơn… Hay như sáng chế của ông Hường cũng vậy, hiện tại, ông chỉ lên bản vẽrồi mang đi chế tạo ở tận TP. Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ khiến giá thànhlên cao, mà nguy cơ sản phẩm bị làm nhái cũng không thể lường trước được…


ÔngNgô Văn Quýnh đang gặp nhiều khó khăn về vốn khi đầu tư xây dựng dây chuyền sảnxuất tua bin phát điện bằng thủy lực


Phải trông chờ vào kinh phí hỗ trợ

Theo ông Trần ViếtHùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ thì để các sáng chế của nông dântrong tỉnh được mở rộng và phát triển mạnh trên thị trường là điều không dễdàng. Các tác giả không thể tự đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất đồng loạtsản phẩm được do vốn ít, kỹ thuật chuyên ngành lại hạn chế mà chỉ sáng chế trênsự tìm tòi và những gì nhìn thấy được.

Còn những yếu tố liênquan tới sản phẩm như: chất liệu, môi trường, độ bền…thì họ chưa trang bị đượcnên tính hoàn thiện của sản phẩm chưa cao. Về phía tỉnh, hiện nay cũng chưa cómột cơ chế nào để khuyến khích các sáng chế có thể phát triển, do số lượng cònquá ít. Vì vậy, hiện tại, để tổ chức sản xuất, các sáng chế này cần phải huyđộng được các nguồn kinh phí hỗ trợ.

Cụ thể như từ nguồnQuỹ khuyến công địa phương và Quỹ khuyến công quốc gia của Trung tâm Khuyếncông & Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương). Hoặc thông qua việchỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đổimới công nghệ theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

Bài, ảnh:Lê Dung