Hiệu quả từ xen canh cây trồng

Kinh tế - Ngày đăng : 09:45, 08/07/2013

Gia đình ông Vũ Chí Bình ở thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong) trồng dâu nuôi tằm xen canh với cây cà phê từ nhiều năm nay cho biết: “Do điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng phù hợp, cộng với kinh nghiệm học hỏi được từ nơi khác, tôi đã chọn cây dâu tằm để trồng xen với cà phê...

Gia đình ông Vũ ChíBình ở thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong) trồng dâu nuôi tằm xen canh với cây càphê từ nhiều năm nay cho biết: “Do điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng phùhợp, cộng với kinh nghiệm học hỏi được từ nơi khác, tôi đã chọn cây dâu tằm đểtrồng xen với cà phê. Hiện tại, mỗi tháng từ việc trồng dâu nuôi tằm, tôi thuthêm được gần 30 triệu đồng. Có thêm vốn, tôi có thể đầu tư chăm sóc cho cà phêtốt hơn nên năm nào năng suất cũng đạt khá”.



Trồngcà phê xen sầu riêng phát huy hiệu quả trên cùng một diện tích đất cao hơntrồng độc canh


Tương tự, gia đình anhTrịnh Ngọc Võ, ở thôn 4, cùng xã có 2 ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh,mấy năm trước đã trồng thêm tiêu và các loại cây ăn trái như sầu riêng, chuốitrong vườn cà phê. Đến nay, các loại cây ăn trái đã bắt đầu cho thu hoạch,trong khi năng suất cà phê vẫn giữ ổn định khoảng 3 tấn/ha.

Anh Võ cho biết: “Việctrồng xen canh không chỉ làm tăng thêm thu nhập mà còn giảm công lao động, giảmchi phí nước tưới, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư. Các loại cây ăn trái còn có tácdụng che bóng mát, chắn gió cho nhau, giúp tăng năng suất, chất lượng câytrồng. Vụ vừa qua, trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng.Với đà phát triển như hiện nay thì thời gian tới, vườn cây của gia đình tôichắc chắn sẽ còn cho thu nhập gấp nhiều lần”.

Theo Phòng Nông nghiệpvà PTNT huyện Đắk Glong thì việc xen canh cây trồng hiện nay đang được rấtnhiều bà con trên địa bàn huyện áp dụng vì đã đem lại những hiệu quả thiết thựctrong sản xuất. Nhiều mô hình đã có kết quả cao và đang được nhân rộng nhưtrồng đậu phụng xen sắn.

Thông thường, bà contrồng xen vào tháng 4 và5 với mật độ là2 hàng đậu phụng xen giữa 2 hàng sắn, năng suất bình quân đậu phụng đạt 19,1tạ/ha, và sắn 23,6 tấn/ha. Đây cũng là mô hình canh tác cây sắn trên đất dốcnhằm sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

Còn tại một số địaphương khác, việc xen canh cây trồng cũng được nông dân áp dụng rộng rãi. Điểnhình như tại huyện Đắk Mil, ước tính đến nay, toàn huyện có khoảng 500 ha câyăn quả trồng xen canh trong vườn cà phê, trong đó đa phần là các loại cây cógiá trị kinh tế cao như bơ và sầu riêng.

Theo ý kiến của các hộdân, so với trồng độc canh, thì việc xen canh một số cây trồng trong vườn càphê hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ tận dụng được đất trống, hạn chế cỏ dại. Bêncạnh đó, nhiều loại cây như bơ, sầu riêng còn có tác dụng giữ nguồn nước ngầmnên mỗi năm thay vì tưới nước 4-5 lần, nay chỉ cần tưới 1-2 lần, có thể tiếtkiệm chi phí tưới.

Theo Sở Nông nghiệp vàPTNT thì thời gian qua, nông dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc xencanh các loại cây trồng như: dâu tằm-cà phê; đậu phụng-sắn; ngô-đậu; bơ-càphê-sầu riêng… Qua ghi nhận, các loại hình thức xen canh cây trồng đều đem lạihiệu quả cao, vừa tăng thu nhập cho nông dân vừa bảo đảm canh tác trên đất dốcbền vững. Có thể trồng các loại rau với các loại cây ngũ cốc, nhằm khai tháctối đa dưỡng chất trong đất, giúp đất thu hồi chất đạm nhờ quá trình phân hủylá cây và các chất thải nông nghiệp.

Thời gian qua, ngànhcũng thường xuyên khuyến cáo nông dân nên trồng xen các loại cây trồng nhằmphát huy hiệu quả canh tác trên cùng một diện tích đất, hạn chế sâu bệnh và tạohệ sinh thái bền vững cho các vườn cây. Trong năm 2013, ngành cũng đang tiếnhành triển khai xây dựng mô hình trình diễn trồng bơ xen cà phê với quy mô 19,5ha tại 3 huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp và Krông Nô nhằm tuyên truyền, hướng dẫn nôngdân áp dụng hiệu quả hơn.

Bài, ảnh: Thùy Dương