Hướng đến nền kinh tế xanh để phát triển bền vững

Kinh tế - Ngày đăng : 08:51, 08/08/2013

Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và những cảnh báo về giới hạn khai thác tài nguyên và hệ sinh thái...

Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã liêntiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và những cảnh báo vềgiới hạn khai thác tài nguyên và hệ sinh thái. Thực tế này đòi hỏi nhiều quốcgia phải chuyển dịch mô hình tăng trưởng hiện có. Theo đó, hướng tiếp cận “nềnkinh tế xanh” đang được quan tâm và phát triển.



ÔngNgô Văn Quỳnh ở xã Đắk R'moan (Gia Nghĩa) bên tua bin thủy lực. Ảnh: Hữu Phúc


Khái niệm nền “kinh tế xanh”

Chương trình Môitrường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa nền “kinh tế xanh” là: “Nền kinh tế nângcao đời sống con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đángkể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. Nói một cách đơngiản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên vàhướng tới công bằng xã hội.

Trong nền “kinh tếxanh”, tăng trưởng về thu nhập và việc làm được tạo ra thông qua những khoảnđầu tư của nhà nước và tư nhân nhằm giảm thiểu phát thải các-bon, giảm ô nhiễm,sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học.Đường lối phát triển phải hướng vào duy trì, cải thiện nguồn vốn tự nhiên vàphục hồi nếu cần thiết, bởi đây là tài sản kinh tế quan trọng và là nguồn lợichung, đặc biệt đối với những người nghèo bởi sinh kế và an sinh của họ phụthuộc nhiều vào tự nhiên.

Đầu tư để xanh hóa nền kinh tế

Để chuyển dịch sangnền kinh tế xanh phải vượt qua những thách thức nào và còn cách nền kinh tếxanh bao xa? Để trả lời câu hỏi này, nhìn lại một phần tư thế kỷ qua, nền kinhtế thế giới đã tăng trưởng, đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu người. Tuynhiên, 60% các hàng hóa và hệ sinh thái của thế giới, là cơ sở sinh kế quantrọng lại đang xuống cấp hoặc đang bị sử dụng thiếu bền vững.

Nguyên nhân là do tăngtrưởng kinh tế trong hàng thế kỷ qua đều chủ yếu thông qua khai thác tài nguyênthiên nhiên, không chú ý nhiều tới khả năng tự tái tạo, khiến hệ sinh thái đangngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, bước quá độ sang nền kinh tế xanh ởcác quốc gia rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù về vốn tự nhiên và vốn conngười, cũng như việc nhận thức, trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

Thực tế cho thấy, mộtsố nước đạt mức phát triển con người ở trình độ cao, nhưng thường phải trả giábằng nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và mức phát thải khínhà kính cao. Thách thức đặt ra đối với các nước này là giảm thiểu dấu chân hệsinh thái cá nhân mà không giảm chất lượng cuộc sống.

Trong khi nhiều quốcgia duy trì dấu chân sinh thái trên đầu người ở mức thấp, nhưng cần nâng caochất lượng dịch vụ và vật chất cho người dân. Thách thức đặt ra với các quốcgia này lại là đạt được mục tiêu phát triển, đồng thời không tăng quá mức dấuchân sinh thái. Hầu như tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với một trong haithách thức trên.

Để chuyển đổi thànhcông sang nền “kinh tế xanh” cần đặc biệt phải chú ý tới khung chính sách hỗtrợ phù hợp. Khung chính sách này bao gồm các biện pháp tài chính và cải cáchchính sách quốc gia, hợp tác quốc tế thông qua thương mại, viện trợ, phát triểnthị trường, hỗ trợ xây dựng năng lực và những bước cần thiết để vận động tàichính cho quá trình chuyển đổi.

Cụ thể: Thiết lậpnhững khuôn khổ pháp lý phù hợp. Ưu tiên đầu tư và chi tiêu của chính phủ trongnhững lĩnh vực kích thích xanh hóa các thành phần kinh tế. Hạn chế chi tiêutrong những lĩnh vực làm cạn kiệt vốn tự nhiên. Sử dụng thuế, các công cụ dựavào thị trường để thay đổi ưu tiên của người tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xanh vàcải tiến. Đầu tư vào nâng cao năng lực. Tăng cường quản trị quốc tế. Bảo đảmtài chính cho quá trình chuyển đổi sang nền “kinh tế xanh”.

Hướng tới nền “kinh tế xanh” ở Việt Nam

Nền kinh tế Việt Namthời gian qua theo mô hình nền “kinh tế nâu”, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khaithác tài nguyên với hiệu quả sử dụng thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ônhiễm môi trường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu… Hướng chuyển dịch sang môhình nền “kinh tế xanh” là phương án lựa chọn tối ưu cho sự phát triển bền vữngvà xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam.

Để áp dụng mô hìnhmới, các nhà nghiên cứu đề xuất phương hướng chuyển dịch sang nền “kinh tếxanh” theo hướng thân thiện với môi trường, hạn chế những ngành gây ô nhiễm, cơcấu kinh tế vùng dựa trên các hệ sinh thái, phát triển hàng hóa, dịch vụ môitrường và năng lượng sạch…

Đồng thời, đẩy mạnhviệc chuyển giao công nghệ môi trường, đầu tư phát triển một số ngành kinh tếxanh mũi nhọn như nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế,năng lượng tái tạo, sinh học, tái sinh rừng tự nhiên…

Mặt khác, định hìnhnhững khó khăn trước mắt và lâu dài, khách quan và chủ quan để sớm thay đổinhận thức, thiết lập hành lang pháp lý, chính sách mở đường cho “kinh tế xanh”,nhất là sự nhận thức của việc chuyển sang mô hình “kinh tế xanh” sẽ mang lạihiệu quả lâu dài cho nền kinh tế của đất nước.

Vận dụng kinh nghiệmquốc tế phân tích ở các phần trên, Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Namđang được xây dựng và cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số nước đi trước,cộng đồng quốc tế, sự chuyển dịch sang nền “kinh tế xanh” ở Việt Nam đã cónhững bước đi ban đầu như đã và đang xây dựng, đưa vào vận hành nhiều côngtrình thủy điện nhỏ, phong điện, sử dụng khí ga ở bãi chôn lấp rác để phátđiện, sử dụng ni-lông phế thải trong xây dựng, áp dụng cơ chế phát triển sạch,sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học trong chăn nuôi, phụ phẩm rơm, rạ làmnấm, phân hữu cơ, tăng cường trồng và tái sinh rừng, kiểm soát nhằm hạn chế phárừng.

Đặc biệt, đã có đềxuất “Tạm đóng cửa rừng tự nhiên” góp phần giảm phát thải GHG. Tháng 10/2012,Đức đã hỗ trợ Việt Nam 272triệu euro cho xây dựng “kinh tế xanh” nên càng kích lệ Việt Nam chuyển dịchsang mô hình kinh tế này.

Từ tháng 8/2011, Chínhphủ đã cho thành lập Tổ công tác xây dựng Khung chiến lược tăng trưởng xanh.Mục tiêu tổng quát mà dự thảo khung chiến lược đề xuất là Việt Nam hình thànhvề cơ bản cơ sở kinh tế, xã hội và khoa học, công nghệ để thực hiện tăng trưởngxanh, ít các-bon, xây dựng cơ cấu kinh tế hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường,áp dụng ngày càng nhiều công nghệ xanh, hình thành lối sống xanh và tiêu dùngbền vững.

Các mục tiêu cụ thểđến năm 2020 được đề ra, trong đó tập trung vào 3 mục tiêu chủ yếu đổi mới môhình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế: Giảm GHG và tăng cường sử dụng nănglượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúcđẩy tiêu dùng bền vững. Với tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiết lập được đầy đủ nềntảng vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực và thể chế phù hợp để phổ biến và thựchiện triệt để các phương thức tăng trưởng xanh.

Chiến lược cũng xácđịnh một số chỉ tiêu định lượng như tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng lượngtái tạo, giảm phát thải trong nông nghiệp; sản xuất sạch hơn; tỷ lệ phần trămđầu tư cho môi trường; GDP xanh. Các giải pháp, lựa chọn chính sách như tái cấutrúc kinh tế, công nghệ, tài chính; tổ chức chỉ đạo, giám sát, xử lý vi phạm,lồng ghép… sẽ được thực hiện. Khi Khung chiến lược tăng trưởng xanh hoàn thànhsẽ mở ra triển vọng và đặt nền móng cho phát triển nền “kinh tế xanh” ở Việt Nam.

- Theo ước tính, cạnkiệt thủy sản gây thiệt hại về kinh tế là 50 tỷ USD/năm, tương đương hơn mộtnửa giá trị thương mại thủy sản toàn cầu.

- Singapore là nước đầutiên trên thế giới đã sử dụng thuế đường bộ vào những năm 1980 và hiện đang điđầu trong việc sử dụng các công cụ lượng giá khi giải quyết các vấn đề rác thảivà nước. Việc định giá ô nhiễm đã khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm nhữnggiải pháp cải tiến và sử dụng các công nghệ mới thay thế sạch hơn. Ví dụ, ởThụy Điển, khi áp dụng thuế phát thải khí NOx, tỷ lệ áp dụng các công nghệ giảmô nhiễm gia tăng đáng kể từ 7% trước khi thuế tăng lên 62% doanh nghiệp trongnăm tiếp theo.


Nguồn: Viện Tài nguyênnước và Môi trường Đông Nam Á