Long Sơn, kinh tế phát triển nhờ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi

Kinh tế - Ngày đăng : 14:15, 09/08/2013

Xã Long Sơn (Đắk Mil) hiện có hơn 2.000 ha đất nông nghiệp, trong đó, diện tích cây trồng hằng năm là gần 1.200 ha. Với lợi thế đất nông nghiệp tương đối thuận lợi, những năm qua, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, trong đó, chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị sử dụng đất...

Xã Long Sơn (Đắk Mil)hiện có hơn 2.000 ha đất nông nghiệp, trong đó, diện tích cây trồng hằng năm làgần 1.200 ha. Với lợi thế đất nông nghiệp tương đối thuận lợi, những năm qua,chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế,trong đó, chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng caogiá trị sử dụng đất.



Giốnglúa RVT có năng suất cao đã được người dân xã Long Sơn đưa vào gieo trồng


Theo đó, hàng năm, xãđều có nghị quyết chuyên đề về phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hiệuquả nhất. Các giống lúa lai Nhị ưu 838, RVT, SYN6, ngô lai LVN 14, DK 414,C919, đậu tươngDT26…cho năng suất caođược bà con từng bước đưa vào sản xuất và thay thế cho những giống cũ của địaphương đã bị thoái hóa. Không những vậy, các loại hoa màu như đậu phụng, dưaleo, các loại rau cũng được địa phương hướng dẫn bà con trồng xen canh trên đấtmột vụ lúa và đất chuyên màu.

Ngoài việc chú trọngvào cây trồng ngắn ngày, được sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng về cho vay vốnưu đãi, nông dân đã mạnh dạn trồng và mở rộng diện tích các loại cây trồng lâunăm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su…bước đầu mang lại hiệu quả khá…

Quan trọng hơn, đểnâng cao kiến thức sản xuất nông nghiệp cho người dân, xã cũng quan tâm phốihợp với ngành chức năng, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật bố trícây trồng hợp lý, chuyển giao các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trêncây trồng… Nhờ vậy, bà con không chỉ được canh tác những giống cây trồng hợplý, mà còn khá thuần thục với các biện pháp chăm sóc để nâng cao giá trị kinhtế.

Chị Lương Thị Thanh, ởthôn Nam Sơn cho biết: “Cách đây mấy năm, do tập quán canh tác lạc hậu, nên giađình tôi chỉ biết trồng các giống ngô địa phương trên toàn bộ diện tích đất củagia đình, nên năng suất rất kém. Còn những mùa vụ gần đây, được cán bộ xã vậnđộng chuyển đổi giống cây trồng phù hợp, gia đình tôi đã sử dụng giống lúa RVTvào sản xuất ở những vùng đất trũng cũng như dùng giống ngô lai để trồng nênnăng suất, sản lượng cao hơn hẳn. Vì vậy, hiện nay gia đình tôi không nhữngthoát được nghèo mà còn có tích lũy để đầu tư cho con em được đi học cao hơn”.

Cùng với trồng trọtthì chăn nuôi cũng được chính quyền và người dân chú trọng. Tận dụng phế phẩmtừ các sản phẩm nông nghiệp như ngô, lúa, đậu tương…, người dân đã đầu tư, mởrộng cả về quy mô và số lượng việc chăn nuôi các loại gia súc. Hiện tại, tổngđàn vật nuôi tại địa bàn là hơn 1.200 con, trong đó, chủ yếu là bò, heo. Điềuđáng mừng, có nhiều hộ gia đình nhờ chăn nuôi không những thoát được nghèo màcòn vươn lên xây dựng cuộc sống rất khá giả.

Ông Trịnh Văn Bàn, ởthôn Tây Sơn phấn khởi cho biết: “Tận dụng nguồn thức ăn dồi dào, năm 2010, giađình tôi mạnh dạn đầu tư vốn vào mua 6 con bò giống về nuôi. Trong quá trìnhchăn nuôi, được cán bộ chuyên môn của xã thường xuyên hướng dẫn, tư vấn cáchchăm sóc, phòng bệnh hợp lý nên đàn bò luôn phát triển khỏe mạnh. Hiện tại, mỗinăm, sau khi trừ chi phí, đàn bò 13 con luôn mang lại cho gia đình nguồn thunhập trên 120 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập ổn định này, gia đình đang tiếp tụcđầu tư thêm chuồng trại để nâng cao số lượng, nhằm phát triển chăn nuôi theohướng trang trại”.

Theo ông Trần Xuân Hà,Chủ tịch UBND xã Long Sơn thì bằng việc chú trọng chuyển đổi nhiều giống câytrồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng tạiđịa phương, những năm gần đây, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, gópphần xóa đói, giảm nghèo, có cuộc sống ổn định hơn. Hiện nay, số hộ nghèo trongxã đã được giảm xuống còn 41 hộ, mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12triệu đồng/người/năm, tăng lên rất nhiều so với những năm về trước.

Hiện tại, ngoài nhữnggiống cây trồng, vật nuôi có giá trị đã được người dân đưa vào sản xuất, chínhquyền xã đang phối hợp với các phòng chức năng của huyện triển khai nhiều giốngcây trồng có hiệu quả khác như bơ cao sản, mít Thái trên đất đồi dốc. Việcthành lập các tổ hợp tác về chăn nuôi heo, bò…để nông dân có thể gắn kết, giúpđỡ nhau trong sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế cũng đang được xúc tiến.

Bài, ảnh:Nguyễn Lương