Krông Nô đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học

Chính trị - Ngày đăng : 10:29, 09/06/2010

Trong Đề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012, huyện Krông Nô được tỉnh phê duyệt xây dựng mới 56 phòng học và 4 nhà công vụ cho giáo viên với tổng kinh phí gần 13 tỷ đồng...

TrongĐề án kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012,huyện Krông Nô được tỉnh phê duyệt xây dựng mới 56 phòng học và 4 nhà công vụcho giáo viên với tổng kinh phí gần 13 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Tráiphiếu Chính phủ gần 11 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn từ ngân sách địa phương vàvốn huy động từ các tổ chức xã hội. Đến nay, huyện đã hoàn thành và đưa vào sửdụng 26 phòng học và 4 nhà công vụ cho giáo viên. Năm 2010, huyện đã khởi côngxây dựng 30 phòng học còn lại tại các trường: Trường Tiểu học Lê Lợi (xã NamXuân), Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Đắk Sô), Trường THCS Nam Đà (xã NamĐà), Trường THCS Quảng Phú (xã Quảng Phú), và Trường Mầm non thị trấn Đắk Mâm.


Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, xã Đắk D’rô (Krông Nô) đang được xâydựng

Theo ông Y Bông A, Phó Chủ tịch UBNDhuyện Krông Nô thì ngay từ khi có chủ trương thực hiện Đề án kiên cố hóatrường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, UBND huyện đãthành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án, chỉ đạo các xã, thị trấn thành lậpcác Ban giám sát thực hiện đề án. Theo đó, Đề án được huyện triển khai đồng bộđến các cơ sở giáo dục từ bậc học mầm non đến các cấp học phổ thông, ưu tiêncác xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, các xã nghèo, vùng đông đồng bàodân tộc thiểu số. Sau hai năm thực hiện đề án, về căn bản, mạng lưới giáo dụccủa huyện đã dần được hoàn thiện, xóa bỏ được các trường học tranh tre, nứa lá,phòng học xây dựng tạm, các phòng học đang xuống cấp nặng... Các phòng học mớiđược đưa vào sử dụng đã giải quyết được tình trạng thiếu phòng học cho họcsinh, đáp ứng được yêu cầu dạy và học của các cấp học trên địa bàn huyện. Điểnhình như ở xã Nam Nung, ngày trước, trên địa bàn xã chưa có trường cấp II, nênhọc sinh trong xã phải học tại trường cấp II của xã Nâm N’Đir. Năm học2009-2010, Trường THCS Nam Nung được hoàn thành và đưa vào sử dụng với 8 phònghọc, kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng nên đã giải quyết được nhu cầu đi học của con emtrong xã. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh bỏ học trên địa bàn xã giảm đáng kể. Các phònghọc mới đều được xây dựng kiên cố, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, ánhsáng theo quy định của Bộ Giáo dục. Đồng thời, huyện còn kết hợp kiên cố hóatrường, lớp học với việc quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn toàn huyệnvà xây dựng trường chuẩn quốc gia, giải quyết nhà công vụ cho giáo viên ở cácxã vùng sâu, vùng xa. Theo đánh giá của ngành Giáo dục địa phương, kết quả từviệc thực hiện tốt Đề án là điều kiện quan trọng thúc đẩy phong trào xây dựngtrường chuẩn Quốc gia. Đến nay, toàn huyện có 7 trường được công nhận đạt chuẩnQuốc gia, có 12/12 xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học. Năm2008, huyện được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dụcTHCS.

Ông Mai Văn Hùng, Giám đốc Ban quản lýcác dự án huyện Krông Nô cho biết: “Trong hai năm qua, với sự nỗ lực của ngànhGiáo dục địa phương cùng với sự đồng thuận của người dân trong huyện nên huyệnKrông Nô đã làm tốt công tác đầu tư xây dựng các trường học trên địa bàn. Tuynhiên, khi triển khai thực hiện Đề án, huyện cũng gặp phải nhiều khó khăn,vướng mắc như một số trường có trong danh mục đầu tư của Đề án ở khu vực xatrung tâm, các công trình hầu như đều được xây dựng trong mùa hè, đây là thờigian mưa kéo dài nên điều kiện phục vụ thi công gặp nhiều khó khăn. Bên cạnhđó, còn do những nguyên nhân như thủ tục đầu tư xây dựng còn rườm rà, giá cảnguyên vật liệu biến động liên tục, gây khó khăn trong việc lập dự toán, xácđịnh giá dự thầu và quyết định giá trúng thầu... Mặc dù vậy, huyện đang quyếttâm phấn đấu hoàn thành các phòng học còn lại thuộc dự án truớc mùa khai giảngnăm học 2010-2011”.

Bài, ảnh:Vũ Trang